Tìm hiểu về các loại u phổi tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm
U phổi là bệnh lý đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Có nhiều loại u phổi khác nhau, trong đó u phổi ác tính hay ung thư phổi là tình trạng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu đang tìm hiểu về u phổi, nội dung được chia sẻ ngay dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Tổng quan về khối u phổi
Có nhiều loại u phổi khác nhau. Nắm rõ được bạn đang gặp tình trạng u phổi nào sẽ giúp quá trình điều trị, kiểm soát bệnh được hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
U phổi là gì?
Khối u phổi là sự tích tụ bất thường của các mô, xảy ra khi những tế bào trong phổi phân chia quá nhanh và không chết theo chu trình bình thường. Trên thực tế, những khối u này có thể xuất hiện trong mô phổi hoặc đường hô hấp.
Tương tự với những khối u khác, u phổi gồm 2 loại chính là u phổi lành tính và u phổi ác tính. Trong đó, u phổi ác tính hay ung thư phổi chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới (theo thống kê từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ - NCBI).
Thống kê từ Cleveland Clinic cũng cho biết, cứ khoảng 1/500 trường hợp chụp X-quang ngẫu nhiên ở ngực sẽ phát hiện u phổi lành tính, trong đó tỷ lệ này khi thực hiện chụp CT là 1/100. Một số thống kê trên Cleveland Clinic cũng cho thấy, trong số các nốt được phát hiện bởi chụp X-quang, 66% trường hợp là lành tính, trong đó với chụp CT là 99%.
Chụp CT có thể giúp phát hiện khối u ở phổi
Bệnh u phổi có chữa được không?
U phổi có chữa được không là một câu hỏi khó giải đáp. Bởi mức độ chữa trị bệnh còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện, tình trạng khối u, sức khỏe tổng thể của người mắc. Ngoài ra, u phổi còn tiềm ẩn khả năng tái phát ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm sau vài năm.
Đa số các nhà khoa học, bác sĩ đều đưa ra nhận định rằng u phổi, ung thư phổi không thể chữa khỏi hoàn toàn (Theo Very well Heath). Tuy vậy, việc điều trị các khối u, ung thư phổi hiện nay đã có nhiều bước tiến vượt trội hơn.
Do đó, mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh lý này cao, nhưng tỷ lệ sống sót sau điều trị cũng đã được cải thiện khá nhiều. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, bạn vẫn có thể sống đến 15 năm sau khi đã loại bỏ các khối u ác tính nếu không có dấu hiệu nào về ung thư xuất hiện.
Các loại u phổi đã được phát hiện
Như đã nêu ở phần trên, u phổi bao gồm 2 nhóm chính là lành tính và ác tính. Trong 2 nhóm này sẽ được phân thành nhiều loại u phổi khác. Cụ thể như sau:
U phổi lành tính
Khối u lành tính thường phát triển chậm, không có tính chất lây lan sang bộ phận khác. Kích thước của khối u lành tính đa số là dưới 3cm, có hình dạng đường viền mịn, đều đặn. U lành tính gồm những loại như sau:
Khối u trung mô
Có nhiều loại khối u trung mô khác nhau, bao gồm:
Hamartomas: Là loại u phổi lành tính phổ biến, chúng được tạo thành từ các mô bình thường như sụn, chất béo, cơ, mô liên kết nhưng với số lượng bất thường. Loại u phổi này có kích thước dưới 4cm, chiếm khoảng 55% tổng số u phổi lành tính và 8% tổng số u phổi. 80% khối hamartomas được tìm thấy ngoài mô liên kết của phổi.
Chondroma: Khối u lành tính được hình thành bởi tế bào sụn.
Khối u nguyên bào sợi nội phế quản bẩm sinh: Được hình thành ở trẻ em từ trong bào thai hoặc ngay khi vừa sinh. Chúng bao gồm những tế bào phổi nguyên sinh.
Khối u nguyên bào sợi viêm: Là những khối u lành tính nhất được hình thành từ các tế bào mô liên kết. Thường được tìm thấy ở trẻ em, thanh niên, dù được điều trị nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao.
U xơ: Cũng là một loại u lành tính của mô liên kết, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể bao gồm cả phổi. Thông thường, u xơ sẽ được tìm thấy ở những đường dẫn khí lớn, màng phổi hoặc trong phổi.
U mỡ: Thường gặp ở dưới da và hiếm khi xuất hiện trong phổi. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở phổi thường sẽ có trong các mô phổi, đường thở, màng phổi.
Các khối u phổi trung mô rất phổ biến
U phổi Adenomas
U phổi Adenomas bao gồm những loại khối u nhỏ hơn như:
U tuyến phế quản: Được phát triển trong các rãnh niêm mạc, đường phế quản hoặc ống dẫn khí quản. U tuyến phế quản cũng là một loại u phổi phổ biến.
U tuyến nhầy: Là những khối u rất hiếm từ những tế bào sản xuất chất nhầy trong phổi. Thường phát triển tập trung gần đường thở, có thể gây tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh bị ho dai dẳng, viêm phổi.
U tế bào phổi xơ cứng: Được tạo thành từ các tế bào phổi nguyên thủy và khá hiếm gặp. Chúng gần giống như ung thư phổi khi thực hiện nghiên cứu trên hình ảnh.
U nang tuyến nhầy: Được tìm thấy nhiều nhất ở buồng trứng nhưng chúng cũng có thể xuất hiện trên phổi. Tuy không liên quan đến các tế bào biểu mô chất nhầy, nhưng chúng thường là những khối u dạng nang chứa chất nhầy.
Papillomas
Là loại u ít phổ biến hơn so với 2 loại trên. Papillomas phát triển bên trong ống phế quản và nhô ra khỏi bề mặt mà chúng đang bám vào. Loại u này sẽ được chia thành 3 loại, bao gồm:
- U có vảy: Là kết quả của việc nhiễm virus HPV, gây ra mụn cóc cũng như một số bệnh lây truyền khác qua đường tình dục.
- U tuyến: Ít phổ biến hơn so với u có vảy, thường phát triển trong đường thở lớn hơn. Papillomas tuyến phổ biến ở người lớn, xuất hiện dưới dạng một nốt ở trung tâm đường thở.
- U hỗn hợp: Là loại hỗn hợp của u vảy và u tuyến. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nhưng chúng có khả năng chuyển hóa thành ung thư khá cao.
Papillomas là loại u phổi lành tính ít phổ biến
Các loại khối u khác – bao gồm:
- Khối u tuyến nước bọt: Thường là khối u biểu mô và ác tính, có thể lây lan sang vị trí khác.
- Xanthoma: Là những khối u mỡ thường xuất hiện dưới da, nhưng một số trường hợp có thể tìm thấy ở phổi.
- Amyloid: Là sự tích tụ bất thường của các protein trong phổi, có thể dẫn đến tử vong bởi cơ chế lan rộng và cản trở trao đổi khí.
- U máu: Khối u trong mạch máu và đôi khi được tìm thấy ở phổi.
U phổi ác tính
U phổi ác tính – ung thư phổi có nhiều cách phân loại khác nhau. Trong đó, cách phân chia thành ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể như sau:
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)
Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại u phổi ác tính nguy hiểm nhất bởi chúng có khả năng lây lan nhanh. Chúng có thể lây lan theo đường máu, đường thở và hệ thống bạch huyết. Tỷ lệ chiếm tới 15% các ca bệnh. Những tế bào ung thư của loại này thường nhỏ nhưng chứa nhiều hạt nhân.
Với kích thước đó, ung thư phổi tế bào nhỏ dễ dàng lây lan và xâm lấn những vị trí khác rất nhanh. Trường hợp này thường di căn sớm và khó điều trị.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ có tốc độ lây lan và phát triển chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị kịp thời và hy vọng sống cao hơn.
Trong một số trường hợp, u phổi lành tính có thể chuyển thành ung thư phổi
>>> XEM THÊM: K phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Triệu chứng u phổi như thế nào?
