Thông tin chi tiết về 5 loại Panadol – thuốc giảm đau hạ sốt
5 loại thuốc Panadol hiện có trên thị trường
Panadol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol khá quen thuộc với khá nhiều người bệnh khi cần điều trị hai mục tiêu này. Thuốc thuộc tập đoàn dược phẩm GSK. Hiện tại, trên thị trường đang có 5 loại thuốc Panadol sau:
Thuốc Panadol xanh dương: Thành phần chính là Paracetamol 500mg. Dạng viên nén, hộp đóng gói 12 viên x 10 vỉ. Giá bán tham khảo 118.000 đồng/hộp, bán lẻ 1.000 đồng/viên.
Thuốc Panadol Extra đỏ: Thành phần chính là Paracetamol 500mg kèm với caffeine 65mg. Dạng viên nén đóng gói hộp 15 vỉ x 12 viên hoặc hộp 2 vỉ x 12 viên. Giá bán tham khảo 15.000 đồng/vỉ.
Thuốc Panadol viên sủi màu vàng: Thành phần chính là Paracetamol 500mg. Đóng gói hộp 5 vỉ x 4 viên sủi. Giá bán tham khảo 58.000 đồng/hộp hoặc 2.900 đồng/viên.
Thuốc Panadol Extra With Optizorb đỏ: Thành phần chính gồm Paracetamol 500mg và caffein 65mg. Dạng viên nén đóng gói 2 dạng hộp 2 vỉ x 10 viên hoặc 12 vỉ x 10 viên. Giá bán với hộp 120 viên tham khảo khoảng 198.000 đồng/hộp hoặc 1.700 đồng/viên.
Thuốc Panadol cảm cúm màu xanh lá: Thành phần chính là Paracetamol 500mg, caffeine 25mg và phenylephrine hydrochloride 5mg. Dạng viên nén bao phim đóng gói hộp 15 vỉ x 12 viên. Giá bán tham khảo 196.000 đồng/hộp hoặc 1.100 đồng/viên.
Panadol được sản xuất dưới nhiều loại thuốc khác nhau
Công dụng giảm đau, hạ sốt của thuốc Panadol
Tất cả các loại Panadol đều có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Riêng 2 loại Panadol Extra đỏ sẽ có thêm thành phần caffeine, thành phần này giúp tăng cường tác dụng giảm đau của thuốc hơn.
Với tác dụng đó, thuốc được sử dụng cho những trường hợp cần giảm đau nhẹ và hạ sốt. Cụ thể với những trường hợp sau đây:
- Giảm đau nhẹ đến vừa: Đau nửa đầu, đau đầu, đau bụng kinh, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, đau sau khi nhổ răng/thực hiện các biện pháp, thủ thuật nha khoa, đau răng, đau viêm xương khớp, đau sau khi vừa tiêm các loại vắc xin.
- Hạ sốt: Đặc biệt đối với tiêm chủng phòng ngừa virus Covid 19, thuốc này đã có tác dụng rất tốt trong việc hạ sốt do phản ứng thuốc.
- Giảm đau – xung huyết mũi: Dòng Panadol cảm cúm màu xanh lá có tác dụng này.
Công dụng chính của Panadol là giúp giảm đau, hạ sốt
Cách sử dụng chi tiết của 5 loại thuốc Panadol
Tùy thuộc vào từng loại Panadol, liều dùng và độ tuổi cũng sẽ khác biệt nhau. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bảo hướng dẫn sử dụng chi tiết các loại thuốc sau đây.
Cách sử dụng và liều dùng Panadol
Bảng hướng dẫn này được tổng hợp từ nhà sản xuất của thuốc, chỉ nên mang tính chất tham khảo. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ khi dùng.
Bảng khuyến cáo liều dùng Panadol
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Uống Panadol nhiều có sao không?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người dùng chỉ nên sử dụng đúng liều lượng cho phép. Vì thuốc được sử dụng cho trường hợp giảm đau, hạ sốt nhanh và dùng khi tình trạng cấp tính, vì vậy ít có trường hợp quên liều dùng.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn uống quá nhiều Panadol/lần (khoảng từ 6 - 10 viên/lần), bạn có thể bị ngộ độc Paracetamol. Tình trạng này sẽ khiến cho gan bị quá tải và không thể khử độc Paracetamol, dẫn đến hoại tử tế bào gan.
