Thuốc xịt hen suyễn Seretide và cảnh báo cần biết trước khi dùng
Thuốc Seretide là thuốc gì và tác dụng như thế nào?
Seretide Evohaler là thuốc xịt giúp giãn phế quản. Thuốc gồm hai hoạt chất chính là salmeterol và fluticasone propionate. Trong đó:
Salmeterol: Là chất đóng vai trò làm giãn phế quản với tác dụng kéo dài. Thuốc sẽ giúp cho phế quản được mở ra, khi được lưu thông dễ dàng hơn.
Fluticasone Propionate: Là một Corticosteroid, giúp giảm sưng và sự kích ứng ở phổi.
Hiện tại, thuốc Seretide được sử dụng cho những trường hợp sau:
- Điều trị thường xuyên cho bệnh hen suyễn: Nhóm người bệnh đang điều trị bằng corticosteroid xịt nhưng không được kiểm soát, đang sử dụng thuốc xịt chủ vận beta 2 tác dụng ngắn khi cần. Hoặc người đang điều trị bằng corticosteroid hít nhưng vẫn còn các triệu chứng. Hoặc người đã kiểm soát được hen suyễn với liều duy trì thuốc chủ vận beta 2 tác dụng dài và corticosteroid dạng xịt.
- Điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Điều trị duy trì và giảm cơn kịch phát.
- Đối với triệu chứng khó thở, thở khò khè: Seretide được nghiên cứu có thể làm giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo không sử dụng Seretide với trường hợp khó thở, thở khò khè đột ngột này.
Thuốc Seretide được sản xuất bởi công ty Glaxo Smith Kline, với các hàm lượng Salmeterol/ Fluticasone như sau:
- Bình xịt định liều: Seretide 25/50mg, giá bán tham khảo 192.000 đồng/hộp. Seretide 25/125mg, giá bán tham khảo 250.000 đồng/hộp. Seretide 25/250mg, giá bán tham khảo 325.000 đồng/hộp.
- Dụng cụ hít bột khô: Seretide 50/250mg, giá bán tham khảo 295.000/hộp.
Thuốc Seretide có ở dạng bình hít định liều và bình hít bột khô
Cảnh báo về sử dụng Seretide đúng cách và đủ liều
Seretide là dạng thuốc hít khá khác biệt so với những dạng bào chế thuốc khác. Vì vậy, quá trình sử dụng Seretide cần đặc biệt lưu ý về cách dùng cũng như liều lượng sử dụng. Hãy làm theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ/dược sĩ cho bạn. Những thông tin về cách dùng, liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo từ nhà sản xuất.
Cách sử dụng Seretide dạng bình hít và dạng bột khô
Như đã nói ở trên, Seretide gồm có 2 dạng là dạng bình hít định liều và dạng hít bột khô. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng của cả 2 dạng thuốc sau đây.
Cách sử dụng Seretide bình hít định liều
Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra Seretide có hoạt động hay không. Thao tác kiểm tra như sau:
Bước 1: Tháo nắp ống ngậm bằng ngón cái, đồng thời dùng ngón trỏ bóp nhẹ vào hai bên sau đó kéo ống hít ra.
Bước 2: Lắc đều ống hít, hướng ra xa, ấn vào ống đựng và xả luồng hơi trong ống ra ngoài. Khi bộ đếm của bình đạt giá trị 120 thì dừng lại. Nếu trong vòng 1 tuần bạn không dùng thì nên thực hiện bước này 2 lần.
Sau khi đã kiểm tra xong, bạn thực hiện sử dụng bình hít định liều Seretide như sau:
Bước 1: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng khi sử dụng.
Bước 2: Tháo nắp ống ngậm ra, kiểm tra bên trong và đảm bảo không có bất kỳ vật hoặc dung dịch nào bên trong.
Bước 3: Lắc ống hít 4 – 5 lần để đảm bảo các vật thể còn sót lại bên trong được đào thải ra ngoài.
Bước 4: Dùng ngón cái giữ cho ống hít thẳng đứng trên đế, bên dưới ống ngậm. Thở ra càng xa càng tốt.
Bước 5: Đặt ống ngậm vào miệng, vị trí giữa hai hàm răng. Đóng môi kín. Lưu ý không cắn ống ngậm.
