Tìm hiểu về ung thư xương là gì?

Ung thư xương là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng các tế bào ung thư phát triển và gây hại cho các mô xương bình thường. Những tế bào này thường phát triển ngoài tầm kiểm soát của xương.

Ung thư xương rất hiếm gặp, chỉ chiếm đến 0.2% các ca ung thư trên toàn cầu, 1% các ca bệnh ung thư ở Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư xương nguyên phát theo tuổi là 1.7/1.000.000 trường hợp, đứng thứ 16 trong các ca mắc ung thư và 5% đối với ung thư ở trẻ em.

Ung thư xương bao gồm 2 loại chính là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương thứ phát. Cụ thể:

  • Ung thư xương nguyên phát: Hay còn được gọi là Sarcoma xương, trường hợp này rất hiếm. Xảy ra khi tế bào ung thư xuất phát từ bên trong xương. Trên thực tế, thuật ngữ “ung thư xương” thường được sử dụng cho ung thư xương nguyên phát và không bao gồm những tình trạng ung thư bắt nguồn từ tế bào ung thư di căn từ bộ phận khác.
  • Ung thư xương thứ phát: Là tình trạng các tế bào ung thư di căn từ bộ phận khác đến xương. Với những trường hợp này, thường sẽ được gọi bằng tên bộ phận di căn, ví dụ như ung thư phổi di căn đến xương, ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương,…

Ung thư xương xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện tại xương

Ung thư xương xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện tại xương

Những vấn đề nên biết về ung thư xương

Việc phát hiện sớm ung thư xương có thể giúp kết quả điều trị được khả quan hơn. Ngoài ra, xác định nguyên nhân gây bệnh là một trong những “chìa khóa” để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân ung thư xương

Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn được rằng nguyên nhân gây ra ung thư xương là gì. Tuy vậy, dựa vào loại ung thư xương, sẽ có một số nguồn gốc gây ra bệnh lý này. Cụ thể như sau:

Ung thư xương nguyên phát

Thường hình thành trực tiếp trong xương, mô xung quanh của xương. Tùy vào từng loại ung thư nguyên phát, tế bào ung thư sẽ hình thành ở những vị trí khác nhau. Bao gồm:

  • U xương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Tế bào ung thư sẽ hình thành trong các khối u này và gây ung thư xương. Thường xuất hiện ở trẻ em, thanh niên. Vị trí hay gặp là cánh tay, xương chân.
  • Chondrosarcoma: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2. Các tế bào ung thư xương hình thành từ sụn. Thường xảy ra ở khu vực xương chậu, chân, tay của người trung niên, lớn tuổi.
  • Ewing sarcoma: Tế bào ung thư sẽ hình thành trong xương chậu, chân, cánh tay của trẻ em, thanh niên.
  • Sarcoma màng phổi (u mô bào sợi ác tính) của xương: Là các tế bào ung thư hình thành tại xương và sẽ phát triển tại các mô mềm.
  • Một số loại khác: Fibrosarcoma (tế bào ung thư phát triển sau đầu gối của người lớn), Chordoma (tế bào ung thư phát triển ở đầu dưới/đầu trên của cột sống).

Ung thư xương thứ phát

Tế bào ung thư trong xương được phát hiện do các bộ phận khác di căn. Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi ở giai đoạn nặng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư xương nguyên phát.

Tùy vào loại ung thư xương, nguyên nhân gây ra sẽ khác nhau

Tùy vào loại ung thư xương, nguyên nhân gây ra sẽ khác nhau

Yếu tố nguy cơ

Sẽ có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư xương, bao gồm:

Yếu tố di truyền: Một số hội chứng di truyền như Li-Fraumeni, u nguyên bào võng mạc,… có thể gây ra sự điều chỉnh các gen ức chế khối u, điều hòa tế bào sinh ung thư, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Quá trình điều trị ung thư khác: Bao gồm xạ trị, hóa trị, cấy ghép tế bào gốc,… có thể tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư xương sau này.

Các tình trạng xương khác: Ví dụ như paget xương, sarcoma mô mềm, rối loạn phát triển hoặc cấu trúc,… cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư xương.

Dấu hiệu ung thư xương

Triệu chứng ung thư xương phổ biến chính là những cơn đau dữ dội ở vùng xương, khớp bị ảnh hưởng. Những cơn đau này có thể tăng tần suất liên tục theo thời gian, mạnh hơn vào ban đêm và bạn không thể cải thiện được bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol. Ngoài ra, sẽ bao gồm thêm những dấu hiệu khác như sau:

  • Bị sưng lên ở phần xương ảnh hưởng, cứng xương.
  • Vấn đề di chuyển trở nên khó khăn hơn, có thể phải đi khập khiễng không rõ nguyên nhân.
  • Mất cảm giác ở chi có xương bị ảnh hưởng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Khi nồng độ canxi trong máu cao hơn, người bệnh có thể cảm thấy bị lú lẫn, táo bón, khát nước, buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Đau lưng, yếu cơ, yếu chân tay, ngứa ở các vùng tay chân và khó đi lại, mất kiểm soát ở ruột, bàng quang. Xảy ra do ung thư xương đã gây áp lực lên thần kinh cột sống.
  • Khó thở, dễ bị chảy máu, bầm tím. Xảy ra khi bị thiếu máu do ảnh hưởng của ung thư xương.

Ung thư xương gây ra cơn đau mạnh theo thời gian ở vùng xương bị ảnh hưởng

Ung thư xương gây ra cơn đau mạnh theo thời gian ở vùng xương bị ảnh hưởng

Xét nghiệm ung thư xương

Việc xét nghiệm, kiểm tra sẽ được thực hiện để phân loại xem tình trạng ung thư đang ở giai đoạn nào. Một số phương pháp được thực hiện và các giai đoạn ung thư xương chi tiết như sau:

Phương pháp kiểm tra, xét nghiệm:

Xét nghiệm máu: Được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng thể và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra ung thư xương.

Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Mục đích chung để xác định được tình trạng ung thư đã di căn hay chưa, phác thảo hình ảnh của khối u.

Xét nghiệm sinh thiết: Gồm sinh thiết kim lõi, sinh thiết rạch, sinh thiết bình thường,… Được sử dụng để xác định xem khối u trong xương là lành tính hay ác tính.

Các giai đoạn của ung thư xương:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn dễ điều trị nhất của bệnh. Kích thước khối u thường nhỏ hơn 8cm, tế bào ung thư ở cấp thấp và chưa lan ra khỏi vị trí ban đầu.

Giai đoạn 2: Khối u vẫn có kích thước cùng với giai đoạn 1. Tuy vậy, các tế bào ung thư đã chuyển sang cấp cao và có thể xâm lấn sang mô khác ở xương.

Giai đoạn 3: Các khối u đã phát triển ở ít nhất 2 vị trí khác nhau trong cùng 1 xương. Tuy vậy, vẫn chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc phổi.

Giai đoạn 4: Ung thư xương đã tiến triển và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Chúng cũng có thể đã di căn đến phổi, hạch bạch huyết hoặc những cơ quan khác.

Ở giai đoạn 4, ung thư xương có thể đã di căn đến phổi, hạch bạch huyết,...

Ở giai đoạn 4, ung thư xương có thể đã di căn đến phổi, hạch bạch huyết,...

Phương pháp điều trị ung thư xương

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư xương sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí mắc phải và giai đoạn bệnh. Chi tiết hơn như sau:

Ung thư xương có chữa được không?

Nhiều trường hợp có thể chữa khỏi ung thư xương, tỷ lệ tái phát thấp. Đa số sẽ chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, có thể cần điều trị thêm bằng xạ trị hoặc hóa trị để ngăn ngừa sự di căn.

Vậy, người bị ung thư xương sống được bao lâu? Theo thống kê từ Cleveland Clinic, tỷ lệ sống sót trên 5 năm sau điều trị là khoảng 66.8%. Ngoài ra, nhiều người bị ung thư xương khi được phát hiện vào giai đoạn đầu của bệnh đã được điều trị thành công và có cuộc sống gần như kéo dài viên mãn. Khi phát hiện muộn, tỷ lệ sống sẽ càng suy giảm.

Điều trị ung thư xương như thế nào?

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể được lựa chọn để điều trị ung thư xương. Trong đó, phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư được xem là phương pháp điều trị chính. Bao gồm:

Phẫu thuật: Bác sĩ có thể thực hiện thay thế xương đã bị tế bào ung thư xâm chiếm bằng một số xương khác của cơ thể hoặc sử dụng xương nhân tạo với chất liệu kim loại, nhựa cứng. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần/toàn bộ chi có xương bị ung thư.

