Tìm hiểu Tramadol (Gramadol) là thuốc gì?

Tramadol là một loại thuốc giảm đau trung ương dùng trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Tramadol là một chất tổng hợp được xếp vào nhóm opioid, trong đó opioid là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. 

Vào năm 1963, Tramadol được cấp bằng sáng chế. Đến năm 1977  được đưa ra thị trường với tên thương mại là “Tramal” bởi công ty dược phẩm Grünenthal của Đức. 

Tramadol được bào chế với hoạt chất là Tramadol hydrochloride với biệt dược phổ biến là Gramadol. Gramadol dạng viên nang cứng với thành phần gồm Tramadol hydrochloride 37,5mg; 325mg paracetamol và tá dược. Ngoài ra còn biệt dược khác mà ta có thể bắt gặp như: Predxal Cap, Tramadol Stada, Dianfagic, Rovidone… 

Các dạng bào chế và hàm lượng của thuốc thường thấy của Tramadol là:

  • Tramadol 50mg dạng viên nén thường.
  • Viên nén giải phóng kéo dài với các hàm lượng: 100mg, 200mg, 300mg.
  • Tramadol 100mg dạng thuốc đạn.
  • Dạng dung dịch tiêm hàm lượng 50mg/ml.

tramadol-thuoc-nhom-thuoc-giam-dau-gay-nghien.webp

Tramadol thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện

Công dụng của thuốc Tramadol (Gramadol)

Tramadol hoạt động trên cơ chế thay đổi cách não cảm nhận cơn đau. Cụ thể, Tramadol tương tự như chất dẫn truyền trong não là endorphin, khi Tramadol vào cơ thể nó gắn lên các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương nhằm giảm cảm giác đau bằng cách làm gián đoạn dẫn truyền đến não. 

Với cơ chế đó, Tramadol có tác dụng là giảm đau, dùng trong điều trị tình trạng từ đau trung bình đến nặng trong trường hợp cần thiết. Thường được chỉ định kết hợp hoặc đơn độc khi điều trị các thuốc giảm đau khác (như NSAID, các loại thuốc giảm đau không gây nghiện) không đủ đáp ứng, cơn đau không thuyên giảm. Tramadol thường được khuyến cáo sử dụng trong trong gian ngắn không nên lạm dụng dễ gây nghiện.

Đối với các cơn đau mãn tính trung bình đến nặng ở người lớn thì thường được kê đơn với Tramadol viên giải phóng kéo dài. Nhằm kéo dài thời gian hiệu quả giảm đau, giảm số lần cũng như liều lượng Tramadol phải uống.

Hướng dẫn sử dụng Tramadol an toàn

Do thuốc Tramadol là thuốc kê đơn và có thể gây nghiện nên việc sử dụng liều lượng bao nhiêu phải nhất định tuân thủ theo bác sĩ chỉ định. Tramadol chỉ được chỉ định trong điều trị cho tình trạng đau ở người lớn (độ tuổi trên 17) và không khuyến cáo dùng cho trẻ em. Những thông tin hướng dẫn thuốc Tramadol dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách dùng - Liều dùng Tramadol theo khuyến cáo

Bạn có thể dùng thuốc theo đường uống, với viên nang/viên nén nên nuốt toàn bộ, không nghiền, nhai thuốc trong quá trình sử dụng. Bạn có thể dùng cùng hoặc không cùng với bữa ăn. Đối với dạng dung dịch, sử dụng ống tiêm hoặc dụng cụ định lượng chính xác để lấy đúng liều lượng thuốc. 

Lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không được nghiền, bẻ thuốc Tramadol để sử dụng theo đường hít. Ngoài ra, không trộn chung với bất kỳ chất lỏng nào để tiêm vào tĩnh mạch. Điều này có thể khiến bạn bị tử vong bất kỳ lúc nào.