Bước 6: Bắt đầu hít từ từ, sâu song song với ấn mạnh đầu ống để xả thuốc vào khoang miệng. Trong quá trình thực hiện hít vẫn cần điều hòa hít thở đều và sâu.
Bước 7: Nín thở, sau đó từ từ lấy ống thở ra theo hình hướng dẫn. Vẫn tiếp tục nín thở trong khoảng vài giây.
Bước 8: Chờ ~ 30s, sau đó lặp lại các bước từ 3 – 7 đến khi đạt đúng liều hít được bác sĩ/dược sĩ khuyên dùng.
Bước 9: Sau khi dùng thuốc xong, súc miệng lại bằng nước và/hoặc đánh răng. Thao tác này sẽ giúp bạn hạn chế bị khàn tiếng, tưa miệng.
Lưu ý, cần thay thế luôn nắp ống ngậm ngay sau khi sử dụng, tránh bụi bẩn. Nắp ống ngập khi được lắp đúng vào vị trí sẽ có tiếng kêu báo hiệu cho bạn.
Cách dùng Seretide dạng bình hít định liều
Cách sử dụng với Seretide dạng bột khô
Đối với dạng Seretide này, trước mỗi lần sử dụng, bạn sẽ thực hiện qua 5 bước. Lưu ý, luôn giữa cho Seretide được khô ráo, luôn đóng thuốc khi không sử dụng. Các bước dùng Seretide như sau:
Bước 1 – Mở hộp: Giữ vỏ hộp bên ngoài bằng một bàn tay, đặt ngón cái của bàn tay còn lại vào rãnh (như hình). Đẩy ngón cái theo chiều như mô tả để mở bình.
Bước 2 – Đẩy: Quay hộp thuốc sao cho vị trí chỗ ngậm thẳng vào miệng. Đẩy cần của hộp thuốc đến khi nghe tiếng “tách” thì dừng lại. Lúc này, thuốc đã sẵn sàng sử dụng. Lưu ý, mỗi lần đẩy cần (dù theo chiều nào) sẽ là một lần thuốc được chuẩn bị sẵn liều.
Bước 3 – Hít thuốc: Cầm Seretide xa miệng, thở ra hết mức và nên để hơi thở dễ chịu, thoải mái. Không thở vào thuốc Seretide. Đặt đầu ngậm lên môi, hít đều, sâu Seretide theo đường miệng. Sau khi hít xong thì nhấc hộp thuốc ra khỏi môi, chờ ~ 10s hoặc đến lúc nào thấy dễ chịu, sau đó thở ra từ từ.
Bước 4 – Đóng hộp: Đặt ngón tay cái lên rãnh trượt, đẩy nó về phía chốt đóng (như hình). Khi nghe thấy tiếng “tách” thì dừng lại.
Bước 5 – Súc miệng: Sau khi đã sử dụng xong thuốc, bạn có thể tiến hành súc miệng với nước và nhổ ra.
Cách dùng Seretide dạng bình hít bột khô
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng thuốc trị hen suyễn Theostat và lưu ý cần biết
Liều sử dụng và xử lý quên/quá liều
Liều dùng của Seretide được khuyến cáo như sau:
Người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên mỗi ngày 2 lần hít với các hàm lượng theo hướng dẫn. Trẻ em từ 4 – 10 tuổi sử dụng Seretide dạng bình hít định liều 25/50mg, 2 lần/ngày.
Sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát, bác sĩ/dược sĩ có thể giảm xuống còn 1 lần hít/ngày. Bạn có thể sử dụng vào ban đêm hoặc buổi sáng tùy vào triệu chứng xuất hiện lúc nào.
Xử lý khi quên/quá liều:
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng Seretide quá liều hoặc quên sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp những trường hợp này, bạn nên xử lý như sau:
Quên liều: Sử dụng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng 2 liều/lần nếu không được chỉ dẫn từ bác sĩ.
Quá liều: Quá liều Seretide có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, run, nhức đầu, nhịp tim đập nhanh. Một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Vì vậy, nếu trường hợp hít quá liều được hướng dẫn, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Các cảnh báo cần biết trước khi dùng thuốc Seretide
Với tác dụng giúp giãn phế quản, thuốc Seretide được nhiều người bệnh lựa chọn để sử dụng. Tuy vậy, để quá trình sử dụng Seretide an toàn và phát huy hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý thêm những cảnh báo liên quan đến thuốc. Cụ thể như sau.
