Ung thư gan là gì? 

Ung thư gan là những khối u ác tính bắt nguồn từ các tế bào trong gan. Khi khối u hình thành và phát triển, nó sẽ phá hủy tế bào gan, gây cản trở hoạt động thông thường của gan.

Ung thư gan được phân thành 2 loại chính là ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư bắt nguồn từ chính những tế bào nằm trong gan. Còn ung thư gan thứ phát (di căn) bắt đầu từ những tế bào ung thư ở các cơ quan khác như ruột kết, phổi, vú,... lây lan tới gan. Tỷ lệ ung thư gan thứ phát thường phổ biến hơn ung thư gan nguyên phát.

Ung thư gan là những khối u ác tính bắt nguồn từ gan

Ung thư gan là những khối u ác tính bắt nguồn từ gan

Hiện nay, nhiều loại ung thư có thể hình thành trong gan. Trong đó có thể kể tới một số loại ung thư gan phổ biến đó là:

Ung thư biểu mô tế bào gan: Hay còn gọi là u gan. Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85 - 90% ca mắc ung thư gan. Ung thư biểu mô tế bào gan phát triển từ những tế bào chính tạo nên gan.

Ung thư đường mật: Hay còn gọi là ung thư ống mật. Đây là loại ung thư gan hiếm gặp và phát triển trong các ống dẫn mật ở gan. Nếu khối u phát triển ở ống dẫn bên trong gan thì nó được gọi là ung thư ống mật trong gan. Ngược lại, khối u phát triển ở ống dẫn bên ngoài gan gọi là ung thư ống mật ngoài gan.

U mạch máu gan ác tính: Là dạng ung thư bắt đầu từ mạch máu trong gan. U mạch máu gan hiếm gặp nhưng cực nguy hiểm. Loại ung thư này có xu hướng tiến triển rất nhanh nên người bệnh thường chỉ phát hiện và chữa trị ở giai đoạn muộn.

U nguyên bào gan: Là dạng ung thư gan cực kỳ hiếm gặp và thường được tìm thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi. Khối u thường bắt đầu từ thùy phải của gan và có thể di căn tới cơ quan khác trên cơ thể.

Triệu chứng ung thư gan

Triệu chứng nhận biết ung thư gan giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng. Chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, bạn mới có thể nhận thấy một số dấu hiệu. Tuy nhiên, chúng cũng rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy nếu gặp bất cứ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần đi khám ngay.

Cụ thể những dấu hiệu ung thư gan bao gồm:

  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ lý do.
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. 
  • Khó chịu và đau phần bụng trên, sưng bụng.
  • Cơn sốt dai dẳng, suy nhược, mệt mỏi cơ thể kéo dài.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Sự thay đổi màu mắt, màu da (vàng mắt, vàng da).
  • Phân nhợt nhạt, có phấn, nước tiểu sẫm màu.

Một số biểu hiện của bệnh ung thư gan 

Một số biểu hiện của bệnh ung thư gan 

Nguyên nhân gây ung thư gan

Ung thư gan xảy ra khi tế bào gan xuất hiện sự đột biến trong DNA. Tình trạng này khiến DNA không thực hiện đầy đủ chức năng chỉ dẫn cho tế bào. Kết quả là tế bào phát triển nhanh bất thường, không thể kiểm soát và hình thành nên khối ung thư trong gan.

Cho tới nay, bác sĩ chưa hoàn toàn xác định nguyên nhân gây bệnh ung thư gan. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường xảy ra khi gan bị tổn thương hoặc do di truyền bẩm sinh. Cụ thể một số yếu tố dưới đây được cho là làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư gan: 

  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan lớn hơn so với nữ giới.
  • Cân nặng: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm HBV và HCV mạn tính: Người mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C mạn tính khiến gan bị tổn thương, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
  • Xơ gan: Tình trạng xơ gan kéo dài và không được chữa trị khiến các mô sẹo hình thành trong gan. Điều này làm tăng tỷ lệ phát triển khối u.
  • Bệnh gan di truyền: Người mắc bệnh về gan như huyết sắc tố, Wilson có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
  • Bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ không do rượu: Người mắc 2 bệnh lý này có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn những đối tượng khác. 
  • Tiếp xúc hoặc sử dụng aflatoxin - một loại chất độc tạo ra bởi nấm mốc tồn tại trên ngũ cốc, lạc và ngô. 
  • Lạm dụng rượu: Người sử dụng quá nhiều rượu mỗi ngày sẽ gây tổn thương gan không thể phục hồi và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan. 
  • Sử dụng steroid đồng hóa: Những người lạm dụng steroid đồng hóa để tăng cơ bắp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ung thư gan có xu hướng xảy ra ở người bị tổn thương gan 

Ung thư gan có xu hướng xảy ra ở người bị tổn thương gan 

Phương pháp chẩn đoán ung thư gan

Chẩn đoán ung thư gan sẽ bắt đầu bằng việc bác sĩ hỏi bạn về tiền sử bệnh và thực hiện khám sức khỏe tổng quát. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử lạm dụng rượu hoặc mắc bệnh lý về gan như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan.

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư gan như:

  • Xét nghiệm chức năng gan: Bác sĩ sẽ đo nồng độ protein, men gan và bilirubin trong máu để xác định sức khỏe của gan. 
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện để xem xét nồng độ một số chất như alpha fetoprotein (AFP) và sắt trong máu. Trường hợp nồng độ 2 chất này tăng cao có thể là dấu hiệu của khối u trong gan. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm siêu âm bụng, chụp CT, quét MRI. Những xét nghiệm này cho thấy hình ảnh chi tiết của gan và giúp bác sĩ xác định vị trí, kích thước khối u.
  • Sinh thiết gan: Một mẫu mô gan sẽ được thu thập và gửi tới phòng thí nghiệm để đánh giá. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy trong gan có tồn tại khối u không và đó là u lành tính hay ác tính. 
  • Nội soi ổ bụng: Thường được sử dụng để phát hiện những khối u nhỏ. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng, sau đó dùng ống nội soi gắn camera để xem xét tình trạng gan thực tế và thực hiện sinh thiết chính xác hơn.

Sau khi xác định ung thư gan, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm để xem mức độ (giai đoạn) bệnh. Những xét nghiệm thường được sử dụng là chụp CT, quét MRI và quét xương. Chúng sẽ giúp xác định chính xác kích thước và vị trí, cũng như tỷ lệ di căn của khối u đến khu vực khác trong cơ thể. 

Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư gan

Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư gan

Phương pháp điều trị ung thư gan

Phương pháp điều trị ung thư gan sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên mức độ bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và nhu cầu điều trị của từng người. Mỗi phương pháp sẽ có mục đích điều trị cũng như ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ

Mục đích của phương pháp phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trong cơ thể. Những lựa chọn phẫu thuật có thể bao gồm:

Cắt bỏ khối u: Phương pháp này thường chỉ được dùng cho những trường hợp ung thư gan giai đoạn đầu. Trong đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô gan xung quanh. Theo thời gian, mô sẽ phát triển, khôi phục lại và thay thế cho phần bị cắt bỏ.  

Ghép gan: Là phương pháp thay thế toàn bộ lá gan bị ung thư bằng lá gan khác khỏe mạnh từ người hiến tặng. Việc cấy ghép gan thường được chỉ định cho người mắc ung thư giai đoạn đầu không di căn sang cơ quan khác. Bác sĩ có thể sử dụng thêm các loại thuốc chống đào thải để ngăn cơ thể từ chối lá gan mới. 

Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn khối ung thư gan

Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn khối ung thư gan

Điều trị tại chỗ

Phương pháp điều trị ung thư gan tại chỗ có tác động trực tiếp tới tế bào ung thư hoặc khu vực xung quanh khối u. Các lựa chọn điều trị tại chỗ bao gồm:

Đốt sóng cao tần: Là phương pháp điều trị ít xâm lấn và không gây tổn thương tới mô lành xung quanh. Sau khi sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí khối u, bác sĩ sẽ dùng kim để tiếp cận và đốt tế bào ung thư bằng dòng điện hoặc tia laser. 

Đây là kỹ thuật mới trong điều trị ung thư nên chưa được phổ biến rộng rãi. Chi phí điều trị bằng đốt sóng cao tần cũng sẽ cao hơn so với các phương pháp khác.

Phẫu thuật áp lạnh: Là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng nhiệt độ cực lạnh. Trong đó, bác sĩ sẽ đưa khí lạnh vào khối u bằng một cây kim mỏng để làm đông lạnh mô và sau đó rã đông. Quá trình này sẽ diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần để làm giảm cơn đau và các triệu chứng do ung thư gan gây ra. Đây là phương pháp điều trị ung thư ít xâm lấn, người bệnh sẽ ít mất máu và hạn chế tình trạng sưng, đau trong quá trình trị liệu.

Tiêm cồn tuyệt đối: Cồn nguyên chất (ethanol 98%) sẽ được tiêm trực tiếp vào khối u qua da hoặc thông qua quá trình phẫu thuật. Chất cồn có khả năng gây mất nước tế bào và ngưng kết tập tiểu cầu, khiến tế bào ung thư bị phá hủy. Một số tai biến thường gặp khi tiêm cồn là chảy máu trong ổ bụng, viêm phúc mạc và tràn khí màng phổi.