Liều lượng của Tramadol tùy vào từng loại bào chế, mục đích điều trị sẽ có thông tin chính xác. Dưới đây là một số thông tin về liều lượng thông thường dùng trong điều trị với Tramadol:

Dùng mục đích giảm đau

  • Liều khuyến cáo cho viên giải phóng thường là từ 50mg đến 100mg mỗi 4-6 giờ khi có triệu chứng đau.
  • Đối với người bệnh bắt đầu điều trị với Tramadol: nên dùng liều khởi đầu là 25mg/ngày và tăng thêm 25mg mỗi 3 ngày để đạt liều điều trị là 50-100mg/ngày dùng sau mỗi 4-6 giờ.
  • Liều tối đa một ngày là 400mg

Dùng điều trị đau mãn tính: Viên giải phóng kéo dài với liều 100mg uống mỗi ngày một lần. Liều dùng tối đa một ngày được phép là 300mg

Dùng giảm đau ở người cao tuổi: Người cao tuổi cần thận trọng và điều trị khởi đầu ở liều thấp. Liều tối đa cho phép là 300mg mỗi ngày.

lieu-dung-tramadol-o-nguoi-cao-tuoi-can-than-trong-hon-khi-su-dung.webp

Liều dùng Tramadol ở người cao tuổi cần thận trọng hơn khi sử dụng

Xử trí khi quên liều hoặc quá liều

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên, sử dụng quá liều hoặc muốn ngưng dùng thuốc. Nếu bạn gặp tình huống nào, hãy tham khảo cách xử lý như sau:

Xử trí quên liều: Ít xảy ra vì thuốc Tramadol được dùng để giảm đau vì vậy nếu bạn bỏ lỡ liều, cơn đau sẽ nhắc bạn nhớ. Nhưng nếu bạn thực sự bỏ quên liều và gần thời điểm cho liều tiếp theo thì nghiêm cấm hành vi nhân đôi liều.

Xử trí khi quá liều: Quá liều Tramadol rất nguy hiểm vì nó hoàn toàn có thể gây tử vong do đó cần có hỗ trợ từ y tế ngay nếu bạn gặp các triệu chứng sau: buồn ngủ quá mức, giãn đồng tử, hô hấp khó khăn. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, không tự ý uống hay tăng liều khi thấy đau. Trường hợp đau có thể dùng kết hợp với các thuốc giảm đau khác không gây nghiện như giảm đau nhóm NSAID, aspirin…

Khi bạn cần điều trị thường xuyên với Tramadol có thể bác sĩ sẽ kê thêm Naloxone - thuốc đảo ngược tác dụng của opioid. Hay nói cách khác thuốc giải ngộ độc opioid, do đó hãy mang theo naloxone để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.

Ngưng dùng thuốc: Không dừng thuốc đột ngột khi thấy các triệu chứng đau đã giảm. Cần tuân thủ việc dừng thuốc bằng cách hạ liều dần dần để tránh xuất hiện triệu chứng cai nghiện. Ngừng sử dụng các thuốc opioid khi bắt đầu sử dụng Tramadol để tránh tăng độc tính. Tramadol có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn, nhưng nên uống cùng một thời điểm trong ngày.

tuyet-doi-khong-nhan-doi-lieu-khi-bo-quen-lieu-truoc.webp

Tuyệt đối không nhân đôi liều khi bỏ quên liều trước

Cảnh báo về nhóm chống chỉ định Tramadol

Sử dụng các thuốc giảm đau liều cao thường kèm với nhiều nguy cơ nguy hiểm. Do đó, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng gặp những vấn đề sau đây để đảm bảo dùng Tramadol an toàn:

  • Không dùng Tramadol cho người bệnh bị dị ứng hay tiền sử quá mẫn với thuốc hoặc các dẫn chất gây nghiện opioid.
  • Chức năng hô hấp giảm nặng.
  • Người mắc bệnh động kinh không đáp ứng thuốc điều trị.
  • Trẻ dưới 15 tuổi.
  • Không dùng thuốc Tramadol dạng giải phóng kéo dài trên các đối tượng người bệnh bị tắc nghẽn ruột, nghi ngờ tắc nghẽn ruột hay liệt ruột. Do khi mắc các vấn đề tắc nghẽn ruột, thuốc vào bị dự trữ lâu tại dạ dày rồi đột ngột giải phóng ở ruột dẫn đến quá liều.
  • Thuốc được chuyển hóa tại gan thành dạng có hoạt chất có tác dụng mạnh hơn cả Tramadol. Do đó cần thận trọng trên người bệnh suy gan.
  • Tramadol và hoạt chất sau chuyển hóa của nó được đào thải ra nước tiểu nhờ thận. Vì vậy trên người bệnh suy thận cần thận trọng do, nên cân nhắc giảm liều và kéo dài thời gian uống giữa các liều. Các nhà sản xuất cũng đưa ra khuyến cáo rằng trên đối tượng người bệnh này nên uống Tramadol cách nhau tối thiểu 12 giờ với liều tối đa một ngày là 200mg. Trong điều trị người bệnh cũng cần lưu ý kiểm tra chức năng thận để được chỉ định liều dùng hợp lý nhất.

