Gút mạn tính là giai đoạn sau của bệnh gút, thường gặp ở những người đã mắc bệnh lâu năm. Để tìm hiểu kỹ hơn về gút mạn tính và phương pháp để cải thiện, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Gút mạn tính là gì?

Gút mạn tính là tình trạng các cơn đau nhức triền miên tại khớp xương do sự phá hủy của các tinh thể urat. Bệnh không biểu hiện bởi những cơn đau liên tục nhưng có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gút thường gặp nhiều hơn ở nam giới và độ tuổi trung niên. Mặc dù tỷ lệ người mắc gút ở Việt Nam không quá cao nhưng đa số đều tiến triển đến giai đoạn mạn do việc kiểm soát nồng độ acid uric không tốt từ chế độ ăn uống đến việc tuân thủ điều trị. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sự tiến triển sang giai đoạn gút mạn đều bắt nguồn từ sự lắng đọng acid uric tại khớp. Đó có thể do sự giảm đào thải qua thận, tăng sản xuất acid uric hoặc người bệnh tiêu thụ lượng lớn các thực phẩm giàu purin. Khi acid uric tấn công các khớp trong một thời gian dài thì sẽ xuất hiện các biến chứng. Khớp xương bị phá hủy một cách nặng nề. Và đó là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh cần có một chế độ điều trị tích cực hơn.

Gút tiến triển đến giai đoạn mạn tính thường gây biến dạng khớp

Dấu hiệu nhận biết gút chuyển sang giai đoạn mạn tính

Thực tế cho thấy, khi bệnh gút tiến triển đến giai đoạn mạn tính, các biểu hiện sẽ rầm rộ và dễ nhận biết hơn, cụ thể như sau:

Xuất hiện hạt tophi 

Các tinh thể acid uric tích lũy nhiều tại khớp sẽ hình thành các hạt tophi. Khi bạn nhận thấy sự xuất hiện của hạt này tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Hạt tophi xuất hiện ngay dưới da với kích thước và số lượng khác nhau. Đặc trưng của hạt này là cứng, ấn không đau, tròn, có màu vàng hoặc trắng. Thi thoảng bạn còn có thể nhìn thấy cả các tinh thể urat ở bên trong. 

Tổn thương và biến dạng khớp

Những tinh thể urat lắng đọng tại các khớp sẽ gây nên tình trạng viêm khớp, phá hủy sụn. Người mắc gút mạn tính sẽ cảm thấy đau đớn, đi đứng khó khăn hơn. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể phải cắt cụt xương và gây tàn phế.

Xuất hiện sỏi urat và dẫn tới suy thận

Triệu chứng này thường ít gặp hơn so với các cơn đau. Khi các tinh thể urat quá nhiều trong máu, chúng sẽ lắng đọng tại thận gây ra sỏi urat. Người bệnh sẽ nhận thấy các cơn đau quặn thận, thậm chí đái ra máu. Theo thống kê, khoảng 10% những người có bệnh gút mạn tính sẽ tiến triển đến biến chứng suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải acid uric kém, điều này sẽ khiến bệnh gút ngày càng trầm trọng hơn. 

Bệnh gút có thể gây ra biến chứng suy thận

>>> XEM THÊM: Axit uric bao nhiêu là bị gút? Làm gì để kiểm soát axit uric trong mức an toàn?

Các phương pháp điều trị gút mạn tính

Sử dụng thuốc điều trị gút mạn tính là phương pháp phổ biến nhất. Ngoài ra, để có hiệu quả tối ưu, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp dưới đây:  

Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau 

Để cải thiện triệu chứng sưng nhức khớp do gút mạn tính, người bệnh có thể dùng một số thuốc sau:

  • Colchicin: Colchicin không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp mà còn được sử dụng để dự phòng các cơn gút cấp ở những người mắc bệnh gút mạn. Tuy nhiên hãy uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng colchicin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: Rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs): Người mắc gút mạn tính cũng có thể dùng thêm các thuốc chống viêm, giảm đau nhóm NSAIDs như naproxen, ibuprofen, meloxicam… Nhóm thuốc này giúp cơn đau nhanh chóng dịu đi và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nhóm thuốc NSAIDs lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng. 
  • Corticoid: Sử dụng thuốc corticoid để điều trị bệnh gút mạn tính khi người bệnh không đáp ứng hoặc không dùng được các thuốc giảm đau, chống viêm khác. Tuy nhiên, sử dụng nhiều corticoid có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận, hội chứng cushing, tăng đường huyết, loãng xương,... Do đó, corticoid nên được sử dụng với thời gian và liều dùng ngắn nhất có hiệu quả để hạn chế các tác dụng phụ.

Để cải thiện triệu chứng sưng đau khớp do gút, người bệnh có thể dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc giảm acid uric máu 

Các thuốc được sử dụng để giảm acid uric máu là:

  • Thuốc tăng thải acid uric: Các thuốc có hoạt chất probenecid, benzbromarone, sulfinpyrazon… giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Do đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm lắng đọng tại các khớp. Các thuốc này thường được sử dụng ở người mắc gút mạn tính mà chưa có sỏi thận và chức năng thận bình thường.
  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu: Allopurinol được chỉ định khi tình trạng viêm đã thuyên giảm. Nhiều trường hợp đã được ghi nhận là dị ứng với allopurinol khi sử dụng liều cao hoặc do cơ địa của người bệnh. Do đó khi được kê đơn có allopurinol, bạn hãy nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ phòng ngừa gút mạn tính

Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm sưng đau khớp, hạ axit uric máu và phòng bệnh gút tiến triển. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gút hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Trạch tả có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric máu, phòng ngừa gút mạn tính

Gút khi đã tiến triển đến giai đoạn mạn tính thường đi kèm với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay từ khi phát hiện bệnh, cần phải có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được các chuyên gia giải đáp chi tiết. 

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận