Tìm hiểu về rối loạn tự kỷ và 5 điều có thể bạn chưa biết
Tự kỷ là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến hành vi, giao tiếp hàng ngày. Theo thống kê, cứ 100 người ở Anh sẽ có 1 người bị rối loạn phổ tự kỷ. Vậy, tự kỷ là gì? Đây có phải là một căn bệnh hay không? Bài viết dưới đây về rối loạn tự kỷ sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này.
Tự kỷ có phải là bệnh không?
Tự kỷ (ASD) là một tình trạng rối loạn liên quan đến phát triển thần kinh. Rối loạn phổ tự kỷ được đặc trưng bởi sự khác biệt trong giao tiếp, tương tác xã hội. Những người bị tự kỷ thường sẽ thể hiện hành vi hoặc có sở thích bị hạn chế, lặp đi lặp lại.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ, tự kỷ được chẩn đoán ở bé trai nhiều hơn bé gái với tỉ lệ 4,3/1 (thống kê năm 2016).
Nhiều người thường nhầm lẫn tự kỷ là một loại bệnh nào đó. Tuy nhiên, tình trạng này không phải là bệnh. Tự kỷ chỉ đơn thuần là não bộ của người bị sẽ hoạt động theo một cách khác so với mọi người.
Tự kỷ là một khuyết tật phát triển thường bắt đầu từ thời thơ ấu
Các mức độ phổ tự kỷ
Tự kỷ thường có 3 mức độ khác nhau, bao gồm:
Cấp độ 1 – Yêu cầu hỗ trợ
Đây là cấp độ nhẹ nhất của tự kỷ. Khi bị tự kỷ cấp độ 1, trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. Ví dụ như không thể nói đúng điều muốn nói, hoặc không nói được đúng thời điểm cần, không đọc được các tín hiệu xã hội, ngôn ngữ cơ thể.
Ở cấp độ 1, người bị tự kỷ cũng có thể gặp khó khăn khi di chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Các vấn đề như tổ chức, lập kế hoạch cũng tương tự, mức độ độc lập sẽ kém hơn.
Cấp độ 2 – Yêu cầu hỗ trợ đáng kể
Ở cấp độ 2, người bị chứng tự kỷ sẽ gặp những vấn đề liên quan đến giao tiếp bằng lời nói cũng như tương tác xã hội khó khăn hơn so với mức 1.
Người bị chứng tự kỷ khi tăng lên cấp độ 2 sẽ có sở thích hạn hẹp hơn, các hành vi lặp đi lặp lại và khiến chúng khó có thể hoạt động bình thường được. Ví dụ như tiến hoặc lùi liên tục, nói đi nói lại một điều gì đó nhiều lần.
Cấp độ 3 – Cần yêu cầu hỗ trợ đặc biệt
Đây là cấp độ tự kỷ nặng nhất. Những người thuộc nhóm này sẽ có tổng hợp các hành vi của người ở cấp 1 và 2, nhưng nghiêm trọng hơn. Tự kỷ cấp độ 3 bị hạn chế nhiều về khả năng nói, hiếm khi thấy họ chủ động tương tác với người khác.
Ở mức độ cao nhất, người bị tự kỷ sẽ cần có những hỗ trợ đặc biệt
Các loại tự kỷ phổ biến
Theo sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (DSM – 5) được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), tự kỷ được phân loại dựa vào những yếu tố sau:
- Có/không kèm theo suy giảm trí tuệ.
- Có/không kèm theo khiếm khuyết về ngôn ngữ.
- Có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường hay không.
- Có liên quan đến các yếu tố khác như tâm thần, phát triển thần kinh, hội chứng catatonia không.
Dựa vào những yếu tố đó, rối loạn tự kỷ sẽ được chia thành 5 loại phổ biến. Bao gồm:
- Rối loạn tự kỷ: Khả năng giao tiếp xã hội, nhận thức, ngôn ngữ,… kém.
- Rối loạn Asperger: Thích giao tiếp một chiều dù không chậm nói, thiếu tiếp xúc xã hội, khả năng làm việc nhóm kém,…
- Rối loạn Rett: Là chứng rối loạn tâm trạng chỉ xảy ra ở bé gái.
- Rối loạn Heller: Là chứng rối loạn thoái hóa, mất khả năng ngôn ngữ, trí thông minh, khả năng thích nghi,… Thường bắt đầu từ lúc trẻ biết đi đến 6 tuổi.
