Rối loạn phát triển là gì?

Rối loạn phát triển là một chứng rối loạn thần kinh. Hội chứng này được xác định dựa trên việc thần kinh gây cản trở thu nhận, lưu trữ, áp dụng các kỹ năng thông thường vào cuộc sống hàng ngày.

Theo thống kê từ Điều tra Phỏng vấn Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có 1/6 trẻ trải qua một loại rối loạn phát triển bất kỳ. Ngoài ra, hội chứng này có nguy cơ phát triển thường xuyên hơn ở bé trai so với bé gái. Hiện có nhiều loại rối loạn phát triển khác nhau. Trong đó, một số loại sau đây được xem là phổ biến hơn, bao gồm:

  • Rối loạn giao tiếp: Đây là rối loạn phát triển cần được chú ý nhất. Loại rối loạn này sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của người mắc.
  • Rối loạn khuyết tật học tập: Là các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng học tập. Phổ biến nhất có thể là chứng khó đọc, khó tính (trong toán học), khó hiểu (các vấn đề liên quan đến viết).
  • Rối loạn phổ tự kỷ: Là rối loạn phát triển thần kinh, được biểu hiện bằng việc khó khăn trong tương tác với người khác, hoặc có những hành vi lặp lại nhiều lần.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý: Ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sự chú ý, hành vi bốc đồng… của người mắc.

Roi-loan-phat-trien-la-nhom-roi-loan-lien-quan-den-cac-ky-nang-thong-thuong.webp

Rối loạn phát triển là nhóm rối loạn liên quan đến các kỹ năng thông thường

Nguyên nhân gây rối loạn phát triển

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân dẫn đến rối loạn phát triển. Có những giả thuyết cho rằng, rối loạn xuất phát từ môi trường nuôi dạy của trẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều giả thuyết khác khẳng định những bất thường trong não bộ, hệ thống hóa sinh, di truyền gây ra rối loạn phát triển.

Tuy chưa biết nguyên nhân chính xác, nhưng có thể xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn phát triển. Ví dụ như:

Trong chu kỳ mang thai

  • Yếu tố khách quan: Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần, có thai ở tuổi vị thành niên, bố mẹ có cùng huyết thống.
  • Khi mang thai: Chăm sóc thai phụ không đầy đủ, người mẹ sử dụng các loại rượu, thuốc lá, thai nhi trong tử cung bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc các loại chất độc khác. Quá trình sinh nở bị thiếu oxy, gặp các tai biến sản khoa khác.

Trẻ sơ sinh, thời thơ ấu: Ảnh hưởng từ vấn đề tâm thần của người mẹ, thiếu thốn tình cảm sớm, không đủ dinh dưỡng để phát triển.

Trẻ em ở độ tuổi đi học:

  • Các vấn đề với gia đình, trường học, bạn bè.
  • Mẹ hoặc bố có vấn đề về tâm thần kinh, hay bị bắt nạt, bố mẹ không có thời gian nuôi dạy con cái.
  • Các vấn đề bất cập khác đến từ giáo viên.

Trẻ ở tuổi dậy thì: Các vấn đề bất cập từ gia đình, bạn bè cùng trang lứa, biện pháp nuôi dạy không phù hợp từ bố mẹ, bị lạm dụng (tinh thần, thể chất,…), quan hệ tình dục sớm,…

Yếu tố nguy cơ khác: Thảm họa thiên nhiên, suy dinh dưỡng, bệnh tật, bạo lực, độc tố hoặc yếu tố di truyền.

Tre-thieu-thon-tinh-cam-la-mot-trong-nhung-yeu-to-nguy-co-cua-roi-loan-phat-trien.webp

Trẻ thiếu thốn tình cảm là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn phát triển

Xác định rối loạn phát triển như thế nào?

Rối loạn phát triển có thể gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của trẻ, thậm chí kéo dài đến khi trưởng thành nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng của rối loạn phát triển

Rối loạn phát triển có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng. Hãy quan sát trẻ, nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên cho bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Bao gồm:

  • Thiếu các kỹ năng xã hội, khó duy trì được tình bạn hoặc khó có thể chơi cùng với một trẻ khác cùng độ tuổi.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động cần sự chỉn chu, kỹ lưỡng. Ví dụ như thả một khối vuông vào trong một ô vuông tương xứng.
  • Gặp các bất thường về giác quan.
  • Kỹ năng ngôn ngữ kém, khó khăn trong việc sử dụng, ví dụ như không thể nói một câu hoàn chỉnh.
  • Trẻ thường xuyên bị lo lắng, rối loạn lo âu, thậm chí trầm cảm.
  • Có các sở thích đặc biệt hoặc bị ám ảnh bởi một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Thậm chí trở thành chuyên gia trong vấn đề đó.

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về rối loạn tự kỷ và 5 điều có thể bạn chưa biết

Chẩn đoán rối loạn phát triển

Đối với các trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp đánh giá về sự thông minh, phát triển của trẻ rối loạn. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm:

  • Khả năng phát triển ngôn ngữ.
  • Khả năng giao tiếp xã hội.
  • Các tương tác của trẻ với người khác.
  • Nét mặt khi giao tiếp biểu hiện như thế nào.
  • Kỹ năng vận động bình thường.
  • Thái độ với các sự thay đổi.

Bac-si-se-cho-nguoi-benh-thuc-hien-them-cac-bai-test-sang-loc-roi-loan-phat-trien.webp

Bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện thêm các bài test sàng lọc rối loạn phát triển

Bác sĩ cũng sẽ thực hiện test sàng lọc thông qua các ASQ cho trẻ (bảng câu hỏi về giai đoạn, lứa tuổi) và PEDS cho bố mẹ (đánh giá tình trạng phát triển). Sau khi đã sàng lọc ban đầu, các phương pháp chẩn đoán khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân của rối loạn phát triển. Ví dụ như:

  • Kiểm tra về tiền sử bệnh lý giai đoạn chu sinh, sức khỏe tâm thần kinh, sự phát triển, yếu tố gia đình.
  • Thực hiện kiểm tra hình ảnh hộp sọ, ví dụ như chụp MRI để xác định xem có các dị dạng thần kinh, bất thường trong não bộ hay không.
  • Xét nghiệm di truyền như xét nghiệm nhiễm sắc thể (NST) hội chứng Down, NST hội chứng DiGeorge (mất NST 22q) hoặc hội chứng mất NST 5p.
  • Các xét nghiệm nghiên cứu DNA di truyền khác.

Cách để sống chung với rối loạn phát triển

Hiện chưa có phương pháp cụ thể nào chữa trị hoàn toàn rối loạn phát triển. Những biện pháp được giới thiệu dưới đây chủ yếu sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng để người mắc có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày.

Thuốc men và theo dõi y tế

Nếu rối loạn phát triển gây ra mất ngủ, khó ngủ, lo âu, tâm trạng thất thường,… người mắc có thể được chỉ định các loại thuốc để giảm thiểu chúng. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng thuốc cần có sự theo dõi, kiểm tra y tế liên tục để xử lý kịp thời khi có những sự cố bất thường.

Mot-so-loai-thuoc-duoc-dung-de-kiem-soat-hanh-vi-cua-roi-loan-phat-trien.webp

Một số loại thuốc được dùng để kiểm soát hành vi của rối loạn phát triển

Các phương pháp trị liệu hỗ trợ

Thông thường, những biện pháp trị liệu cho rối loạn phát triển sẽ được thiết lập chặt chẽ để giúp người mắc kiểm soát tốt hơn. Những liệu pháp sau đây sẽ giúp hạn chế tần suất gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp người mắc thay đổi suy nghĩ hoặc các hành vi không có lợi.
  • Liệu pháp gia đình: Cung cấp cho người thân trong gia đình một hội nhóm, diễn đàn để họ hiểu và hỗ trợ tốt hơn cho người mắc.
  • Liệu pháp nghệ thuật ánh sáng: Ví dụ như sử dụng âm nhạc, khiêu vũ, các loại ánh sáng để giúp trẻ thể hiện được bản thân tốt hơn.
  • Đào tạo các kỹ năng: Bao gồm kỹ năng xã hội, cuộc sống, công việc hàng ngày. Ngoài ra, người thân cũng sẽ được đào tạo những kỹ năng cơ bản để có thể hỗ trợ, xử lý các sự cố khi tình trạng rối loạn phát triển xấu đi.
  • Phân tích hành vi ứng dụng (ABA): Giúp xây dựng hành vi tích cực và ngăn cản các hành vi tiêu cực.
  • Thực hành chánh niệm: Giảm mức độ căng thẳng cho trẻ bị rối loạn phát triển.

Cac-lieu-phap-tri-lieu-se-duoc-thuc-hien-de-ho-tro-dieu-tri-roi-loan-phat-trien.webp

 Các liệu pháp trị liệu sẽ được thực hiện để hỗ trợ điều trị rối loạn phát triển

Thông tin thêm cho bạn

Ngoài những biện pháp khắc phục ở trên, để giúp trẻ bị rối loạn phát triển cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức khỏe não bộ. Trong đó, đinh lăng là vị thuốc bạn có thể lựa chọn.

Theo một nghiên cứu của Đại học Semmelweis, Hungary cho thấy, rễ cây đinh lăng có khả năng phục hồi phản ứng có liên quan đến cải thiện hành vi của trẻ. Từ đó giúp khắc phục được phần rối loạn hành vi trong trong nhóm rối loạn phát triển sau 3 – 4 tuần. Ngoài ra, nghiên cứu khác của TS Nguyễn Thị Thu Hương tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM cùng các cộng sự (2000 – 2007) cũng cho thấy, cây đinh lăng giúp kích thích hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu.

Khi phối hợp cùng các thành phần khác như thăng ma, acid folic, vitamin B6, ginkgo biloba,… có thể tăng cường sức khỏe tâm thần kinh. Sự kết hợp này cũng hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ, cung cấp năng lượng cho não, nâng cao trí tuệ, cải thiện khả năng tư duy, ngôn ngữ ở trẻ rối loạn phát triển.

Mot-so-thao-duoc-tot-cho-nao-bo-cua-nguoi-bi-roi-loan-phat-trien.webp

Một số thảo dược tốt cho não bộ của người bị rối loạn phát triển

Rối loạn phát triển thường không có quá nhiều dấu hiệu rõ rệt, nhưng mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người mắc. Do đó, nếu bạn quan sát thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy thực hiện các kiểm tra, chẩn đoán ngay lập tức.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo về hội chứng rối loạn phát triển. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng để lại câu hỏi dưới bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12558695/

https://www.cdc.gov/ncbddd/developmentaldisabilities/facts.html

  https://zencare.co/mental-health/developmental-disorders

Dược sĩ Hồng Thư

Bình luận