Ung thư phổi là tình trạng các tế bào trong phổi phân chia không kiểm soát. Đây là một loại ung thư phổ biến, nó xảy ra ở hơn 47.000 người tại Anh (theo NHS UK). Nhận biết được các dấu hiệu sẽ giúp tầm soát ung thư phổi sớm hơn và có những phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn những vấn đề về ung thư phổi.

Ung thư phổi và phân loại

Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra khi các tế bào trong phổi thực hiện phân chia một cách không kiểm soát. Bệnh lý này đề cập đến việc xuất hiện các khối u từ phổi và tiến triển thành ung thư.

Ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây ra tử vong tại Hoa Kỳ (thống kê từ CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh). Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính như sau:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)

Thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 80 – 85% trường hợp ung thư phổi là NSCLC. Trong nhóm này sẽ bao gồm những loại ung thư nhỏ hơn, được phân chia dựa vào tế bào phổi bị mất kiểm soát. Bao gồm:

Ung thư biểu mô tuyến: Tế bào ác tính bắt đầu từ tế bào lót các phế nang tạo chất nhầy. Trong loại ung thư này có ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu (MIA) diễn ra ở các tuyến nhỏ (từ 3cm trở xuống) và đơn độc.

Ung thư biểu mô tế bào lớn: Ung thư sẽ bắt đầu từ bất kỳ phần nào của phổi, có xu hướng lây lan nhanh, khó điều trị. Trong loại ung thư này có ung thư biểu mô thần kinh tế bào lớn, tương tự với ung thư phổi tế bào nhỏ nhưng nó phát triển nhanh hơn.

Ung thư biểu mô tế bào vảy: Tế bào ung thư hình thành trong các tế bào mỏng, lót bên trong phổi. Những tế bào này còn có tên gọi khác mà epidermoid.

Một số loại ít phổ biến hơn: Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ (ung thư biểu mô phế nang), ung thư biểu mô tuyến dạng sarcomatoid,…

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại có tỷ lệ mắc cao

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại có tỷ lệ mắc cao

Ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ẩn giấu – giai đoạn 0: Các tế bào mới hình thành, không hiển thị khi chụp hình ảnh nhưng có thể xuất hiện trong chất nhầy, đờm. Với giai đoạn 0, các tế bào bất thường sẽ xuất hiện ở lớp trên cùng của tế bào lớp lót tại đường thở.
  • Giai đoạn 1: Khối u bắt đầu xuất hiện trong phổi. Chúng thường có kích thước từ 4cm trở xuống. Ở giai đoạn này, các tế bào bất thường chưa lây lan sang những bộ phận khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u bắt đầu có kích thước to hơn, từ 7cm trở xuống. Lúc này, tế bào ung thư đã lây lan qua các mô, hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan rộng đến các hạch bạch huyết, bộ phận khác của phổi và khu vực xung quanh.
  • Giai đoạn 4: Tế bào lan rộng đến những khu vực xa hơn như xương, não.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)

Có khoảng 10 – 15% tình trạng ung thư phổi sẽ thuộc nhóm này. SCLC còn có tên gọi khác là ung thư tế bào yến mạch. Ung thư phổi tế bào nhỏ có khả năng phát triển, lây lan nhanh hơn so với NSCLC.

Thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, có đến 70% số người mắc thuộc trường hợp SCLC sẽ bị ung thư di căn ở thời điểm họ được chẩn đoán, kiểm tra bệnh. Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể đáp ứng tốt khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Tuy vậy, nó cũng có nguy cơ tái phát sau này.

SCLC có các giai đoạn khá khác biệt so với NSCLC. Loại ung thư này sẽ bao gồm 2 giai đoạn là giới hạn, mở rộng. Cụ thể:

  • Giai đoạn hạn chế: Các tế bào ung thư chỉ mới ảnh hưởng đến một bên ngực hoặc có mặt tại một số hạch bạch huyết xung quanh.
  • Giai đoạn mở rộng: Tế bào ung thư đã lan ra ngoài ngực, ảnh hưởng đến toàn bộ phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Có khoảng 2/3 trường hợp phát hiện SCLC ở giai đoạn này.

Ung thư phổi tế bào nhỏ có khả năng lây lan nhanh hơn NSCLC

Ung thư phổi tế bào nhỏ có khả năng lây lan nhanh hơn NSCLC

>>> XEM THÊM: K phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Xác định ung thư phổi như thế nào?

Ho chính là dấu hiệu nhận biết phổ biến của các vấn đề bất thường ở phổi. Khi tình trạng ho cùng một số triệu chứng khác xuất hiện và kéo dài, bạn có thể đã bị ung thư phổi. Lúc này, những phương pháp chẩn đoán sẽ được thực hiện để xác định chính xác hơn.