Tiêm thuốc hóa trị vào gan: Là phương pháp đưa trực tiếp thuốc điều trị tới khối u thông qua động mạch gan. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp khối u gan lớn và xâm lấn tĩnh mạch cửa. Việc tiêm thuốc hóa trị trực tiếp vào gan sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ toàn thân. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng như viêm tắc mạch, loét dạ dày, nhiễm khuẩn, tắc dây truyền,...

Đặt hạt vi cầu phóng xạ trong gan: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đặt những hạt bức xạ trực tiếp vào gan để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị mới với hiệu quả cao và ít biến chứng cho người bệnh. Đồng thời, việc đặt hạt vi cầu phóng xạ phù hợp để điều trị ở hầu hết các giai đoạn bệnh. Tuy nhiên một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải với phương pháp này là: Hội chứng sau tắc mạch, viêm gan, suy gan, viêm phổi,...

Đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị ung thư gan tiên tiến, ít xâm lấn 

Đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị ung thư gan tiên tiến, ít xâm lấn 

Các phương pháp điều trị khác

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, người bệnh ung thư gan có thể được chỉ định thêm hóa trị hoặc xạ trị để hỗ trợ. Cụ thể như sau:

Hóa trị

Sử dụng thuốc để tiêu diệt những tế bào đang phát triển nhanh chóng, ngăn chặn tái phát hoặc dùng để kìm hãm và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư. 

Đây là phương pháp điều trị ung thư gây nhiều tác dụng phụ nhất cho người bệnh. Những tác dụng phụ điển hình có thể kể đến như: Chết tế bào (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu) và gây bệnh thiếu máu, giảm bạch cầu; mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rụng tóc; các vấn đề về thần kinh (suy giảm trí nhớ, mất tập trung,...); vấn đề về sinh sản (rối loạn nội tiết tố, giảm ham muốn, vô sinh,...) và nhiều vấn đề khác.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng nguồn năng lượng với công suất cao như tia X và proton để thu nhỏ hoặc tiêu diệt hoàn toàn khối u ở gan. Ngoài ra, trong trường hợp ung thư gan giai đoạn cuối, xạ trị có thể được dùng để kiểm soát và giảm bớt triệu chứng bệnh.

Xạ trị giúp tiêu diệt nhanh tế bào ung thư gan nhưng để lại nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính với cơ thể người bệnh. Trong đó, những tác dụng phụ thường gặp là rụng tóc, mệt mỏi toàn thân, các vấn đề về da như phát ban, ngứa, phồng rộp da, viêm - khô miệng, mất vị giác,... Một số biến chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp là mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng sinh sản, xuất hiện bệnh ung thư thứ phát,...

Xạ trị giúp thu nhỏ hoặc tiêu diệt hoàn toàn khối ung thư gan

Xạ trị giúp thu nhỏ hoặc tiêu diệt hoàn toàn khối ung thư gan

Sử dụng thuốc điều trị đích

Phương pháp sử dụng thuốc điều trị đích tập trung chủ yếu vào những điểm bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn hoặc tiêu diệt những bất thường này, thuốc điều trị đích có thể khiến tế bào ung thư tiêu biến dần. 

Phương pháp này chủ yếu tập trung vào những tế bào ung thư hơn là tế bào thông thường. Chính vì vậy mức độ độc hại của thuốc sẽ ít hơn so với hóa trị liệu thông thường. 

Tuy nhiên tác dụng phụ mà thuốc điều trị đích để lại cho cơ thể người bệnh vẫn rất đáng kể. Trong đó có thể kể tới những vấn đề về da (phát ban, sưng tấy, khô, đóng vảy, nứt, ngứa ngáy khó chịu,...); vấn đề về tóc (khô, xơ tóc, rụng, hói,...): vấn đề về tim mạch (cục máu đông, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...).

Liệu pháp miễn dịch

Tế bào ung thư có khả năng tạo ra các protein che chắn khiến hệ thống miễn dịch không thể nhận diện và tiêu diệt. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình này, khiến hệ miễn dịch có thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. 

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả toàn thân với độ an toàn cao và ít gây tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến như đau đớn, sưng đỏ, ngứa, phát ban ở chỗ tiêm. 

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm phù nề, tích nước, nhịp tim cao, tắc nghẽn xoang, nhiễm trùng,... Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh, gen cụ thể của tế bào ung thư,...

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư gan không gây nhiều tác dụng phụ

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư gan không gây nhiều tác dụng phụ

Chăm sóc giảm nhẹ 

Mục đích chính của phương pháp chăm sóc giảm nhẹ là cải thiện triệu chứng do bệnh ung thư gan gây ra. Chăm sóc giảm nhẹ thường được kết hợp với những phương pháp khác giúp kéo dài sự sống mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho người bệnh. 

>>> Xem thêm: Người bị ung thư gan nên ăn hoa quả gì?

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ

Bên cạnh những phương pháp điều trị bằng tây y trên, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để gia tăng hiệu quả trị liệu. Một số loại thảo dược và hoạt  chất sinh học đã được kiểm chứng về hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh ung thư. Cụ thể như sau:

Chiết xuất từ đậu tương lunasin: Theo nhiều nghiên cứu, lunasin có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống khối u. Một nghiên cứu được công bố tại Bệnh viện K vào năm 2019 chỉ ra rằng, lunasin có khả năng hỗ trợ ức chế sự tăng sinh và phát triển bất thường của tế bào ung thư. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tính kháng viêm, chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự tái phát hoặc di căn ung thư gan sang cơ quan khác.

Khổ sâm bắc: Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Đài Loan, thảo dược này có tính chống viêm, kháng u mạnh mẽ. Đồng thời các hoạt chất trong khổ sâm bắc có khả năng ức chế sự phát triển bất thường của tế bào lạ trong cơ thể.

Chiết xuất cỏ xạ hương: 2 hoạt chất chính trong cỏ xạ hương là thymol và carvacrol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh. Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil năm 2017 chỉ ra rằng, chiết xuất cỏ xạ hương có đặc tính chống lại tất cả màng sinh học mà không gây hại tới gen.

Thảo dược và hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư gan

Thảo dược và hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư gan

Sự kết hợp của 3 thành phần trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh ung thư quay trở lại. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược khác như bồ công anh, hoàng kỳ, cọ xẻ, bán chi liên,... giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể để chống lại tế bào ung thư cũng như giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh.

Phòng ngừa bệnh ung thư gan

Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa bệnh ung thư gan. Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp bảo vệ sức khỏe gan sau:

Tiêm phòng viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Hiện nay, vacxin phòng ngừa viêm gan B có thể được tiêm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và cả người có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Phòng tránh viêm gan C

Vacxin ngừa viêm gan C chưa được nghiên cứu và sản xuất. Bạn có thể phòng tránh viêm gan C nhờ những biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của đối tác trước khi quan hệ tình dục. Hãy chắc chắn đối tác của mình không bị nhiễm HBV, HCV hay bất cứ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào khác. 
  • Không tiêm chích ma túy: Sử dụng kim tiêm ma túy nhiễm bẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm gan C. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm gan C bằng cách không tiêm chích ma túy.
  • Xỏ khuyên, xăm hình an toàn: Kim xăm hoặc kim xỏ khuyên không khử trùng đúng cách có thể làm lây lan bệnh viêm gan C. Vì vậy, nếu có ý định xỏ khuyên hoặc xăm hình, bạn nên tới cửa hàng uy tín và đảm bảo vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.

Giảm nguy cơ xơ gan

Những hoạt động giúp giảm nguy cơ xơ gan bao gồm:

  • Hạn chế sử dụng bia rượu: Bạn nên sử dụng rượu bia ở mức độ vừa phải để ngăn ngừa tổn thương gan. 
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn đang thừa cân, béo phì, hãy lên chiến lược giảm cân phù hợp theo tư vấn của bác sĩ. 
  • Lựa chọn lối sống lành mạnh: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư gan. Bạn nên thực hiện các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,... đều đặn mỗi ngày để cải thiện hệ miễn dịch cơ thể nói chung và sức khỏe lá gan nói riêng. 

Đồng thời, bạn cần kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống cân bằng. Cần đảm bảo sự kết hợp protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. 

Hạn chế sử dụng rượu bia giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan 

Hạn chế sử dụng rượu bia giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan 

Tầm soát ung thư gan

Những dấu hiệu của ung thư gan dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý thông thường trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao (người bị viêm gan B, C, xơ gan) thì nên cân nhắc việc tầm soát ung thư gan. 

Việc này sẽ giúp phát hiện ung thư sớm, ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng bệnh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những ưu, nhược điểm của việc sàng lọc trước khi thực hiện. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về bệnh ung thư gan để nhận biết và điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện triệu chứng bất thường. Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết. Đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn nhanh nhất.

Link tham khảo:

https://www.cdc.gov/cancer/liver/index.htm

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/liver-cancer/symptoms-causes/syc-20353659

https://www.webmd.com/cancer/understanding-liver-cancer-treatment

https://www.healthline.com/health/liver-cancer#prevention

 

Dược sĩ Hoàng Thúy

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận