Cơ chế hoạt động và công dụng của Femoston

Femoston thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và hormone sinh dục. Thuốc gồm 2 thành phần chính là Dydrogesterone và Estradiol. Cơ chế của Femoston được giải thích như sau:

  • Estradiol: Thay thế cho Estrogen trong cơ thể bị suy giảm ở phụ nữ đã mãn kinh. Từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do quá trình mãn kinh gây ra.
  • Dydrogesterone: Thay thế tương đương cho Progesterone ở phụ nữ chưa cắt bỏ tử cung.

Do đó, Femoston thường được sử dụng trong liệu pháp hormone thay thế HRT. Khi dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ giúp bổ sung hormone Progesterone, Estrogen giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Từ đó, thuốc được sử dụng cho những trường hợp sau đây:

  • Giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu hụt Estrogen sau mãn kinh ở phụ nữ, ví dụ như nóng mặt, ngực, cổ (bốc hỏa); rong kinh; các vấn đề về giấc ngủ; bị mồ hôi trộm; các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu, khô âm đạo.
  • Phòng chống loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh.
  • Sử dụng cho các trường hợp có nguy cơ cao bị rạn gãy xương.

Ngoài Femoston, bạn có thể tìm thấy 2 thành phần Dydrogesterone và Estradiol ở một số biệt dược khác như Duphaston, Veinofytol,… Với biệt dược Femoston, thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau. Ví dụ như Femoston 1/10mg, 2/10mg, Femoston Conti 0.5/2.5mg, 1/5mg.

Femoston-lam-giam-trieu-chung-boc-hoa-o-phu-nu-man-kinh.webp

Femoston làm giảm triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh 

Đối tượng cần thận trọng khi dùng Femoston

Bạn không được sử dụng thuốc (chống chỉ định) nếu bạn đang hoặc đã từng gặp một số vấn đề y tế. Bao gồm:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong Femoston.
  • Ung thư vú, tử cung (nội mạc tử cung) hoặc bất kỳ loại ung thư nào có nguyên nhân hoặc phụ thuộc vào Estrogen, Progestogen.
  • Cắt bỏ tử cung.
  • Người có cục máu đông hoặc tiền sử mắc đột quỵ não, nhồi máu cơ tim,...
  • Viêm đau, tắc nghẽn mạch máu ở phổi, não, chân hoặc tim.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, tăng sản nội mạc tử cung nhưng chưa được điều trị.
  • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin, bệnh gan nặng.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, sắp thực hiện phẫu thuật trong 4 tuần tới.

Một số trường hợp có thể được cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi sử dụng. Báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc các đối tượng sau:

  • Có tiền sử gia đình bị ung thư vú.
  • Ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, có các khối u lành tính ở tử cung. Có các nốt, cục, u nang trong vú hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào liên quan đến vú.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Huyết áp cao, các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, thận, đau tim, đột quỵ.
  • Đau đầu, đau nửa đầu dữ dội.
  • Vấn đề tắc nghẽn mật, sỏi mật, bệnh túi mật.
  • Động kinh, hen suyễn, lupus ban đỏ, thị lực bất thường, suy giáp, xơ cứng tai (mất thính lực do xương trong tai có vấn đề).
  • Người bị mỡ máu cao hoặc có nồng độ canxi trong máu bất thường.
  • Các trường hợp có nguy cơ cao hình thành cục máu đông: Người trong gia đình đã từng bị thừa cân, giãn tĩnh mạch, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Không dung nạp được đường lactose, phụ nữ mang thai và cho con bú.

khong-su-dung-femoston-neu-ban-đang-bi-ung-thu-buong-trung.webp

Không sử dụng Femoston nếu bạn đang bị ung thư buồng trứng

Hướng dẫn sử dụng thuốc Femoston an toàn

Bạn cần sử dụng Femoston đúng với những gì mà bác sĩ hướng dẫn. Những thông tin hướng dẫn sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách sử dụng và liều dùng

Uống 1 lần mỗi ngày và liên tục theo thời gian điều trị được bác sĩ hướng dẫn. Nuốt trọn viên thuốc với nước. Bạn có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Liều dùng khuyến cáo của Femoston lần lượt như sau:

  • Ngày 1-14 của chu kỳ: Sử dụng 1-2 mg Estradiol/ngày.
  • Ngày 15-28 của chu kỳ: Sử dụng 1-2 mg Estradiol và 10mg Dydrogesterone/ngày.

Mỗi vỉ thuốc sẽ được in ngày sử dụng ở mặt sau của vỉ thuốc theo mũi tên. Bạn có thể sử dụng thuốc theo chu kỳ hoặc theo tuần. Tùy vào mục đích điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp.

Xử lý khi quên/quá liều thuốc

Quên liều: Uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã qua 12 giờ kể từ liều gần nhất, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình. Quên liều có thể gây ra nguy cơ bị chảy máu bất thường ở âm đạo. Do đó, bạn nên đặt báo thức giờ uống thuốc mỗi ngày để tránh quên liều.

Quá liều: Quá liều Femoston có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau bụng, căng ngực, buồn ngủ, mệt mỏi và thiếu máu. Hãy thông báo cho bác sĩ khi gặp các triệu chứng quá liều để được tư vấn xử lý.

Lưu ý cần biết khi sử dụng Femoston

Ngoài sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để dùng Femoston an toàn hơn. Bao gồm tương tác thuốc và các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng.

Tác dụng phụ có thể gặp của Femoston

Femoston có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý khác như ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung phát triển bất thường, ung thư buồng trứng, cục máu đông, bệnh tim, đột quỵ, mất trí nhớ,… Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Tác dụng phụ nghiêm trọng – Dừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Dấu hiệu dị ứng: Phát ban, nổi mề đay ở da, sưng môi, mặt môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác, khó thở.
  • Đau đầu, dữ dội đột ngột, mất phối hợp đột ngột.
  • Mờ mắt, mất thị lực đột ngột, bị căng phồng nhãn cầu.
  • Nói lắp, khó thở, ho ra máu.
  • Tê ran, ngứa ran cánh tay, chân; sưng đau bắp chân, đùi.
  • Đau/căng ở bụng, sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn.
  • Vàng da, vàng mắt, ngứa, phân màu vàng nhạt, nước tiểu sẫm màu.

Thuoc-femoston-co-the-gay-dau-dau-du-doi-khi-dung.webp

Thuốc Femoston có thể gây đau đầu dữ dội khi dùng

Tác dụng phụ ít nguy hiểm – Thường biến mất theo thời gian, nhưng nếu chúng làm bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ. Bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc xuất hiện tụ máu trên da (nếu tình trạng chảy máu quá nhiều nên liên hệ bác sĩ kiểm tra trong thời gian sớm nhất có thể).
  • Đau, sưng hoặc mềm vú. Xuất hiện cơn đau tương tự như đến ngày của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ngứa âm đạo, viêm nhiễm, âm đạo tiết dịch.
  • Sưng cẳng chân, ngón tay, mắt cá chân, bụng.
  • Buồn nôn, đau quặn bụng, trúng gió, tiêu chảy, ợ chua.
  • Nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Suy nhược, nhức đầu, tăng huyết áp, trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, thay đổi tâm trạng.
  • Động kinh trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau lưng, tăng/giảm cân, thay đổi ham muốn tình dục.
  • Xuất hiện mụn trứng cá, khô da, đổi màu da, ngứa.

Tương tác thuốc của Femoston cần lưu ý

Thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược đang sử dụng. Đặc biệt là những loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị động kinh: Carbamazepine, Phenobarbital, Phenytoin.
  • Thuốc kháng sinh, chống nhiễm trùng như: Ritonavir, Rifampicin.
  • Một số loại thuốc khác như: Tacrolimus, Fentanyl, Theophylline, Cyclosporin, St John’s Wort.

Thông tin thêm cho bạn

Như đã biết, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng bốc hỏa sau mãn kinh là do sự suy giảm nội tiết tố nữ. Tuy không gây nguy hiểm cho người mắc nhưng sẽ làm khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt bình thường.

Tuy vậy, những sản phẩm tổng hợp Estrogen hiện nay thường không thân thiện với cơ thể, khả năng hấp thu kém. Hơn nữa, nếu sử dụng liều cao có thể gây nguy hiểm. Do đó, để cải thiện được nội tiết tố nữ tốt hơn, nhiều người đã lựa chọn bổ sung thêm các loại thảo dược lành tính.

Hiện nay nhiều người lựa chọn sản phẩm từ thảo dược có chứa cây Trinh nữ Châu Âu, bột ngọc trai, đương quy. Sự phối hợp này giúp tăng cường nội tiết tố nữ tốt hơn bằng cơ chế kích thích sản sinh hormone nội tiết nữ tự nhiên. Từ đó, có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, bốc hỏa,… do thiếu hụt nội tiết tố gây ra. Trong đó:

Trinh nữ Châu Âu: Được nghiên cứu chỉ ra có chứa flavonoid, diterpene, iridoid glycosid,... giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện hiệu quả: 

  • Tình trạng hoàng thể, thể vàng bị thiếu hụt.
  • Suy giảm chức năng sinh lý ở phái nữ.
  • Triệu chứng khó chịu trong thời kỹ mãn kinh, tiền mãn kinh.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u xơ tuyến vú,...

Bột ngọc trai: Nghiên cứu chứng minh bột ngọc trai có tác dụng đẩy lùi lão hóa, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất collagen ở phụ nữ, làm chậm lão hóa. Đặc biệt có tác dụng hỗ trợ tốt cho phụ nữ sau sinh hoặc mãn kinh.

Đương quy: Được nghiên cứu vào năm 2006 tại trường Đại học Messina (Italia), thảo dược này cho thấy có hoạt tính của nội tiết tố nữ estrogen. Khi sử dụng có thể giúp cải thiện được những triệu chứng khi bị rối loạn nội tiết tố ở nữ giới.

Ngoài ra, việc sử dụng thêm thành phần Methylsulfonylmethane (MSM) cũng sẽ giúp cải thiện được nội tiết tố trong cơ thể của nữ giới bằng khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh của mình. MSM đã được nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2010 và cho kết quả rằng, hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, lưu thông máu hiệu quả. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc, Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng MSM có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú. 

Mot-so-duoc-lieu-giup-tang-cuong-noi-tiet-to-nu.webp

Một số dược liệu giúp tăng cường nội tiết tố nữ

>>>XEM THÊM: TỔNG HỢP TOÀN BỘ THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ HORMONE ESTROGEN

Thuốc Femoston chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Tuy thuốc giúp giảm các triệu chứng khó chịu sau thời kỳ mãn kinh, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiều bệnh lý khác. Do đó, nên thận trọng hơn khi dùng.

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến thuốc Femoston. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì liên quan đến các thông tin trong bài viết, vui lòng bình luận để được hỗ trợ.

Tham khảo:

https://www.mims.com/vietnam/drug/info/femoston%201-10mg?type=vidal

https://www.drugs.com/international/femoston.html

https://www.netdoctor.co.uk/medicines/a6714/femoston-estradiol-dydrogesterone/

Bình luận