Dấu hiệu ung thư phổi cần biết

Ung thư phổi thường không có dấu hiệu đặc trưng vào giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển, một số triệu chứng mới biểu hiện rõ rệt hơn, ví dụ như:

  • Xuất hiện các cơn ho kéo dài dai dẳng trên 2 – 3 tuần và không có dấu hiệu biết mất.
  • Cơn ho ngày càng trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn.
  • Ho ra máu, đau, nhức ngay cả khi thở, ho.
  • Khó thở kéo dài dai dẳng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng bất thường.
  • Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Ngoài những dấu hiệu này, sẽ có một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn. Bao gồm:

  • Thay đổi bất thường về hình dạng của ngón tay, ví dụ cong hơn, to hơn.
  • Khó nuốt hoặc xuất hiện tình trạng đau khi nuốt.
  • Thở khò khè, giọng nói khàn.
  • Xuất hiện hạch ở cổ, sưng mặt.
  • Đau ngực, đau vai, đau vùng cánh tay hoặc cảm thấy các vùng này bị tê bì khó chịu.
  • Bị hụt hơi: Ung thư phổi làm cho thể tích chất lỏng tích tụ xung quanh phổi tăng lên, ảnh hưởng đến phổi, người bệnh sẽ bị tắc nghẽn đường phổi gây ra tình trạng hụt hơi.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, dù gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn, điều trị phù hợp. Đặc biệt là khi bạn thuộc nhóm đối tượng nên tầm soát ung thư phổi sớm.

Ho dai dẳng là triệu chứng phổ biến của ung thư phổi

Ho dai dẳng là triệu chứng phổ biến của ung thư phổi

Thực hiện chẩn đoán ung thư phổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư phổi qua các triệu chứng lâm sàng ở trên, một số phương pháp chẩn đoán sẽ được thực hiện. Bao gồm:

  • Xét nghiệm bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, MRI, PET để thấy được các tổn thương bất thường trong phổi.
  • Xét nghiệm tế bào đờm: Nếu bạn ho và xuất hiện nhiều đờm, bác sĩ sẽ lấy chất nhầy rồi kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định có tế bào ung thư hay không.
  • Thực hiện sinh thiết: Một mẫu mô tại phổi sẽ được lấy thông qua nội soi phế quản, nội soi trung thất hoặc sử dụng kim dò. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra sự xuất hiện của tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm.

Nguyên nhân ung thư phổi là gì?

Hầu hết các trường hợp bị ung thư phổi đều do hút thuốc lá. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như hít phải khói thuốc thụ động, tiếp xúc môi trường ô nhiễm,… Cụ thể như sau:

Hút thuốc – nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra 70% trường hợp bị ung thư phổi. Trong thuốc lá có đến 60 loại chất độc hại khác nhau có thể gây ung thư. Thông tin từ NHS UK cho biết, nếu bạn hút hơn 25 điếu thuốc lá mỗi ngày, nguy cơ bị ung thư phổi sẽ cao hơn gấp 25 lần so với những người không sử dụng thuốc lá.

Bên cạnh đó, thuốc lào, xì gà, thuốc lá không khói, cần sa,… sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư miệng.

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân ung thư phổi hàng đầu

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân ung thư phổi hàng đầu

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh thuốc lá, ung thư phổi cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân ít phổ biến hơn như sau:

  • Hút thuốc thụ động: Là trường hợp bạn phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc của người khác hút. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với phóng xạ: Đặc biệt là khí radon – một loại khí phóng xạ tự nhiên được sinh ra từ uranium (lượng nhỏ). Khí radon có mặt trong tất cả các loại đất, đá.
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại: Ví dụ như khói than, silica, niken, thạch tín, amiăng, khói dầu diesel,…
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người bị ung thư phổi trước đó, khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn.

Ung thư phổi có nguy hiểm không?

Ung thư phổi rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong nhóm nguyên nhân từ các bệnh ung thư. Tại Việt Nam, số liệu thống kê vào năm 2018 cho thấy, có hơn 23.000 ca ung thư phổi được phát hiện, trong đó 20.000 ca tử vong.

Ngoài ra, tính chất nguy hiểm cũng do bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn tiến triển nặng. Trong một số trường hợp, có thể ung thư phổi sẽ chuyển thành các biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được điều trị hiệu quả. Một số biến chứng có thể gặp như:

Xuất hiện các cơn đau: Khi ung thư phổi giai đoạn cuối di căn có thể gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau này có thể được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát bất kỳ lúc nào.

Tràn dịch màng phổi: Thể tích chất lỏng tích tụ quanh phổi có thể tràn vào lồng ngực gây khó thở, ảnh hưởng đến toàn bộ khoang màng phổi.

Ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý: Những cơn đau xảy ra thường xuyên cùng tình trạng ung thư có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Họ có thể bị mệt mỏi, lo âu và căng thẳng vì bệnh lý nhiều hơn.

Ung thư di căn: Đây là chuyển biến phức tạp nhất của ung thư phổi. Khi tình trạng di căn diễn ra, quá trình chữa bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn hoặc không thể đáp ứng được điều trị. Nguy cơ tử vong lúc này cũng cao hơn.

Tế bào ung thư phổi có thể di căn sang bộ phận khác như xương, gan

Tế bào ung thư phổi có thể di căn sang bộ phận khác như xương, gan

Điều trị ung thư phổi như thế nào?

Phương pháp điều trị ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trong đó sẽ gồm 4 yếu tố chính là loại ung thư phổi mắc phải, kích thước và vị trí của ung thư, mức độ tiến triển của bệnh, sức khỏe tổng thể của người mắc. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

Phẫu thuật - Giúp loại bỏ tế bào ung thư khỏi các mô khỏe mạnh. Thông thường sẽ gồm từng mức độ như sau:

  • Cắt hình nêm: Để loại bỏ một phần nhỏ chứa tế bào cùng với mô lành tính.
  • Cắt bỏ phân đoạn: Loại bỏ 1 phần lớn của phổi, nhưng chưa đến thùy.
  • Cắt bỏ toàn bộ phần thùy.
  • Cắt bỏ toàn bộ phổi.

Xạ trị: Phương pháp này sử dụng chùm tia năng lượng như tia X, tia proton với công suất cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với người bị ung thư phổi giai đoạn cuối, xạ trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật. Đối với tình trạng đã di căn, xạ trị giúp giảm các cơn đau, triệu chứng của bệnh.

Hóa trị liệu: Sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng theo đường uống. Hóa trị liệu có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.

Xạ trị toàn thân lập thể: Là phương pháp phẫu thuật phóng xạ, sử dụng các tia bức xạ cường độ cao chiếu từ nhiều góc độ khác nhau vào khối ung thư. Được sử dụng cho những người bị SCLC không thể thực hiện phẫu thuật.

Liệu pháp nhắm mục tiêu: Sử dụng một số chất như tyrosine kinase erlotinib, afatinib, gefitinib, crizotinib, alectinib và ceritinib để ức chế quá trình đột biến mã hóa các protein quan trọng cho sự phát triển, sao chép tế bào. Từ đó cải thiện khả năng sống sót của người bị ung thư phổi.

Liệu pháp miễn dịch: Ví dụ như pembrolizumab, atezolizumab,… giúp tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp hệ miễn dịch có thể nhận ra được những tế bào ung thư ngoại lại và tiêu hủy chúng.

Một số phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến hiện nay

Một số phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến hiện nay

Cách phòng tránh và ngăn ngừa tái phát

Để phòng tránh ung thư phổi cũng như ngăn ngừa tái phát, bạn nên thực hiện tầm soát sớm nếu thuộc các nhóm nguy cơ. Ngoài ra, áp dụng thêm chế độ sinh hoạt, ăn uống để giúp triệu chứng bệnh được cải thiện.

Thực hiện tầm soát ung thư phổi sớm

Bạn nên thực hiện tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt nếu thuộc những nhóm đối tượng sau đây. Đặc biệt là khi đã xuất hiện một số dấu hiệu nêu ở trên. Bao gồm:

  • Nhóm đối tượng nguy cơ 1: Trên 55 tuổi, hút thuốc lá từ 30 gói/năm.
  • Nhóm đối tượng nguy cơ 2: Trên 50 tuổi, hút thuốc lá từ 20 gói/năm và có thêm các yếu tố nguy cơ khác (ngoại trừ yếu tố tiếp xúc khói thuốc thụ động).

Cải thiện ngay từ chế độ sinh hoạt

Lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống có thể góp phần đáng kể vào quá trình hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng của ung thư phổi. Cụ thể như sau:

Ngừng ngay việc hút thuốc lá

Thuốc lá chính là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Do đó, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã bị nghiện thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để có phương pháp cai thuốc lá an toàn.

Đối phó với chứng khó thở - người bệnh nên:

  • Cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt, đặc biệt ngay khi cảm thấy bị khó thở.
  • Tìm vị trí ngồi, nằm thoải mái hơn, có thể nghiêng người về phía trước để giảm cảm giác khó thở.
  • Tập trung vào hơi thở, nhịp thở. Thay vì cố gắng lấp đầy phổi, hãy di chuyển các cơ kiểm soát cơ hoành để việc thở được dễ dàng hơn.
  • Tiết kiệm năng lượng vào việc quan trọng, hãy dẹp bỏ những thứ không cần thiết có thể khiến bạn mệt mỏi hơn.

Nếu ung thư phổi gây khó thở, hãy cố gắng thư giãn, tìm vị trí ngồi thoải mái

Nếu ung thư phổi gây khó thở, hãy cố gắng thư giãn, tìm vị trí ngồi thoải mái

Đối phó với các cơn đau

Ung thư phổi có thể gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị ung thư phổi cũng gặp tình trạng này. Chúng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ung thư. Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau chưa được biết chính xác. 

Người bệnh có thể lựa chọn những biện pháp giảm đau như:

  • Xoa bóp: Thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu, phương pháp này có thể giúp giảm đau, giảm lo lắng ở người bị ung thư.
  • Châm cứu: Một số biện pháp châm cứu có thể giúp giảm đau cho người bị ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn cho người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc có công thức máu thấp.

Khuyến nghị về chế độ ăn uống

Các chuyên gia cho biết, hiện không có một chế độ ăn kiêng nào dành riêng cho người bị ung thư phổi. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là điều cần thiết và quan trọng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống như sau:

  • Với người có thể trạng bình thường, hãy ăn bất kỳ lúc nào bạn muốn bởi ung thư phổi có thể làm mất cảm giác thèm ăn và gây sụt cân nghiêm trọng.
  • Nếu bạn không có cảm giác thèm ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Nếu bạn đang gặp tình trạng tăng cân, cần bổ sung đủ dưỡng chất nhưng hạn chế đồ uống có nhiều đường, kiểm soát lượng calo ở mức vừa phải.
  • Có thể sử dụng thêm trà gừng, trà bạc hà để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Một người lớn nên thực hiện khoảng 150 phút hoạt động thể lực mỗi tuần để rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa ung thư phổi. Đối với người đã bị ung thư phổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

Kiểm soát cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên phổi khi bị ung thư phổi

Kiểm soát cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên phổi khi bị ung thư phổi

Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ

Sử dụng thêm một số thành phần thảo dược như khổ sâm bắc, cỏ xạ hương, hoàng kỳ, bồ công anh, bán chi liên,… giúp hỗ trợ cải thiện ung thư phổi tốt hơn. Trong đó:

Khổ sâm bắc: Giúp giảm bớt tác dụng phụ do hóa trị liệu gây ra. Tác dụng được nghiên cứu và chứng minh bởi tác giả Xianjiao Cao với tên đề tài “Hoạt động chống khối u của các chất Phytochemical hoạt tính sinh học trong khổ sâm”.

Bán chi liên: Giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với cơ chế chống viêm, thúc đẩy quá trình apoptosis, bắt giữ chu kỳ tế bào. Tác dụng này được chứng minh vào năm 2018 với nghiên cứu của tác giả Jianling Liu cùng cộng sự trong đề tài “Tìm hiểu cơ chế phân tử của thảo dược bán chi liên với ung thư phổi không tế bào nhỏ”.

Đặc biệt, bạn cũng có thể bổ sung thêm thành phần lunasin hàng ngày. Đây là thành phần chiết xuất từ đậu nành đã được nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với dự án DA17/09 của Bộ Y tế. Thành phần lunasin có công dụng hỗ trợ ức chế quá trình phân chia tế bào ung thư.

Ngoài ra, lunasin cũng có khả năng hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô hiệu quả. Tác dụng này đã được tác giả Ben O. de Lumen nghiên cứu với đề tài “Peptide đậu nành phòng ngừa ung thư” và tác giả Bharat Devapatla cùng cộng sự với đề tài “Điều tra tác dụng chống ung thư của peptide lunasin chiết xuất từ ​​đậu nành”.

Lunasin trong đậu nành hỗ trợ ức chế quá trình phân chia tế bào ung thư phổi

Lunasin trong đậu nành hỗ trợ ức chế quá trình phân chia tế bào ung thư phổi

Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư phổi, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tránh xa những yếu tố gây bệnh. Đối với người bị ung thư phổi, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị để giúp kéo dài được tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những thông tin tham khảo về ung thư phổi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

Tham khảo:

https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/symptoms.htm

https://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/detection-diagnosis-staging/detection.html

https://medlineplus.gov/lungcancer.html

https://emedicine.medscape.com/article/279960-overview

https://www.healthdirect.gov.au/lung-cancer

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482357/

https://www.webmd.com/lung-cancer/default.htm

https://www.healthline.com/health/lung-cancer#life-expectancy

https://www.cancer.gov/types/lung

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323701#outlook

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lung-cancer/symptoms-causes/syc-20374620

https://www.healthline.com/health/lung-cancer#lung-cancer-statistics

https://www.nhs.uk/conditions/lung-cancer/prevention/

 

Bình luận