Nguy hiểm hơn, nếu không được xử lý kịp thời, hoại tử gan sẽ lây lan sang những khu vực khác. Lúc này, người bệnh có thể bị suy gan cấp, suy thận hoặc chất độc thấm vào não bộ khiến người dùng bị hôn mê tại chỗ.
Việc uống nhiều loại thuốc này trong cùng một lần rất nguy hiểm, bởi hiện tượng ngộ độc sẽ diễn ra rất nhanh chỉ vài giờ sau khi uống thuốc. Vì vậy, trong trường hợp sử dụng quá liều dùng của thuốc, xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, vã mồ hôi,... Nên liên hệ ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Ngoài ra, những triệu chứng khác của việc ngộ độc Paracetamol sau khoảng 1 - 2 ngày có thể gồm vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu hơn. Nhiều người nhạy cảm với thuốc có thể bị mê sảng, kích động thái quá, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Uống nhiều Panadol quá mức có thể gây ra ngộ độc Paracetamol
>>>XEM THÊM: Thuốc Diclofenac giảm đau, chống viêm và 6 điều cần lưu ý
Một số lưu ý khác khi sử dụng Panadol
Để giảm thiểu được những cảnh báo nguy hiểm trên khi dùng Panadol, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề khác. Những vấn đề này bao gồm đối tượng chống chỉ định thuốc, tác dụng phụ và không nên sử dụng Panadol với loại thuốc nào. Cụ thể như sau:
Đối tượng chống chỉ định thuốc Panadol
Tùy thuộc vào từng loại thuốc Panadol khác nhau, đối tượng chống chỉ định và cần thận trọng khi sử dụng thuốc cũng khác nhau. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn thuộc một trong những đối tượng chống chỉ định hoặc thận trọng khi dùng thuốc. Cụ thể:
Thuốc Panadol xanh dương: Người bị dị ứng, quá mẫn với Paracetamol hoặc các tá dược khác có trong thuốc. Thận trọng với người đang gặp các vấn đề về phản ứng da như hội chứng TEN (hoại tử da nhiễm độc), hội chứng SJS (Steven-Johnson), hội chứng Lyell, hội chứng AGEP (ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính). Thận trọng với người có các bệnh lý về suy gan, suy thận.
Thuốc Panadol Extra đỏ và Thuốc Panadol Extra With Optizorb đỏ: Tương tự với thuốc Panadol xanh dương. Tuy nhiên loại thuốc này nên lưu ý thận trọng thêm với nhóm người bị thiếu hụt glutathione như bị suy dinh dưỡng, có chỉ số khối cơ thể thấp, biếng ăn trầm trọng, người bị nhiễm trùng máu hoặc bị nghiện rượu mãn tính.
Thuốc Panadol viên sủi màu vàng: Tương tự thuốc Panadol Extra đỏ. Chống chỉ định thêm với người bị phenylceton-niệu. Tuy nhiên, Panadol viên sủi có chứa muối, không sử dụng cho người đang cần kiêng muối. Thuốc cũng được chống chỉ định với người không dung nạp được Fructose.
Thuốc Panadol cảm cúm màu xanh lá: Tương tự với thuốc Panadol Extra đỏ. Chống chỉ định thêm với người đã dùng thuốc ức chế monoamine 2 tuần trước, hoặc đang dùng thuốc có thành phần kích thích giao cảm. Đặc biệt cần thận trọng nếu bạn đang có các bệnh lý như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, glaucoma góc đóng, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, bướu Pheochromocytoma, bệnh mạch tắc nghẽn, tuyến tiền liệt.
Với đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú: Được khuyến cáo không sử dụng Panadol Extra đỏ và Panadol cảm cúm xanh lá. Đối với những loại thuốc còn lại cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Không sử dụng Panadol cho các trường hợp bị dị ứng, mẫn cảm thành phần thuốc
Tác dụng phụ không mong muốn của Panadol
Theo các dữ liệu lâm sàng của hãng sản xuất, các tác dụng phụ của Panadol khá hiếm gặp. Chủ yếu chỉ xảy ra khi bạn sử dụng quá liều lượng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn sử dụng đúng liều lượng và có một số phản ứng bất thường sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ:
- Phản ứng dị ứng, quá mẫn: Xuất hiện các nốt phát ban đỏ, phù mạch, xuất hiện các loại bọng nước, phù nề,...
- Giảm tiểu cầu: Vết thương bị chảy máu kéo dài, ra nhiều kinh nguyệt hơn bình thường, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, nổi các nốt xuất huyết nhỏ màu đỏ.
- Co thắt phế quản: Ho, sốt kèm theo, khó thở, thở khò khè, ho có đờm,...
- Bất thường gan: Thường có các triệu chứng như chán ăn, dễ buồn nôn, khó tiêu, vàng da, vàng mắt, ngứa da, rối loạn giấc ngủ, đau bụng,...
- Với thuốc có caffeine: Xuất hiện chóng mặt, đau đầu, táo bón, mất ngủ, khó chịu, lo lắng hoặc kích động quá mức, bồn chồn hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, hồi hộp, tiểu bí, tiểu buốt (những phản ứng phụ này chủ yếu xảy ra ở thuốc Panadol cảm cúm xanh lá).
Lưu ý về tương tác của Panadol với các yếu tố khác
Hiện tại, mới chỉ có một số tương tác giữa Paracetamol và những loại thuốc khác được ghi nhận lâm sàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Panadol, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại vitamin, thuốc điều trị nào. Đặc biệt khi bạn đang dùng:
- Một số loại thuốc khác có chứa thành phần Paracetamol: Gây ngộ độc Paracetamol.
- Thuốc chống đông máu Warfarin: Có thể làm tăng tác dụng chống đông máu.
- Thuốc có chứa thành phần Etanol (rượu): Gia tăng việc bị tác dụng phụ.
- Thuốc Leflunomide, Lomitapide, Mipomersen, Pexidartinib, Teriflunomide: Tăng khả năng xảy ra các vấn đề về gan, tăng nguy cơ nhiễm độc Paracetamol.
- Thuốc Prilocaine, Natri nitrit: Tăng nguy cơ bị thiếu oxy cho các mô, cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, nên lưu ý khi sử dụng thuốc tuyệt đối không nên sử dụng rượu bởi có thể làm tăng tác dụng phụ, tăng khả năng bị nhiễm độc gan do Paracetamol cao hơn. Những người sử dụng thuốc Panadol có thêm thành phần Caffein nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chất này như cafe, trà.
Tuy nhiên nếu bạn bị hành hạ bới những cơn đau mãn tính dai dẳng, việc uống Panadol kéo dài dễ dẫn tới lạm dụng. Do đó, cách tốt nhất là sử dụng các dược liệu đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau. Điển hình là vỏ cây liễu - dược liệu đã được sử dụng hàng nghìn năm nay để cải thiện cơn đau. Vỏ cây liễu chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic khi vào cơ thể. Cơ chế giảm đau là ức chế các thụ cảm thể gây đau. Ưu điểm nổi trội của thảo dược này là tác dụng giảm đau rộng nhưng lại không gây các tác dụng phụ trên người dùng.
Vỏ cây liễu trắng giảm đau an toàn hơn thuốc giảm đau Tây
Tuy là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc, nhưng việc sử dụng Panadol đúng để đảm bảo an toàn, hiệu quả chưa hẳn ai cũng nắm rõ. Hy vọng với bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng Panadol đúng mục đích và đúng cách theo từng loại riêng biệt.
Chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo từ nhà sản xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc cũng như các loại thuốc giảm đau khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Tham khảo:
https://www.mims.com/hongkong/drug/info/panadol?type=full
https://www.drugs.com/international/panadol.html
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/
Bình luận