>>>XEM THÊM: Thuốc Diclofenac giảm đau, chống viêm và 6 điều cần lưu ý

Cảnh báo về tác dụng phụ có thể gặp của Tramadol

Tramadol thuộc nhóm thuốc kê đơn có phạm vi điều trị khá hẹp. Bên cạnh tác dụng chính là giảm đau, Tramadol còn gây ra nhiều tác dụng phụ nhất là trên đối tượng mới sử dụng. Tramadol có thể gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, trường hợp nhẹ thường sẽ tự hết sau một thời gian. Đối với trường hợp nghiêm trọng thì cần đến hỗ trợ của y tế càng sớm càng tốt.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng

Các triệu chứng thuộc nhóm tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi cơ thể thích nghi với thuốc. Nếu bạn gặp khó khăn với các triệu chứng này hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được ghi nhận bao gồm:

  • Táo bón- nên tăng cường chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày hoặc trầm trọng quá có thể dùng thuốc.
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ- lưu ý khi bạn cần lái xe, vận hành máy móc, học tập hay cần tập trung cao.
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa.

tramadol-co-the-gay-tac-phu-la-buon-non-non.webp

Tramadol có thế gây tác phụ là buồn nôn, nôn

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

Tramadol có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng bạn cần báo ngay với bác sĩ/dược sĩ ngay lập tức. Bao gồm như sau:

Phản ứng dị ứng Tramadol với các triệu chứng như: phát ban, khó thở, mặt hoặc cổ có triệu chứng sưng tấy, phản ứng nghiêm trọng trên da, đỏ da, da tím tái...

Ảnh hưởng đến hô hấp và gây tử vong: Dấu hiệu nhận biết người bệnh gặp tác dụng phụ trên hô hấp là nhịp thở dần yếu đi, hơi thở nông hoặc là ngất xỉu.

Hội chứng serotonin hay nhiễm độc serotonin với các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Huyết áp tăng cao
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên không rõ nguyên nhân
  • Mất phối hợp, kích động, bồn chồn thất thường
  • Tình trạng chóng mặt nghiêm trọng
  • Buồn nôn, nôn
  • Bị tiêu chảy
  • Xuất hiện ảo giác
  • Co giật cơ

Phụ thuộc thuốc hoặc nghiện thuốc, đây là tình trạng thường gặp sau khi ngừng dùng opioid hoặc khi người bệnh lạm dụng thuốc. Các triệu chứng này được gọi là triệu chứng cai nghiện bao gồm:

  • Luôn cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng hay bồn chồn
  • Bị khó ngủ
  • Huyết áp tăng
  • Nhịp thở, nhịp tim 
  • Đồng tử giãn lớn
  • Buồn nôn, nôn
  • Bị đổ mồ hôi, ớn lạnh
  • Đau lưng, đau khớp và đau các cơ

Ngoài ra, có thể gặp một số tác dụng phụ khác như sau:

  • Suy thượng thận biểu hiện có mệt mỏi kéo dài, yếu cơ và đau bụng.
  • Thiếu hụt androgen biểu hiện mệt mỏi, ngủ khó khăn, năng lượng giảm.
  • Tác dụng phụ trên tim mạch như làm tăng huyết áp, giãn mạch, đánh trống ngực…
  • Trẻ mới sinh mà trong thời kỳ mang thai mẹ có đang sử dụng thuốc Tramadol thì có thể trẻ sinh ra xuất hiện các triệu chứng cai nghiện hoặc khó thở.

em-be-sinh-ra-co-the-mac-hoi-chung-cai-nghien-neu-me-uong-tramadol.webp

Em bé sinh ra có thể mắc hội chứng cai nghiện nếu mẹ uống Tramadol 

>>>XEM THÊM: 5 điều cần biết về Celebrex chống viêm, giảm đau

Cảnh báo về tương tác thuốc của Tramadol

Người bệnh cần cung cấp thông tin về các loại thuốc/vitamin đang sử dụng cho bác sĩ/dược sĩ biết trước khi sử dụng Tramadol. Các tương tác có thể gây hậu quả từ nhẹ đến nặng tùy loại thuốc uống cùng. Cụ thể:

Bảng 1: Tương tác của thuốc Tramadol với thuốc khác

Thuốc

Sự tương tác

Hướng xử trí (tham khảo)

Nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương như Zolpidem, Cymbalta, Acetaminophen, Lyrica ...

Mức độ xảy ra tương tác cao. Gây suy nhược hệ thần kinh trung ương làm tăng tác dụng phụ trên hô hấp thậm chí tử vong.

Tránh sử dụng chung với nhau cũng như các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Nếu phải dùng chung cần xác định lại liều lượng và thời gian sử dụng cả hai thuốc để hạn chế tương tác.

Cymbalta(duloxetine- điều trị trầm cảm)

Mức độ xảy ra tương tác cao. Tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.

Nên tránh dùng chung. Cân nhắc đến lợi ích và nguy cơ khi dùng chung và cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của hội chứng serotonin.

Celecoxib- thuốc chống viêm không steroid NSAID

Celecoxib làm tăng nồng độ thuốc Tramadol trong máu từ đó tăng tác dụng của thuốc. Dẫn đến khó kiểm soát liều lượng Tramadol gây quá liều.

Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời, dùng ở thời điểm xa nhau trong ngày và cân nhắc điều chỉnh liều dùng Tramadol.

Carbamazepine

Sử dụng đồng thời làm giảm tác dụng của Tramadol do làm tăng sự bất hoạt của nó trong cơ thể

Hạn chế dùng chung, nếu cần nên uống tránh xa nhau.

Quinidine

Tăng tác dụng của Tramadol dẫn đến tình trạng quá liều.

Hạn chế dùng chung. Khi  cần nên theo dõi chất các dấu hiệu quá liều Tramadol.

Cảnh báo từ dược sĩ trong điều trị với Tramadol

Nếu bạn đang trong thời gian điều trị với Tramadol tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích. Điều này sẽ khiến tăng nguy cơ bị tác dụng phụ lên thần kinh trung ương. Hệ thần kinh trung ương bị suy nhược, tư duy chậm, giảm khả năng phán đoán, giảm vận động. 

Tramadol là thuốc giảm đau gây nghiện do đó cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng để tránh nguy hiểm. Bảo quản tốt thuốc ở điều kiện khô ráo, không để thuốc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, hay nơi ẩm ướt. Thuốc cần để tránh xa trẻ em, vật nuôi. Không vứt thuốc bừa bãi, không vứt xuống ống dẫn nước, bồn cầu.

Sử dụng Tramadol lâu dài có rất nhiều nguy hiểm do đó nên kết hợp với sản phẩm thành phần thảo dược nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ. Một số thành phần như chiết xuất vỏ cây liễu, cao sơn đậu căn, cao tam lăng, huyền hồ sách,... có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, kìm hãm những thụ thể gây đau từ đó làm giảm đau đớn.

Trong đó, chiết xuất vỏ cây liễu được nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng giảm đau lành tính nhờ các thành phần như salicin, flavonoid và polyphenol. Vì vậy, tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu rộng hơn aspirin và hạn chế tác dụng phụ hơn. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra liều 240mg salicin không gây ảnh hưởng quá trình đông máu.

chiet-xuat-vo-cay-lieu-kim-ham-thu-the-khien-nao-bo-khong-cam-nhan-duoc-con-dau.webp

Chiết xuất vỏ cây liễu kìm hãm thụ thể khiến não bộ không cảm nhận được cơn đau

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin và những cảnh báo quan trọng trong điều trị với thuốc Tramadol. Người dùng cần ghi nhớ chỉ dùng Tramadol cho tình trạng đau trung bình đến nặng, tuyệt đối không lạm dụng thuốc. Luôn tuân thủ điều trị của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn còn thắc mắc gì về thuốc Tramadol vui lòng liên hệ hotline 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ thêm.

Tham khảo:

https://www.drugs.com/tramadol.html#interactions

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-4398-5239/tramadol-oral/tramadol-oral/details

https://www.healthline.com/health/drugs/tramadol-oral-tablet

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận