Thuốc Diclofenac giảm đau, chống viêm và 6 điều cần lưu ý
Giới thiệu chung về thuốc Diclofenac (Voltaren)
Diclofenac là một thuốc quen thuộc đối với người bệnh cần điều trị viêm khớp, nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về Diclofenac.Vậy thuốc Diclofenac là gì? Công dụng như thế nào?
Diclofenac và những lưu ý khi sử dụng để giảm đau, chống viêm khớp
Diclofenac là thuốc gì?
Diclofenac là dẫn chất của acid phenylacetic - hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm. Ngoài ra, Diclofenac cũng thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID).
Đây là thuốc không kê đơn, do đó bạn có thể dễ dàng mua được Diclofenac tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Với các biệt dược và hàm lượng phổ biến:
- Diclofenac 50mg của Stada dạng viên nén - giá 20.000 vnđ/vỉ.
- Voltaren 75mg/3ml của Novartis dạng dung dịch tiêm - giá 135.000 vnđ/hộp.
- Voltaren 50mg dạng viên nén bao phim - giá 385.000 vnđ/hộp.
- Voltaren Emulgel 1% dạng gel bôi - giá 74.000/tuýp 20g.
Lưu ý, giá bán trên có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi mua và thời điểm mua. Do đó thông tin chỉ mang tính chất tham khảo cho Người bệnh.
Tác dụng của thuốc Diclofenac
Diclofenac giảm đau theo cơ chế ức chế men Cyclooxygenase (COX), từ đó ức chế tổng hợp prostaglandin E2 và làm giảm tính cảm thụ của ngọn sợi thần kinh cảm giác. Thông qua đó hạn chế quá trình sưng, viêm và đau của tổn thương. Đặc biệt Diclofenac đặt trực tràng thường được lựa chọn để giảm đau sau mổ lấy thai vì ít bài tiết qua sữa mẹ và là sự lựa chọn phù hợp với trường hợp người bệnh bị buồn nôn, nôn sau phẫu thuật không thể uống được.
Do đó, thuốc Diclofenac thường được sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Giảm đau, kháng viêm ở mức độ nhẹ đến trung bình.
- Giảm viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và gout.
- Giảm đau căng cơ, bong gân và căng dây chằng.
- Điều trị viêm cột sống dính khớp.
- Ngoài ra: đau răng, đau nhức cơ bắp, đau sau phẫu thuật,...
Người bị đau răng hoàn toàn có thể sử dụng Diclofenac
Hướng dẫn sử dụng Diclofenac hiệu quả
Diclofenac tuy hiệu quả trong các trường hợp viêm và đau xương khớp và được nhiều người lựa chọn dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần ưu tiên sử dụng đúng với hướng dẫn, chỉ định liều từ dược sĩ/bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng Diclofenac
Tuy vào dạng bào chế mà Diclofenac sẽ có cách dùng và liều dùng khác nhau. Do đó Người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Dưới đây là các thông tin tham khảo dành cho dạng viên nén và dung dịch uống.
Diclofenac có thể gây hại đến dạ dày, do đó hãy lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng thuốc:
- Nuốt nguyên vẹn viên thuốc với nước, không nhai hay bẻ viên thuốc.
- Khi uống xong không nên nằm trong ít nhất 10 phút.
- Nếu Người bệnh có vấn đề liên quan đến dạ dày, hãy sử dụng thuốc sau ăn hoặc cùng các thuốc kháng acid. Tuy nhiên điều đó sẽ làm giảm hấp thu và tác dụng của thuốc. Hãy hỏi bác sĩ khi bạn có tiền sử bệnh dạ dày để được đưa lời khuyên chính xác nhất.
Lưu ý, với các trường hợp viêm khớp thì Người bệnh cần sử dụng ít nhất 2 tuần để thuốc phát huy tác dụng triệt để. Về liều dùng, bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo như sau:
Đối với người lớn
Bệnh thoái hóa khớp: Viên nén 50mg, uống 2-3 lần/ngày hoặc 75mg uống 2 lần/ngày. Liều tối đa 150mg/ngày. Với dạng phóng thích kéo dài 100mg/lần/ngày.
Bệnh viêm cột sống dính khớp: Diclofenac natri 25mg uống 4 lần/ngày. Cần thiết thì có thể uống thêm 25mg trước khi đi ngủ. Lưu ý, liều tối đa 125mg/ngày.
Đau bụng kinh: Diclofenac natri 50mg uống 3 lần/ngày. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 150mg.
Viêm khớp dạng thấp: 50mg uống 3-4 lần/ngày hoặc 75mg uống 2 lần/ngày, liều tối đa 225 mg/ngày. Với Diclofenac dạng phóng thích kéo dài 100mg/lần/ngày.
Đau nửa đầu: Kali Diclofenac dạng dung dịch uống thì hòa tan 50mg/30-60ml nước và uống ngay.
Đối với trẻ em: 2-3 mg/kg/ngày chia làm 2-4 lần/ngày. Liều tối đa 200mg mỗi ngày.
Sử dụng nước ấm và nuốt nguyên vẹn viên thuốc Diclofenac
Xử lý khi quên/quá liều Diclofenac
Với những tình huống quên liều thì hãy nhớ là tuyệt nhiên không uống bù liều bởi điều đó sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc và tác dụng phụ. Do vậy bỏ qua liều đó và tiếp tục uống theo chỉ định trong ngày.
Còn trong tình huống người bệnh sử dụng quá liều thì các nguy cơ có thể xảy một số phản ứng. Cụ thể là:
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Phân có máu, màu đen giống hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc màu như bã cà phê.
- Đau đầu, ù tai
- Thở chậm, nông, mất nhận thức
Nếu như nhận thấy bản thân có những dấu hiệu này thì hãy lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các biện pháp can thiệp, điều trị triệu chứng. Lưu ý không tự ý điều trị cho người bệnh bởi sẽ làm tăng nguy cơ mất máu do xuất huyết đường tiêu hóa.
>>> XEM THÊM: Thuốc giảm đau Ultracet và những điều cần biết
Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Diclofenac
Thuốc là con dao hai lưỡi, do đó Diclofenac cũng có những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng. Báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây:
Đối tượng chống chỉ định
- Quá mẫn với thành phần của thuốc, aspirin hay các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Người bệnh có tiền sử loét dạ dày tiến triển.
- Người hen suyễn, co thắt phế quản
- Người bệnh bị bệnh tim mạch, suy gan thận nặng.
- Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông Coumarin.
- Người bị viêm màng não vô khuẩn, mắc bệnh tự miễn.
Đối tượng cần thận trọng
Ngoài các Người bệnh được chống chỉ định ở trên thì khi sử dụng Diclofenac cho các Người bệnh dưới đây thì cần thận trọng, tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng, bao gồm:
- Người bệnh suy gan, thận và lupus ban đỏ toàn thân.
- Người bệnh bị huyết áp cao.
- Người bệnh bị bệnh tim có ứ nước hoặc phù.
- Người có tiền sử bệnh gan.
- Người bệnh có tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu.
- Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra Diclofenac dạng nhỏ mắt có thể làm chậm quá trình liền sẹo. Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú thì nên lưu ý các vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng Diclofenac cho phụ nữ có thai khi có chỉ định của bác sĩ và thật sự cần thiết khi các thuốc chống viêm nhóm khác không có hiệu quả. Ngoài ra không trong ba tháng cuối thai kỳ vì nguy cơ ức chế tử cung co bóp cao, suy thận ở thai, tăng áp lực tuần hoàn.
- Với những trường hợp định mang thai cũng nên hạn chế sử dụng Diclofenac vì nó gây ức chế phôi bào làm tổ do khả năng giảm tổng hợp prostaglandin từ thuốc.
- Đối với phụ nữ cho con bú, thì Diclofenac tiết vào sữa mẹ rất ít. Do đó mẹ vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được, tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc.
Người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng cần cẩn trọng khi dùng Diclofenac
Tác dụng phụ có thể gặp của Diclofenac
Tương tự với những loại thuốc khác, Diclofenac có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Đặc biệt các dòng thuốc giảm đau có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ. Do đó, bạn cần theo dõi các phản ứng sau khi sử dụng thuốc cẩn thận. Bao gồm:
Tác dụng phụ nguy hiểm
Dừng thuốc, báo ngay cho trung tâm cấp cứu hoặc trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp khi gặp những phản ứng này. Bao gồm:
- Cảnh báo cơn đau tim, đột quỵ: Nói lắp, đột ngột bị tê, yếu cơ hoặc một bên cơ thể. Đau ngực. Cơn đau lan tỏa đến lưng, hàm.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: phát ban da đỏ/tím, đau da, phồng rộp hoặc bị bong trong da. Bỏng mắt, sưng mặt, miệng, lưỡi hoặc cổ họng.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Những tác dụng phụ này có mức độ nguy hiểm hơn so với nhóm trên. Với khả năng ức chế enzym COX nên tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của Diclofenac là ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Do đó nếu như cảm thấy bản thân đang gặp các vấn đề sau đây thì hãy lập tức ngưng thuốc và gọi bác sĩ để kiểm tra, can thiệp kịp thời. Cụ thể gồm:
- Phân đen hắc ín hoặc có máu.
- Ho ra máu hoặc nôn mửa màu bã cà phê.
- Sưng phù hoặc tăng cân nhanh chóng.
- Đi tiểu ít hơn, nước tiểu có màu đậm.
- Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, chán ăn, đau quặn bụng mỗi khi ăn.
- Bầm tím, ngứa dữ dội, yếu cơ.
Tác dụng phụ thường gặp
Ngoài ra nếu như bạn có thể thường gặp các triệu chứng sau đây. Chúng thường biến mất sau vài ngày hoặc khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, nên thông báo cho bác sĩ nếu nó làm bạn khó chịu và kéo dài. Cụ thể như:
- Khó chịu dạ dày, ợ nóng, khó tiêu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Chóng mặt, đau đầu
- Ngứa da và phát ban.
Phát ban, ngứa da là tác dụng phụ thường thấy của Diclofenac
Tương tác giữa Diclofenac và các thuốc khác
Nếu như người bệnh đang sử dụng các thuốc trên thì hãy báo lại với bác sĩ điều trị, dược sĩ trước khi sử dụng Diclofenac.Tuyệt đối không sử dụng chúng cùng với nhau hoặc thay đổi liều của Diclofenac để sử dụng. Đặc biệt, Diclofenac có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, giảm tác dụng của các thuốc sau:
- Các thuốc chống viêm, giảm sưng không steroid khác như aspirin, ibuprofen,..
- Các kháng sinh như ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin,...
- Thuốc chống đông máu: warfarin.
- Các thuốc điều trị tim mạch, cao huyết áp: digoxin, amlodipin,..
- Thuốc giảm cholesterol: colestipol, cholestyramine
- Thống chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin
- Thuốc lợi tiểu: furosemid, bumetanid,..
- Lithium.
- Thuốc steroid.
- Mifepristone.
Lưu ý với tương tác cùng thức ăn của thuốc
Vì Diclofenac là thuốc có khả năng gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Nên việc sử dụng Diclofenac sau ăn luôn được khuyến khích để ngăn chặn các cơn đau dạ dày do kích ứng gây ra. Vì vậy Diclofenac khi tương tác với thức ăn không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tác dụng của thuốc.
Tuy nhiên lưu ý là không nên sử dụng Diclofenac với rượu, bia hoặc các nước có gas, cồn. Bởi chúng sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày của thuốc và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khác. Nên ưu tiên sử dụng nước lọc ấm khi sử dụng thuốc.
Lời khuyên của dược sĩ khi dùng Diclofenac
Ngoài những thông tin nếu trên thì người bệnh cần lưu ý thêm các vấn đề sau để biết cách sử dụng Diclofenac hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Có thể thay Diclofenac bằng các thuốc khác không?
Trong trường hợp Người bệnh ngại sử dụng Diclofenac do các kích ứng dạ dày gây ra. Người bệnh được ưu tiên lựa chọn các thuốc ức chế chọn lọc COX 2 như celecoxib, etoricoxib, piroxicam - β- cyclodextrin. Ngoài ra có thể sử dụng kèm theo các thuốc ức chế bơm proton để ngăn ngừa tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên nếu người bệnh bị các cơn đau mãn tính, việc sử dụng Diclofenac kéo dài thường không được khuyến khích. Do đó cách tốt nhất là sử dụng các thảo dược như vỏ cây liễu - chứa hoạt chất salicin chuyển hóa thành acid salicylic để giảm đau viêm khớp duy trì mà không tác dụng phụ. Theo nghiên cứu, cơ chế giảm đau của salicin là ức chế các thụ cảm thể gây đau, từ đó giúp giảm đau an toàn và hữu hiệu. Nghiên cứu của tác giả J.Vlachojannis còn chứng minh thành phần khác trong vỏ cây liễu là flavonoid và polyphenol cũng góp phần vào tác dụng giảm đau này.
Nên sử dụng thêm vỏ cây liễu chứa hoạt chất salicin để hỗ trợ giảm đau tốt hơn
Bảo quản thuốc đúng cách
Biết cách bảo quản thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế việc sử dụng sản phẩm kém hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm chi phí mua lại. Sau đây là những lời khuyên cho việc bảo quản thuốc Diclofenac mà người dùng cần nắm vững:
- Để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em (tốt nhất nên để ở nơi cao)
- Với những thuốc dạng tuýp bôi, dung dịch thì nên đóng nắp thật chặt, tránh để thuốc bên trong tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Ngoài ra trong quá trình sử dụng, Người bệnh nên thường xuyên theo dõi tình trạng thuốc. Nếu như thấy thuốc có các dấu hiệu như mốc, lấm tấm đốm, màu/ mùi khác lạ,.. thì nên ngưng sử dụng.
Một lưu ý nữa để bảo quản thuốc tốt nhất đó là khi mua hãy kiểm tra xem bao bì sản phẩm, chất lượng thuốc bằng cảm quan và hạn sử dụng còn toàn vẹn, hiệu lực hay không để có thể yêu cầu đổi trả ngay lập tức.
Như vậy, Diclofenac bên cạnh là một thuốc được sử dụng để điều trị chống viêm, giảm đau khớp thì cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ. Vì vậy hiểu đúng và chính xác cách sử dụng Diclofenac sẽ giúp người bệnh đạt được tối đa hiệu quả của thuốc và hạn chế được những điều không mong muốn xảy ra.
Những thông tin về Diclofenac trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến các loại thuốc giảm đau, vui lòng liên hệ 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Tham khảo:
https://www.drugs.com/diclofenac.html
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-150270/voltaren-topical/details
Bình luận