- Rối loạn phát triển bao quát (PDD-NOS): Là chứng tự kỷ nhẹ và thường không được phân loại rõ ràng.
Nguyên nhân gây rối loạn tự kỷ
Khó có thể xác định được nguyên nhân gây ra tự kỷ là gì. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn khác nhau. Tuy nhiên sẽ có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tự kỷ. Cụ thể như sau:
- Gen di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tự kỷ. Nguyên nhân này được nêu trong nghiên cứu của Huquet G cùng các cộng sự được thực hiện vào năm 2013.
- Người có nhiễm sắc thể hoặc bị mắc một số tình trạng đột biến di truyền, ví dụ như hội chứng NST X dễ vỡ, bệnh xơ cứng củ,…
- Trẻ được sinh ra bởi bố mẹ đã lớn tuổi. Người mẹ có tiền sử bị nhiễm virus(Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ NINDS cho rằng cả di truyền và môi trường đều có thể là yêu tố dẫn đến tự kỷ).
- Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp.
- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại nặng, môi trường độc hại.
- Thai nhi tiếp xúc với thuốc thalidomide hoặc axit valproic.
Gen di truyền là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị tự kỷ
Có một số tranh cãi vào năm 1998 cho rằng, thuốc chủng ngừa bệnh sởi, rubella (MMR) và quai bị có thể làm tăng nguy cơ bị tự kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã được bác bỏ bởi nghiên cứu khác vào năm 2010.
Triệu chứng của rối loạn tự kỷ
Triệu chứng của tự kỷ thường biểu hiện rõ ràng từ thời thơ ấu (12 – 24 tháng). Nhưng trong một số trường hợp, những dấu hiệu của tự kỷ có thể xuất hiện muộn/sớm hơn.
Chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội là những biểu hiện rõ rệt đầu tiên của tự kỷ. Theo DSM-5, tự kỷ được chia thành 2 nhóm dấu hiệu chính là các vấn đề liên quan đến giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi bị hạn chế/lặp đi lặp lại. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu về giao tiếp, tương tác xã hội
Người mắc chứng tự kỷ thường gặp những khó khăn về giao tiếp hoặc nhiều vấn đề khác trước 5 tuổi. Ví dụ như:
- Trẻ sơ sinh: Khó duy trì giao tiếp bằng mắt.
- 9 tháng tuổi: Không có biểu hiện trên khuôn mặt, khó thể hiện cảm xúc như khó chịu, ngạc nhiên, tức giận, không phản ứng khi được gọi tên.
- 12 tháng tuổi: Không thể tham gia vào những trò chơi cơ bản, sử dụng cử chỉ như vẫy tay.
- 15 tháng tuổi: Khó/không thể chia sẻ với người khác về sở thích, món đồ chơi của mình.
- 18 tháng tuổi: Không thể chỉ hoặc nhìn về hướng người khác chỉ cho.
- 24 tháng tuổi: Không thể để ý khi người khác đang buồn bã, tổn thương.
- 30 – 60 tháng tuổi: Không thể tham gia được các trò chơi dành cho lứa tuổi này.
Ngoài những dấu hiệu tự kỷ đặc trưng cho độ tuổi này, bạn có thể cảm thấy trẻ gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc. Khi đến tuổi tập nói, trẻ tự kỷ cũng sẽ khó có thể hoàn thiện được các kỹ năng ngôn ngữ, tốc độ phát triển sẽ không đồng đều.
Trẻ cũng có thể bị chứng siêu đọc, nghĩa là bé sẽ thích đọc nhiều hơn so với độ tuổi. Một nghiên cứu cho thấy, 84% trẻ bị tự kỷ có kèm theo chứng siêu đọc.
Phần lớn trẻ bị tự kỷ sẽ kèm theo chứng siêu đọc
Dấu hiệu về các hành vi lặp lại/hạn chế
Một số dấu hiệu của tự kỷ có thể liên quan đến hành vi của cơ thể. Ví dụ như:
- Có các hành vi chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như xoay vòng, chạy qua chạy lại, vỗ cánh tay,…
- Có hành vi xếp đồ chơi, đồ vật theo thứ tự nghiêm ngặt, có cảm xúc khó chịu, tiêu cực khi chúng bị xáo trộn khỏi trật tự hoặc những sự thay đổi nhỏ nhặt.
