Tổng quan về Gabapentin (Neurontin) 

Gabapentin là hoạt chất thuộc nhóm chống động kinh và giảm đau thần kinh có cấu trúc giống GABA. Thuốc có cơ chế tác động đến các hóa chất và các dây thần kinh gây đau, co giật trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đau và chống co giật. Nhờ cơ chế đó, Gabapentin được sử dụng cho những trường hợp sau: 

  • Sử dụng chính cho các trường hợp động kinh, chống co giật.
  • Các trường hợp đau thần kinh như viêm các dây thần kinh ngoại biên sau bệnh zona, đau dây thần kinh do đái tháo đường. 

Các biệt dược chứa Gabapentin như Neurontin, Begaba 300, Bineurox, Duogab, Epigaba 300, Gabafix,. Hiện nay trên thị trường có các dạng thuốc và hàm lượng như: 

  • Viên nang 100mg, 300mg, 400mg.
  • Viên nén, viên nén bao phim: 600mg, 800mg. 
  • Dung dịch uống: 250mg/5ml. 

gabapentin-neurontin-va-nhung-cach-su-dung-hieu-qua.webp

Gabapentin (Neurontin) và những cách sử dụng hiệu quả 

Hướng dẫn dùng thuốc Gabapentin 

Để đảm bảo Gabapentin đem lại được hiệu quả khi sử dụng, hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Những thông tin liên quan đến cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất hướng dẫn.

Liều dùng và cách dùng 

Để sử dụng thuốc Gabapentin, bạn cần uống thuốc với nước và sử dụng đều đặn hàng ngày. Có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Nếu chỉ uống nửa liều so với viên thuốc, bạn có thể bẻ thuốc ra làm đôi và dùng phần còn lại vào liệu trình tiếp theo. 

Đối với dạng dung dịch, bạn cần lưu ý sử dụng dụng cụ định lượng, nếu không, có thể thay thế bằng ống tiêm để đo đúng lượng cần dùng. Không sử dụng các loại dụng cụ trong nhà bếp để đong thuốc.

Tùy từng bệnh lý và đối tượng sử dụng Gabapentin mà liều dùng của Gabapentin sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều trị động kinh ở người lớn:

  • Liều đầu 300mg đường uống ngày đầu tiên, 300mg uống 2 lần vào ngày thứ hai và 300mg uống 3 lần vào ngày thứ ba. 
  • Liều duy trì: 900 - 1800mg chia làm 3 lần. Nếu cần có thể tăng 300 - 400mg viên nang 3 lần/ngày, tối đa 1.800 mg/ngày. 
  • Với liều 3.600 mg/ngày được áp dụng với 1 lượng nhỏ người bệnh và điều trị thời gian ngắn, có khả năng dung nạp thuốc tốt. 
  • Thời gian uống với liều 3 lần/ngày không được cách nhau quá 12 giờ. 

Điều trị động kinh cho trẻ từ 3 tuổi - dưới 12 tuổi: 

  • Liều khởi phát: 10-15mg/kg/ngày chia làm 3 lần. 
  • Với trẻ 5 tuổi trở lên thì liều hiệu quả là 25 - 35 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
  • Nếu trẻ ở độ tuổi khoảng 3 - 4 tuổi thì liều nên là 40mg/kg/ngày và chia làm 3 liều.
  • Thời gian uống với liều 3 lần/ngày thì không được cách nhau quá 12 giờ. 

Điều trị động kinh cho trẻ từ 12 tuổi: 

  • Liều khởi phát: 300mg ngày đầu tiên và 300mg uống 2 lần vào ngày thứ 2, sau đó 300mg uống 3 lần vào ngày thứ ba. 
  • Liều duy trì thì vào khoảng 900-1800 mg đường uống, nên chia làm 3 lần. Ngoài ra, tùy từng trường hợp có thể tăng liều với 300 - 400mg uống 3 lần/ ngày, tối đa 1.800 mg/ngày. 
  • Thời gian uống không được cách nhau quá 12 giờ với liều 3 lần/ngày. 

Điều trị đau sau zona ở người lớn:

  • Liều khởi phát: 300mg ngày đầu tiếp theo là 300mg uống 2 lần vào ngày thứ hai và 300mg sử dụng 3 lần vào ngày thứ ba. 
  • Ngoài ra người bệnh có thể tăng liều lên đến 1.800 mg khi cần thiết nếu như muốn giảm đau. 
  • Liều duy trì: 900-1.800 mg đường uống, chia làm 3 lần trong ngày. 

Với trường hợp bị hội chứng chân bồn chồn: viên nén phóng thích kéo dài Gabapentin với liều lượng 600mg uống 1 lần/ngày kèm thức ăn vào 5 giờ chiều. 

hay-su-dung-gabapentin-dung-lieu-luong-phu-hop-voi-moi-nguoi-benh.webp

Hãy sử dụng Gabapentin đúng liều lượng phù hợp với mỗi người bệnh

Xử lý khi quên/quá liều 

Khi quên liều/quá liều thì người bệnh luôn loay hoay không biết xử lý như thế nào. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp người bệnh khi rơi vào tình huống đó. 

Xử lý khi quên liều 

Với trường hợp quên liều thì hãy bổ sung lập tức, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần đến liều tiếp theo (trong 12 giờ), thì hãy bỏ qua liều quên đó và tiếp tục sử dụng như liệu trình ban đầu. Không nên dùng 2 liều Gabapentin trong một lần.  

Xử lý khi quá liều 

Quá liều Gabapentin có thể dẫn đến ngộ độc Gabapentin và có một số triệu chứng nguy hiểm. Nếu bạn sử dụng quá liều Gabapentin, xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, hãy liên hệ với trung tâm y tế hoặc cấp cứu gần nhất. Tuyệt đối không tự ý can thiệp giải ngộ độc thuốc tại nhà. Với trường hợp quá liều và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: 

  • Gây ảo giác, lú lẫn, nói líu ríu
  • Hôn mê, tiêu chảy 
  • Nhịp thở nông, chậm.

>>>XEM THÊM: Thuốc Diclofenac giảm đau, chống viêm và 6 điều cần lưu ý

Tác dụng phụ của thuốc Gabapentin 

Gabapentin có tác dụng tốt trong việc điều trị các cơn động kinh, đau dây thần kinh bệnh zona. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rất nhiều các tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe người dùng bao gồm: 

Thường gặp:

  • Trên hệ thần kinh: mất phối hợp vận động, rung giật nhãn cầu, mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt đối với trẻ từ 3-12 tuổi thì có thể lo âu, cảm xúc thay đổi thất thường ( quấy khóc, kích động, chống đối,..).
  • Trên hệ tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón,..
  • Trên tim mạch: phù mạch ngoại biên 
  • Trên hệ hô hấp: viêm đường hô hấp trên, viêm phổi,..
  • Trên da: mẩn ngứa, ban da
  • Trên mắt: giảm thị lực, hoa mắt 
  • Trên hệ cơ xương: đau cơ, đau xương khớp.

Ít gặp: mất trí nhớ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, mất hoặc rối loạn vị giác, hạ huyết áp, đau thắt ngực, tăng cân, gan to, …

Hiếm gặp: liệt dây thần kinh, rối loạn nhân cách, loét dạ dày-tá tràng, viêm sụn, loãng xương, giảm bạch cầu, sốt, rét run,...

Tác dụng phụ nguy hiểm

Nếu gặp bất kỳ phản ứng nào sau đây, cần dừng thuốc và liên hệ với bác sĩ, trung tâm cấp cứu ngay lập tức. Bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Phát ban da, nổi mề đay, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc môi. Khó thở, sốt, sưng hạch. Ngoài ra có thể kèm đau cơ, bầm tím bất thường, suy nhược cơ thể, vàng da, vàng mắt hoặc đau bụng trên.
  • Bệnh chuyển biến trầm trọng hơn: Tâm trạng, hành vi bị thay đổi bất thường. Xuất hiện các cơn hoảng loạn, lo lắng. Mất ngủ hoặc khó ngủ, bốc đồng, kích động, thù địch, cáu kỉnh, hung hăng, hiếu động về thể chất hoặc tinh thần. Xuất hiện trầm cảm hoặc có ý nghĩ tự làm hại bản thân, thậm chí muốn tự sát.

Người bệnh nên thường xuyên theo dõi các phản ứng trên cơ thể với thuốc. Nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường thì phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về việc có nên tiếp tục sử dụng hay không. 

tham-khao-y-kien-bac-si-khi-gap-tac-dung-phu-cua-gabapentin.webp

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của Gabapentin 

Hướng dẫn xử trí khi gặp tác dụng phụ 

Thông thường các tác dụng phụ của Gabapentin nhẹ hoặc trung bình, có sự giảm dần trong vòng 2 tuần sau khi tiếp tục điều trị. 

Với trường hợp mất phối hợp vận động thì nguyên do thường ở liều dùng. Do đó nên giảm liều lượng sử dụng thuốc nếu không đáp ứng thì nên ngưng thuốc. 

Nếu nghi ngờ xuất hiện hội chứng Stevens -Johnson thì người bệnh cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác. 

Lưu ý không dừng thuốc đột ngột vì nó có thể khiến tần suất các cơn động kinh tăng lên. Do đó người bệnh nên giảm liều từ từ trong vòng ít nhất 7 ngày sau đó mới ngừng hẳn. 

Những đối tượng cần lưu ý khi dùng Gabapentin 

Gabapentin tuy là sự lựa chọn tốt cho người bệnh bị bệnh động kinh, zona thần kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc. Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc những trường hợp chống chỉ định của thuốc như sau:

  • Bị dị ứng với Gabapentin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào trong thuốc.
  • Bị các vấn đề liên quan đến rối loạn nhịp thở: Có thể gây nguy hiểm và dẫn tới tử vong.
  • Đang/có tiền sử bị bệnh liên quan đến hô hấp, phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
  • Đang/có tiền sử bị các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện ma túy, co giật, bệnh gan, bệnh tim.
  • Đang bị tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Tuy chưa có nhiều số liệu về mức độ an toàn của Gabapentin với nhóm này, nhưng cần thông báo cho bác sĩ trước khi dùng. Bác sĩ sẽ thực hiện xem xét về nguy cơ, lợi ích cụ thể.
  • Những người cần làm các công việc tỉnh táo: Ví dụ như lái xe, vận hành máy móc, người làm ca đêm. Thuốc có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt khi dùng.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi.

than-trong-su-dung-gabapentin-voi-phu-nu-dang-cho-con-bu.webp

Thận trọng sử dụng Gabapentin với phụ nữ đang cho con bú 

Tương tác giữa Gabapentin và các thuốc khác 

Các thuốc chống động kinh thường dùng như Carbamazepin, Phenytoin, Acid valproic, Phenobarbital, Diazepam không bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng với Gabapentin. 

Các thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi sẽ khiến sinh khả dụng của Gabapentin giảm khoảng 20% do ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Lời khuyên là hãy sử dụng Gabapentin sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ. 

Ngoài thuốc kháng acid thì Morphin cũng làm giảm độ thanh thải của Gabapentin. Do vậy người bệnh cần theo dõi chặt chẽ các đáp ứng thần kinh trung ương và điều chỉnh liều khi cần thiết. 

Ngoài ra, cần lưu ý về tương tác của Gabapentin với bia rượu. Rượu bia, nước có gas không được khuyến khích khi sử dụng với Gabapentin. Bởi khả năng gây giảm hấp thu thuốc và tăng nguy cơ tác dụng phụ lên cơ thể. 

Lời khuyên của dược sĩ để sử dụng Gabapentin hiệu quả 

Để sử dụng Gabapentin hiệu quả nhất thì người bệnh cần thực hiện cách bảo quản tốt, tránh ảnh hưởng đến chất lượng thuốc như: 

  • Đối với viên nang và viên nén: Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15-30 độ C. 
  • Dung dịch uống: Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ từ 2-8 độ C.
  • Để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Để xa tầm tay trẻ, nên để ở trên cao tránh trẻ cầm được. 
  • Quan sát thường xuyên chất lượng thuốc, nếu thuốc có các dấu hiệu như nấm mốc, màu sắc bất thường thì người bệnh cần lập tức dừng sử dụng.

Ngoài ra khi đi mua thuốc, người bệnh cần kiểm tra bao bì thuốc, hạn sử dụng. Nếu thấy có các dấu hiệu như bóp, méo, rách, hư tổn vỉ thuốc,... thì cần yêu cầu nhà thuốc đổi trả để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng. 

Gabapentin chỉ được khuyến khích trong việc điều trị các cơn cấp tính liên quan đến động kinh, đau dây thần kinh sau bệnh zona. Do đó việc sử dụng lâu dài để giảm đau là không nên vì nguy cơ tích lũy và tăng tác dụng phụ là cao. 

Với trường hợp muốn giảm đau mạn tính thì sau khi điều trị dứt điểm đợt cấp bằng Gabapentin, người bệnh nên duy trì bằng các thảo dược như vỏ cây liễu, cao huyền hồ sách, cao tô mộc,... để vẫn đạt được tác dụng giảm đau mà không gây tác dụng phụ lâu dài.    

Trong số đó, vỏ cây liễu được nhiều chuyên gia khuyên dùng để giảm đau hơn. Nổi tiếng với hoạt chất salicin (chuyển thành acid salicylic khi vào cơ thể) được biết đến từ lâu với ứng dụng trong giảm đau mạn tính. Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra 2 thành phần khác trong vỏ cây liễu cũng có tác dụng giảm đau là flavonoid và polyphenol. Điều này chứng minh tác dụng giảm đau rộng hơn aspirin của vỏ cây liễu cũng như hạn chế tác dụng phụ trên niêm mạc đường tiêu hóa và người bị rối loạn đông máu.

vo-cay-lieu-co-the-ho-tro-giam-dau-sau-zona-than-kinh.webp

Vỏ cây liễu có thể hỗ trợ giảm đau sau zona thần kinh

Những thông tin trên đã giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về Gabapentin và cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên hãy luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bởi chúng luôn đi kèm với những tác hại không ngờ đến sức khỏe bản thân. Những thông tin được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần biết thêm chi tiết về các loại thuốc hoặc bệnh lý liên quan, vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tham khảo:

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9845-8217/neurontin-oral/gabapentin-oral/details

https://www.drugs.com/neurontin.html

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Bình luận