Đa số các trường hợp bị u phổi không có triệu chứng, chúng thường được phát hiện tình cờ qua chụp X-quang hoặc CT cho bệnh lý khác. Những triệu chứng của u phổi chỉ rõ rệt khi bệnh đã chuyển biến nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Ví dụ như:
- Liên quan đến hô hấp: Ho khan hoặc ho ra máu, khó thở hoặc thở khò khè, khàn giọng, xuất hiện âm thanh ran nổ trong phổi. Một số khối u xuất hiện gần đường thở có thể gây ra tắc nghẽn, khiến người bệnh bị ho dai dẳng, khó chịu, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược, sốt, sụt cân không lý do. Một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu móng tay bị co quắp, sưng bạch huyết ở giữa ngực.
- Triệu chứng do khối u ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận: Đau ngực, đau xương, khó nuốt, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ, xuất hiện cục máu đông,…
Nghiêm trọng hơn, nếu khối u không được phát hiện có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh có những biểu hiện như đau đầu, yếu tay chân, co giật hoặc ngất xỉu.
Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Lúc này, bạn có thể được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán để xác định chính xác khối u. Ví dụ như:
- Xét nghiệm hình ảnh: X-quang, chụp CT sẽ là những phương pháp được lựa chọn để xác định hình ảnh khối u trong phổi. Ngoài ra, chụp MRI, chụp PET cũng có thể được sử dụng.
- Sinh thiết: Được thực hiện khi khối u ở gần đường thở lớn để xác định chắc chắn hơn.
- Một số phương pháp xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, CT phát xạ ảnh đơn (SPECT), xét nghiệm lao trên da,…
Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để tìm ra các khối u phổi
U phổi có nguy hiểm không?
U phổi lành tính thường không nguy hiểm, ít gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi khối u mở rộng, lây lan sang bộ phận khác, chúng có thể khiến những mô lân cận bị phá hủy và tổn thương.
Đặc biệt, khi khối u phổi ác tính di căn, chúng có thể làm giảm lượng oxy trong máu. Lúc này, người bệnh có nguy cơ bị những biến chứng như sau:
- Ho ra máu: Gây chảy máu đường thở nghiêm trọng.
- Tràn dịch màng phổi: Những chất lỏng tích tụ trong phổi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoang ngực.
- Khối u ác tính di căn: Những khối u này có thể di căn đến những bộ phận khác như: Não, xương, gan,…
Nguyên nhân gây u phổi là gì?
Nguyên nhân gây khối u phổi chưa được biết chính xác. Nhưng nhìn chung, khối u có thể xuất hiện do một số yếu tố như sau:
Di truyền: Khối u lành tính và ác tính có thể phát triển do tổn thương di truyền đối với các DNA gây ra. Những tổn thương này dẫn đến sự thay đổi biểu sinh, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tế bào, trong đó bao gồm quá trình tăng sinh và chết đi của tế bào.
Thuốc lá: Đây được xem là nguy cơ lớn nhất gây ra u phổi và ung thư phổi. Trong thuốc lá có chứa hơn 73 chất gây ung thư khác nhau. Những chất này tác động làm hỏng các tế bào lót của phổi và thay đổi nhu mô phổi.
Viêm do nhiễm trùng: U phổi cũng có thể do một số hiện tượng nhiễm trùng gây ra. Ví dụ như bị nhiễm các loại nấm (coccidioidomycosis, histoplasmosis, cryptococcosis,…), áp-xe phổi, bệnh lao, viêm phổi tròn,…
Một số tình trạng viêm không do nhiễm trùng: Ví dụ như viêm khớp dạng thấp, u hạt Wegener, dị tật bẩm sinh ở phổi (u nang phổi, dị dạng phổi), sarcoidosis,…
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra u phổi
>>> XEM THÊM: Bệnh u phổi có lây không?
Điều trị và kiểm soát khối u phổi
Điều trị u phổi sẽ cần xác định dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng của khối u như thế nào. Nếu trong trường hợp khối u lành tính còn nhỏ, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
Các phương pháp điều trị
Trong trường hợp khối u đã chuyển thành ung thư, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ 1 phần hoặc toàn phần ung thư.
- Xạ trị: Thường được sử dụng cùng phương pháp hóa trị liệu. Giúp người bệnh giảm các triệu chứng, cơn đau do u phổi gây ra.
- Hóa trị liệu: Dùng kết hợp với một số loại thuốc để loại bỏ tế bào ung thư, thường được sử dụng sau phẫu thuật.
- Xạ trị toàn thân lập thể: Còn có tên gọi khác là phẫu thuật phóng xạ, là phương pháp điều trị bức xạ cường độ cao trực tiếp vào nhiều góc độ của khối ung thư.
- Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu kết hợp với những phương pháp khác.
Phòng ngừa và khắc phục tại nhà
Bên cạnh những phương pháp điều trị được hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề trong phòng ngừa, khắc phục u phổi tại nhà. Cụ thể như sau:
- Bạn nên cố gắng thư giãn, tập trung vào hơi thở, tiết kiệm năng lượng để hạn chế tình trạng thở gấp,…
- Ngừng hút thuốc.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hay lúc làm việc.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý. Do đó, nên ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, tinh bột tốt, hạn chế các chất béo xấu, thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,…
- Thường xuyên tập thể dục, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số thảo dược hoặc thành phần giúp cải thiện tình trạng u phổi. Ví dụ như lunasin (chiết xuất từ đậu tương), khổ sâm bắc, cỏ xạ hương, hoàng kỳ, bán chi liên, bồ công anh,…
Một số loại thảo dược giúp cải thiện tình trạng u phổi
Trong đó, lunasin là thành phần giúp hỗ trợ điều trị u phổi hiệu quả. Đây là nguyên liệu được chuyển giao công nghệ thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y tế. Lunasin có thể hỗ trợ ức chế quá trình phân chia tế bào qua cơ chế gắn kết các protein đặc hiệu.
Đã có khá nhiều nghiên cứu khoa học của thành phần này như “Peptide đậu tương phòng ngừa ung thư” được thực hiện bởi Ben O. de Lumen hoặc nghiên cứu “Điều tra tác dụng chống ung thư của peptide lunasin chiết xuất từ đậu tương” năm 2016 được thực hiện bởi Bharat Devapatla cùng cộng sự. Kết quả các nghiên cứu đều chỉ ra, lunasin có khả năng hỗ trợ ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô ở phổi hiệu quả.
Ngoài ra, những loại thảo dược khác cũng đã được nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả với bệnh lý u phổi. Ví dụ như:
- Khổ sâm bắc: Nghiên cứu của Xianjiao Cao và Qingqing He được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy, loại thảo dược này có khả năng giúp giảm bớt tác dụng phụ do hóa trị gây ra.
- Bán chi liên: Chiết xuất của thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị u phổi ác tính - ung thư phổi không tế bào nhỏ nhờ khả năng chống viêm, thúc đẩy quá trình apoptosis và bắt giữ chu kỳ tế bào. Kết quả này được chứng minh bởi nghiên cứu của Jianling Liu cùng cộng sự vào năm 2018.
Khi kết hợp lunasin với những loại thảo dược trên sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Từ đó giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc u phổi. Sự kết hợp này còn giúp hỗ trợ tăng hiệu quả của quá trình xạ trị, hóa trị cho người bệnh.
U phổi cần được phát hiện sớm và kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Trên đây là một số thông tin tham khảo về u phổi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan, vui lòng để lại câu hỏi ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp ngay.
Tham khảo:
https://erj.ersjournals.com/content/42/Suppl_57/P4522
https://emedicine.medscape.com/article/426820-overview#a4
https://en.wikipedia.org/wiki/Lung_cancer
https://www.webmd.com/lung/benign-lung-tumors-and-nodules
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC312845/
https://www.verywellhealth.com/benign-lung-tumors-4691959
Bình luận