- Thường có thói quen nghiêm ngặt thái quá. Ví dụ như chính xác trong giờ giấc làm một việc gì đó.
- Lặp đi lặp lại một cụm từ, từ hoặc câu nói mà trẻ được nghe từ ai đó.
- Có sự tập trung cao độ vào một bộ phận nào đó trên đồ vật, đồ chơi của trẻ.
- Phản ứng bất thường với các giác quan như mùi, vị, âm thanh. Hoặc có những khả năng đặc biệt như ghi nhớ, âm nhạc.
- Có những sở thích đặc biệt và gây ám ảnh cho trẻ.
Một số dấu hiệu tự kỷ khác
Ngoài 2 nhóm triệu chứng chính ở trên, tự kỷ còn có thể kèm theo một số dấu hiệu khác. Cụ thể như:
- Sự trì hoãn trong ngôn ngữ, kỹ năng chuyển động, nhận thức.
- Xuất hiện co giật.
- Gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
- Thường lo lắng, căng thẳng quá mức, sợ hãi bất thường.
- Thiếu chú ý, có hành vi hiếu động hoặc bốc đồng.
- Có những phản ứng cảm xúc bất ngờ.
- Thói quen, sở thích ăn uống, dáng ngủ bất thường.
- Xuất hiện các hành vi tự kích thích bản thân. Ví dụ như vỗ tay, xoa một vật,…
>>> XEM THÊM: Chứng rối loạn phát triển và tất cả những điều bạn cần biết
Trẻ bị tự kỷ có thể xuất hiện một số hành vi tăng động quá mức
Chẩn đoán về rối loạn tự kỷ
Để chẩn đoán rối loạn tự kỷ, bác sĩ sẽ thực hiện xem xét hành vi, sự phát triển của người mắc. Ngoài ra sẽ có thêm một số phương pháp xét nghiệm được áp dụng. Cụ thể như sau:
Khám sàng lọc phát triển: Theo khuyến cáo từ Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), mọi trẻ em ở độ tuổi từ 18 – 24 tháng nên thực hiện khám sàng lọc để phát hiện dấu hiệu tự kỷ. Thông thường, phụ huynh của trẻ sẽ được thực hiện kiểm tra bằng câu hỏi khảo sát.
Ngoài ra còn có một số biện pháp, xét nghiệm sàng lọc khác có thể bao gồm:
- Xét nghiệm DNA, bệnh lý di truyền.
- Đánh giá hành vi.
- Thực hiện kiểm tra hình ảnh, âm thanh, mục đích chung để loại bỏ các vấn đề liên quan đến thị lực, thính giác.
- Sử dụng bảng câu hỏi phát triển cho trẻ.
- Chẩn đoán với chuyên gia: Ví dụ như nhà tâm lý học trẻ em, nhà tâm lý học thần kinh, nhà tâm lý học ngôn ngữ, bác sĩ nha khoa,…
Tự kỷ được điều trị như thế nào?
Việc điều trị tự kỷ nên được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi chẩn đoán. Điều trị sớm có thể giúp người mắc giảm bớt các khó khăn, học được nhiều kỹ năng mới và có thể tận dụng tối đa sức mạnh của mình. Cụ thể sẽ bao gồm một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc và liệu pháp cải thiện
Thuốc có thể được sử dụng để điều trị một số triệu chứng thường gặp của tự kỷ. Bao gồm cáu gắt, hành vi lặp lại, hiếu động thái quá, lo lắng, trầm cảm, thiếu tập trung,…
Bác sĩ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc sau:
- Vitamin liều cao.
- Liệu pháp thải sắt, có thể bao gồm đào thải các kim loại ra khỏi cơ thể.
- Điều trị bằng melatonin để giải quyết những vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
- Điều trị oxy bằng khí áp hyperbaric.
Vitamin liều cao có thể được sử dụng cho người bị tự kỷ
Liệu pháp hành vi, giáo dục và tâm lý
Người bị tự kỷ cũng có thể được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa để can thiệp vào tâm lý, hành vi và xây dựng kỹ năng. Những chương trình này thường có cấu trúc chuyên sâu, liên quan đến anh chị em, bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình.
Mục tiêu của những liệu pháp này sẽ bao gồm:
- Hướng dẫn các kỹ năng sống cần thiết để người tự kỷ có thể độc lập.
- Giảm các hành vi thách thức, hiếu động, quá khích.
- Xây dựng kỹ năng dựa vào điểm mạnh của họ.
- Giúp họ có thể học thêm về những kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, xã hội.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thêm những nguồn lực khác để giúp trẻ bị tự kỷ cải thiện được tình trạng. Ví dụ như liên kết với các nhóm hỗ trợ tự kỷ, thường xuyên ghi lại những cuộc trò chuyện cùng giáo viên, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Biện pháp hỗ trợ điều trị tự kỷ
Để việc điều trị và cải thiện tự kỷ được hiệu quả hơn, cần phối hợp nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như:
Tập thể dục và chế độ ăn uống
Bạn có thể khuyến khích người mắc chứng tự kỷ thực hiện bất kỳ bài tập nào mà họ yêu thích, ví dụ như đi bộ hoặc đơn giản là các hoạt động vui chơi để tăng cường sức khỏe.
Bạn cũng có thể cùng họ thực hiện bơi lội hoặc những hoạt động dưới nước khác. Từ đó giúp người bị tự kỷ đang gặp khó khăn trong xử lý các tín hiệu giác quan được cải thiện.
Hiện tại, vẫn chưa có chế độ ăn uống nào được chứng minh thiết kế riêng cho người tự kỷ. Tuy vậy, một số nghiên cứu cho thấy việc thay đổi chế độ ăn có thể giúp người bị tự kỷ kiểm soát hành vi, tăng chất lượng cuộc sống.
Người bị tự kỷ nên thực hiện bài tập yêu thích và tăng cường bổ sung rau xanh
Trong đó, người bị tự kỷ được khuyến khích nên tránh các thực phẩm có chất bảo quản, tạo ngọt, tạo màu hoặc các phụ gia nhân tạo khác. Hãy tập trung bổ sung trái cây tươi, rau quả, cá, chất béo không bão hòa, thịt nạc của gia cầm,… Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày.
Sử dụng thêm thành phần hỗ trợ phát triển thần kinh
Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng có thể cho người bị tự kỷ sử dụng thêm các thành phần, thảo dược giúp hỗ trợ giảm triệu chứng, tăng cường phát triển thần kinh. Ví dụ như thăng ma, đinh lăng, ginkgo biloba, acid folic,… Trong đó:
Ginkgo biloba: Hỗ trợ tăng cường máu lên não, cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu của Fereshteh Shakibaei cùng cộng sự được đăng tải lên ScienceDirect cho thấy, thành phần này cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng mất chú ý, tăng động, bốc đồng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Thăng ma: Có những đặc tính tương tự với thuốc chống trầm cảm. Tác dụng này đã được nghiên cứu bởi Liang Ye và cộng sự vào năm 2016 trong “Tác dụng chống trầm cảm của chiết xuất từ thăng ma”.
Đinh lăng: Đây là thảo dược đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng đối với não bộ, hỗ trợ trong cải thiện chứng tự kỷ. Nghiên cứu của Trần Ty Yên thực hiện tại Hungary, được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cũng cho thấy rằng, dịch chiết xuất từ rễ cây đinh lăng có thể cải thiện được khả năng học tập của chuột trong thí nghiệm.
Một số thảo dược hỗ trợ cải thiện triệu chứng ở người bị tự kỷ
Xem thêm: Cốm thảo dược Vương Não Khang - Hỗ trợ giảm tăng động cho trẻ tự kỷ
Khi phối hợp các thảo dược được nhắc đến ở trên cùng những thành phần khác, có thể giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, phản xạ não bộ. Ngoài ra, sự hoạt động của hệ thần kinh cũng được tăng cường theo. Từ đó, trẻ có thể tiếp thu, giao tiếp xã hội, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, tuy có thể kéo dài suốt đời, nhưng tình trạng này vẫn được cải thiện nếu người mắc và gia đình kiên trì trong điều trị. Những thông tin trên về chứng rối loạn tự kỷ chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận nếu có những thắc mắc khác liên quan đến tình trạng này, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.nimh.nih.gov/health/topics/autism-spectrum-disorders-asd
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8855-autism
https://www.verywellhealth.com/what-are-the-three-levels-of-autism-260233
Bình luận