Đi tiểu đau buốt xảy ra do bàng quang hoặc những bộ phận lân cận bị ảnh hưởng. Đi tiểu bị đau buốt có thể bắt gặp ở cả nam và nữ. Để giảm tình trạng này, cần biết nguyên nhân gây ra bệnh cũng như xác định bạn có phải đang bị đau buốt khi đi tiểu hay không. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này.

Đi tiểu đau buốt và triệu chứng bệnh

Hiểu về tình trạng tiểu đau buốt là gì và triệu chứng sẽ giúp bạn có biện pháp xử trí sớm, giảm thiểu được sự khó chịu hiệu quả hơn.

Đi tiểu đau buốt là tình trạng gì?

Đi tiểu đau buốt là tình trạng bạn bị đau, buốt, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Thông thường, chứng đi tiểu đau buốt không phải là một bệnh lý mà là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, u nang buồng trứng, ung thư bàng quang,...

Triệu chứng của đi tiểu đau buốt

Ngoài cảm giác bị đau, rát hoặc nóng khi đi tiểu, người bệnh có thể gặp thêm một số dấu hiệu cảnh báo kèm theo. Ví dụ như sau:

  • Bị ngứa rát vùng kín.
  • Đau lưng, đau bên hông phần hạ sườn.
  • Tiết dịch từ dương vật/âm đạo.
  • Nước tiểu có mùi, đục màu.
  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa.

Thông thường, tình trạng tiểu đau buốt có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu  những triệu chứng ở trên kéo dài và trở nên trầm trọng hơn, bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nguyên nhân gây đi tiểu đau buốt của bạn là gì? Nếu trong trường hợp không phát hiện ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể thực hiện đo áp lực hoặc nội soi bên trong bàng quang để chẩn đoán chính xác căn nguyên.

di-tieu-dau-buot-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-ly-khac-vi-du-nhu-soi-than-nhiem-trung-duong-tiet-nieu.webp

Đi tiểu đau buốt có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác ví dụ như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

Nguyên nhân khiến đi tiểu bị đau buốt

Đi tiểu đau buốt là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ tiết niệu như sỏi thận, u nang buồng trứng, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Xác định nguyên nhân sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những nguyên nhân khiến đi tiểu bị đau buốt thường gặp:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Triệu chứng kèm theo đi tiểu đau buốt có thể gồm đi tiểu thường xuyên, đục, có máu, sốt, nước tiểu có mùi hôi, bị đau ở 1 bên cơ thể hoặc lưng.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): Ví dụ như một số bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia,… Các triệu chứng bổ sung của bệnh có thể gồm xuất hiện mụn rộp ở bộ phận sinh dục, tiết dịch niệu đạo và âm đạo, đau bụng dưới,...

Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Triệu chứng đi kèm có thể gồm khó đi tiểu, đau ở dương vật, tinh hoàn hoặc bàng quang. Một số trường hợp sẽ cần đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm. Lúc quan hệ tình dục có thể khó hoặc đau khi xuất tinh.

Sỏi thận: Các triệu chứng đi kèm có thể gồm đau ở 1 bên người hoặc lưng, nước tiểu có màu hồng/nâu, đục, buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đi tiểu rắt thường xuyên.

U nang buồng trứng: Có thể kèm theo các triệu chứng như đau vùng xương chậu, chảy máu âm đạo bất thường, đau đớn khi đến ngày hành kinh, đau âm ỉ ở lưng dưới,…

Viêm bàng quang kẽ: Có thể kèm theo các triệu chứng như đau khi quan hệ, đau ở âm đạo/bìu, đi tiểu ít thường xuyên.

Nhiễm trùng, kích ứng âm đạo: Những triệu chứng đi kèm gồm tiết dịch âm đạo có mùi hôi, bất thường, kích ứng âm hộ, đau khi giao hợp, chảy máu âm đạo.

Ung thư bàng quang: Có thể đi kèm các triệu chứng như đau lưng dưới, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi, phù chân, đau xương, khó đi tiểu hoặc dòng nước tiểu yếu và đi tiểu thường xuyên.

mot-so-benh-ly-gay-ra-tinh-trang-di-tieu-dau-buot.webp

Một số bệnh lý gây ra tình trạng đi tiểu đau buốt

Ngoài là dấu hiệu của những bệnh lý khác, đi tiểu đau buốt cũng có thể do một số tác nhân khác gây ra. Cụ thể như:

  • Sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc điều trị ung thư bàng quang, thuốc kháng sinh,…
  • Do nhiễm trùng từ một số sản phẩm vệ sinh vùng sinh dục, xà phòng, sữa tắm,…
  • Sau khi thực hiện một số thủ thuật đường tiết niệu gần đây như nội soi bàng quang, đặt ống thông bàng quang,...

>>> Xem thêm: Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị và phòng ngừa đi tiểu đau buốt

Xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng cá nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kết hợp các biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa tình trạng đi tiểu đau buốt quay trở lại.

Cách giảm đau buốt khi đi tiểu

Để giảm đi tiểu đau buốt, bạn cần điều trị từ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc giảm đi tiểu đau buốt

Nếu tình trạng tiểu buốt do nhiễm trùng, viêm gây ra, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ cần dùng đến phenazopyridine.

Sử dụng hệ thống sóng ngắn CRS

Đây là phương pháp điều trị sử dụng sóng nhiệt để tăng khả năng thẩm thấu của thuốc vào những nơi bị viêm nhiễm. CRS sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện chức năng thực bào và đẩy vi khuẩn ra ngoài, giảm đau buốt khi đi tiểu.

Phẫu thuật khi cần thiết

Trong một số trường hợp, nếu tình trạng đi tiểu đau buốt nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, thông thường sẽ ưu tiên điều trị bằng thuốc hoặc những phương pháp không xâm lấn trước.

thuoc-khang-sinh-co-the-duoc-su-dung-neu-di-tieu-dau-buot-do-viem-nhiem.webp

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu đi tiểu đau buốt do viêm nhiễm

Lưu ý trong phòng ngừa đi tiểu đau buốt

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để giúp giảm đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Bao gồm như:

  • Cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trung bình khoảng 0.4l/kg/người. Khi cơ thể bạn được cung cấp đủ nước, đường tiểu sẽ được làm sạch tốt hơn và hạn chế tình trạng đi tiểu đau buốt.
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn để hạn chế kích thích bàng quang hoặc những bộ phận khác thuộc hệ thống bài tiết của cơ thể. Ví dụ như nên loại bỏ những loại đồ uống, thực phẩm có tính axit cao, rượu, caffeine. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả,… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Khi quan hệ tình dục lưu ý sử dụng bao cao su, các phương pháp bảo vệ khác để tránh bị lây các bệnh lý viêm nhiễm từ bạn tình.
  • Tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần luôn thoải mái, kiểm soát căng thẳng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên tránh dùng những loại sản phẩm vệ sinh cá nhân có mùi thơm, hoặc xà phòng, sữa tắm có thể tăng kích ứng cho vùng sinh dục. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ bị đi tiểu đau buốt.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để giúp cải thiện tình trạng đi tiểu bị đau buốt tốt hơn. Ví dụ như trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, nụ tam thất, dành dành, bòng bong,… Trong đó, đáng chú ý là thảo dược trinh nữ hoàng cung với nhiều công dụng hỗ trợ giảm tiểu đau buốt hiệu quả.

trinh-nu-hoang-cung-cung-mot-so-thao-duoc-giup-giam-di-tieu-dau-buot.webp

Trinh nữ hoàng cung cùng một số thảo dược giúp giảm đi tiểu đau buốt

Theo Đông Y, trinh nữ hoàng cung có vị chát, đắng có thể giúp hành huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Còn theo Y học hiện đại, trong Trinh nữ hoàng cung có tới 32 loại chất alkaloid.

Trong đó đáng chú ý có lycorin, crinafolin, crinafolidin,… giúp ức chế được sự hình thành của các khối u ở tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt. Chúng còn có thể giúp kháng khuẩn, kích hoạt các tế bào lympho T, tăng cường hệ miễn dịch,…

Khi phối hợp cùng các loại thảo dược khác sẽ giúp hạn chế được các bệnh lý gây ra chứng đi tiểu đau buốt. Từ đó sẽ giúp giảm đau do tiểu buốt gây ra hiệu quả hơn.

Ngay khi bắt gặp đi tiểu đau buốt cùng những triệu chứng khác, bạn nên tiến hành thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hãy áp dụng thêm những biện pháp hỗ trợ điều trị để tránh tình trạng đi tiểu đau buốt quay trở lại.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về tình trạng đi tiểu đau buốt. Nếu bạn còn có những thắc mắc xung quanh vấn đề này, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15176-dysuria-painful-urination

https://www.healthline.com/health/urination-painful#seeing-a-doctor

https://www.webmd.com/women/uti-risks

Dược sĩ Minh Thu

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-tien-liet-tuyen-a-au.webp

Bình luận