Cảnh báo về đối tượng chống chỉ định của Seretide
Thông báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn thuộc những đối tượng sau:
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Salmeterol, Fluticasone hoặc bất kỳ thành phần khác trong Seretide.
- Người bị quá mẫn với các loại protein sữa.
- Không sử dụng để điều trị triệu chứng hen suyễn cấp tính. Nhóm triệu chứng này cần điều trị bằng thuốc xịt hen suyễn tác dụng nhanh.
- Trẻ em dưới 4 tuổi.
Ngoài nhóm đối tượng chống chỉ định trên, một số trường hợp khác cũng cần thận trọng khi sử dụng Seretide. Ví dụ như:
- Bị các bệnh tim mạch, bao gồm cả nhịp tim nhanh, không đều.
- Người có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
- Người bị huyết áp cao, đái tháo đường, có lượng kali trong máu thấp.
- Người đang hoặc có tiền sự bị bệnh lao, các bệnh nhiễm trùng phổi khác.
- Người đang gặp vấn đề liên quan đến thị lực thay đổi, tăng nhãn áp, có tiền sử tăng áp lực nội nhãn, bị đục thủy tinh thể.
Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú: Hiện thuốc Seretide chưa có dữ liệu về sự ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, trước khi dùng nên thông báo cho bác sĩ/dược sĩ. Họ sẽ cân nhắc giữa lợi ích/nguy cơ của thuốc với nhóm đối tượng này.
Khuyến cáo không sử dụng Seretide cho trẻ dưới 4 tuổi
Cảnh báo về các tác dụng phụ khi dùng Seretide
Thuốc Seretide cũng có thể gây ra các tác dụng phụ giống như những loại thuốc khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gặp phải. Những tác dụng phụ của Seretide có thể bao gồm các phản ứng như sau:
Phản ứng quá mẫn, dị ứng
Đây là tác dụng phụ luôn cần lưu ý của bất kỳ loại thuốc nào. Seretide cũng không phải là ngoại lệ. Khi gặp các phản ứng dị ứng, hãy ngưng dùng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ của bạn.
Dị ứng với Seretide là tác dụng phụ không phổ biến, thường chỉ xảy ra với 1/100 trường hợp. Những phản ứng dị ứng, mẫn cảm của Seretide có thể bao gồm:
- Khó thở đột ngột, thở khò khè.
- Ngứa, nổi phát ban, sưng tấy ở mặt, họng, lưỡi, môi,…
- Nhịp tim đập nhanh, không đều.
- Choáng váng, chóng mặt, mất ý thức hoặc thậm chí ngất xỉu.
Tác dụng phụ phổ biến
Nhóm tác dụng phụ này có thể xảy ra ở 1/10 trường hợp dùng thuốc. Bao gồm những phản ứng như sau:
- Nhức đầu, thường sẽ giảm khi cơ thể đã quen với thuốc.
- Tưa miệng, tưa lưỡi, xuất hiện các mảng vàng màu kèm, đau và nổi lên trong cổ họng, đau lưỡi, ngứa họng.
- Đau nhức các khớp xương, sưng khớp, đau cơ, bị chuột rút cơ bắp.
Với những người bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khi sử dụng Seretide cũng có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến. Cụ thể như:
- Viêm phổi, viêm phế quản: Cổ có nhiều đờm hơn, sốt, ớn lạnh, ho nhiều, ho có đờm, đờm có màu sắc bất thường, xuất hiện các vấn đề về hô hấp nhiều hơn.
- Thường bị bầm tím hoặc gãy xương.
- Viêm xoang: Căng, đầy ở mũi, sau mắt, má, thỉnh thoảng bị đau nhói ở những khu vực này.
- Giảm kali trong máu: Nhịp tim không đều, chuột rút, cơ suy nhược.
Tác dụng phụ không phổ biến
Nhóm tác dụng phụ này xảy ra ở 1/100 trường hợp. Bao gồm những phản ứng sau:
- Tăng đường huyết, đặc biệt với người bị tiểu đường.
- Đục thủy tinh thể: Mắt bị đục màu.
- Nhịp tim đập nhanh, rất nhanh hoặc không đều, cảm thấy run, đánh trống ngực, tức ngực.
- Cảm thấy lo lắng nhiều hơn (thường xuyên xảy ra ở trẻ em). Bị rối loạn giấc ngủ.
- Xuất hiện phát ban, dị ứng trên da.
Nhịp tim tăng nhanh là một trong các tác dụng phụ của Seretide
Tác dụng phụ hiếm gặp hơn
Đây là nhóm tác dụng phụ chỉ xảy ra ở 1/1000 trường hợp. Seretide có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone steroid của cơ thể nếu dùng quá liều trong thời gian dài. Cụ thể, sẽ gây ra những phản ứng như mỏng xương, tăng cân, mặt tròn – sưng, bị bệnh tăng nhãn áp, trẻ em bị kém tăng trưởng.
Ngoài ra, cũng sẽ có một số tác dụng phụ ở nhóm này ảnh hưởng đến người bệnh bị hen suyễn. Các phản ứng khác có thể xảy ra bao gồm:
- Sự thay đổi hành vi, có các hoạt động bất thường, cáu kỉnh nhiều hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
- Nhiễm nấm thực quản gây khó nuốt.
- Một số phản ứng khác không biết được tần suất như bị trầm cảm, hung hăng, nhìn mờ.
Dù gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ/dược sĩ của bạn. Điều này cũng được áp dụng đối với các tác dụng phụ không được nhắc đến ở trên.
Cảnh báo về tương tác của Seretide với thuốc khác
Bạn cần cho bác sĩ/dược sĩ biết nếu gần đây bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược nào mà không kê đơn. Seretide có thể tương tác với một số loại thuốc và làm thay đổi tác dụng, gia tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây:
- Thuốc chẹn Beta (Atenolol, Sotalol hoặc Propranolol).
- Thuốc điều trị nhiễm trùng (Erythromycin, ketoconazole, itraconazole), một số thuốc điều trị HIV (ritonavir, sản phẩm hoặc thuốc có cobicistat).
- Corticosteroid khác (Cả thuốc uống và tiêm): Làm tăng ảnh hưởng của thuốc đến tuyến thượng thận.
- Thuốc lợi tiểu.
- Các loại thuốc giãn phế quản khác như Salbutamol.
- Thuốc Xanthine sử dụng cho bệnh hen suyễn.
Seretide có thể bị giảm tác dụng khi dùng chung với một số loại thuốc
Lời khuyên từ chuyên gia khi dùng thuốc Seretide
Những đối tượng như phụ nữ mãn kinh, người hay hút thuốc lá, tuổi cao, người bị dinh dưỡng kém hoặc người có tiền sử gia đình bị loãng xương nên lưu ý cẩn thận trong việc quá liều Seretide. Bởi, nếu bạn dùng liều cao Seretide trong thời gian dài, thuốc có thể làm giảm mật độ khoáng xương ở những đối tượng này.
Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc đã hết hạn, bị biến đổi mùi vị hoặc bị thủng, rách bao bì, bình thuốc. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Ngoài ra, song song với việc sử dụng Seretide, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thêm các loại thảo dược khác. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như Xạ đen, Xạ can, Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác. Bạn cũng có thể dùng thêm các loại sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở có chứa thành phần Fibrolysin, Iod, Selen. Đây đều là những thảo dược, thành phần có tác dụng rất tốt, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản và nâng cao chức năng phổi, phế quản. Hơn nữa, Fibrolysin (là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.
Tạm kết
Thuốc Seretide có thể giúp làm giãn phế quản cho người bệnh theo tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cũng có thể đem lại nhiều rủi ro cho người bệnh. Vì vậy, nên lưu ý làm đúng với những gì được hướng dẫn từ dược sĩ/bác sĩ với từng cá nhân cụ thể.
Những thông tin chia sẻ trong bài viết được tổng hợp từ nhà sản xuất. Vì vậy chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn cần tư vấn bất kỳ thông tin nào liên quan đến thuốc Seretide và các bệnh lý hô hấp, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicines.org.uk/emc/product/7598/smpc
https://www.nps.org.au/medicine-finder/seretide-mdi-250-25
Bình luận