Phẫu thuật lạnh: Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh và tiêu diệt tế bào ung thư. Phẫu thuật lạnh đôi khi sẽ được thay thế cho phương pháp truyền thống để loại bỏ khối u ra khỏi xương.

Hóa trị liệu: Được sử dụng để tiêu diệt/làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ bị thiệt hại xuống thấp nhất có thể cho các tế bào khỏe mạnh. Được thực hiện cho các khối u cấp độ cao và sarcoma Ewing.

Xạ trị: Sử dụng một lượng bức xạ phù hợp để kiểm soát, tiêu diệt hoặc làm tổn thương các tế bào ung thư. Được sử dụng chính cho ung thư xương sarcoma Ewing và điều trị phối hợp trong những trường hợp khác.

Một số phương pháp điều trị ung thư xương đang được áp dụng

Một số phương pháp điều trị ung thư xương đang được áp dụng

Liệu pháp nhắm mục tiêu: Phương pháp này sử dụng một loại thuốc được các nhà khoa học thiết kế để có thể tương tác đặc biệt với phân tử tạo ra sự phát triển của tế bào ung thư. Ví dụ như Denosumab (kháng thể đơn dòng) đang được sử dụng để ngăn chặn tế bào ung thư phá hủy các mô xương.

Đối với ung thư xương thứ phát: Phương pháp được xác định dựa vào cách điều trị ung thư ban đầu. Ví dụ như liệu pháp hormone với ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, liệu pháp miễn dịch với các tế bào ung thư phổi đã di căn sang xương,…

Một số loại thuốc giảm đau có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng để giảm đau cho người bị ung thư xương. Ví dụ như:

Trường hợp cơn đau nhẹ: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,… Tuy vậy, những người đang điều trị bằng hóa trị liệu nên tránh NSAID bởi có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu.

Trường hợp đau từ trung bình – nặng: Opioid (thuốc giảm đau có chất gây mê mạnh) như morphine, codeine, oxycodone, fentanyl, hydromorphone,… Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, buồn ngủ.

Lưu ý từ dược sĩ về ung thư xương

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể thực hiện các lời khuyên chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư xương ngay từ những giai đoạn đầu.

Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược, thành phần từ thiên nhiên để giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Đặc biệt là thành phần lunasin. Đây là một nguyên liệu đã được chuyển giao công nghệ thuộc dự án DA 17/09 của Bộ Y tế.

Lunasin giúp hỗ trợ ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư xương

Lunasin giúp hỗ trợ ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư xương

Lunasin trong đậu tương có chứa tới 43 loại axit amin. Thành phần này đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng có thể giúp ức chế chất gây ung thư do hóa chất gây ra. Lunasin có thể tiếp cận được với các mô, cơ quan đích để ức chế quá trình hình thành và tăng trưởng của tế bào ung thư (nghiên cứu “Lunasin: Một polypeptide đầy hứa hẹn để ngăn ngừa và điều trị ung thư” của tác giả Xing Wan cùng cộng sự, xuất bản năm 2017 tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ).

Bên cạnh đó, khi phối hợp lunasin cùng các thảo dược khác như cỏ xạ hương, hoàng kỳ, bồ công anh, khổ sâm bắc,… sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho người bị ung thư xương. Từ đó đóng vai trò giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị bằng xạ trị/hóa trị.

Ung thư xương nếu phát hiện sớm có thể được điều trị thành công và tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Do đó, bạn nên tiến hành thăm khám, xét nghiệm ung thư xương ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào được nhắc đến trong bài.

Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo thêm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc khác liên quan đến bệnh lý ung thư xương, vui lòng đặt câu hỏi tại phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ giải đáp.

Tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/171372#staging-and-grading

https://www.medicinenet.com/bone_cancer_overview/article.htm

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/bone-cancer

https://www.cancer.net/cancer-types/bone-cancer-sarcoma-bone/symptoms-and-signs

https://www.cancer.gov/types/bone

https://www.healthline.com/health/bone-cancer#diagnosis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17745-bone-cancer

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bone-cancer/diagnosis-treatment/drc-20350221

https://www.webmd.com/cancer/bone-tumors#:~:text=Bone%20cancer%20is%20when%20unusual,Bone%20cancer%20is%20rare

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/cancer/cancer-types-in-adults/bone-cancer

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560830/#:~:text=Primary%20bone%20cancer%20(PBC)%20is,Ewing%20sarcoma%2C%20the%20most%20common

https://www.nhs.uk/conditions/bone-cancer/treatment/

 

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận