Thoát vị đĩa đệm L3L4 - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm L3-L4 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống L3 và L4 bị tổn thương, gây ra tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị rách và tràn ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau nhức từ thắt lưng xuống chân.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L3 L4
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L3 L4, nhưng thường gặp nhất là do các nguyên nhân sau:
- Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, đĩa đệm mất dần độ đàn hồi, xơ cứng và dễ bị tổn thương, nứt rách.
- Vận động mạnh, đột ngột: Những động tác nâng vật nặng, vặn mình đột ngột, chơi thể thao quá sức có thể gây áp lực lên đĩa đệm và làm đĩa đệm bị tổn thương.
- Tư thế không đúng: Ngồi lâu, đứng lâu một tư thế, cúi đầu nhiều cũng khiến đĩa đệm bị xơ cứng, mất nước và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Béo phì: Cân nặng quá lớn gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm và gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Di truyền: Một số người có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn do yếu tố di truyền.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L3 L4
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L3 L4 thường xảy ra ở vùng lưng dưới, cụ thể là:
- Đau lưng dưới: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường đau âm ỉ hoặc dữ dội, có thể lan xuống mông, đùi và cẳng chân.
- Tê bì: Cảm giác tê bì, kiến bò ở chân, đặc biệt là ở mặt trước đùi.
- Yếu cơ: Cơ chân yếu, khó khăn khi đi lại, đứng lên ngồi xuống.
- Bi tiểu, táo bón: Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và bài tiết.
Đau lưng dưới là biểu hiện thường gặp của thoát vị đĩa đệm L3 L4
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L3-L4
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm L3-L4 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Thường là sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ giúp giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo giãn, xoa bóp, châm cứu giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp và cải thiện khả năng vận động.
- Điều trị ngoại khoa: Áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép rễ dây thần kinh và tình trạng đau nhức, nguy cơ gặp biến chứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.
Sản phẩm chứa tinh chất sò vẹm xanh giúp hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Gần 20 năm qua, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh để cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm, giúp cột sống, đĩa đệm khỏe mạnh. Điển hình là sản phẩm chứa dầu vẹm xanh kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin và khoáng chất được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại dưới dạng viên nén giúp nâng cao tác dụng chống viêm, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, tăng cường sức khỏe cột sống.
Sản phẩm đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp giảm đau đau lưng, cải thiện vận động, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, gai cột sống… hiệu quả mà không có tác dụng phụ trên gan, thận và dạ dày.
Dầu vẹm xanh giúp cải thiện triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L3 L4
Ngoài các phương pháp điều trị trên, để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L3 L4 nhiều người lựa chọn các phương pháp sau:
- Vận động hợp lý: Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập tăng cường cơ bụng và lưng.
- Giữ tư thế đúng: Ngồi làm việc, đứng đúng tư thế, tránh mang vác vật nặng.
- Cân bằng chế độ ăn uống: Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D.
- Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm L3 L4 hiệu quả, an toàn. Và đừng quên hãy sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh mỗi ngày giúp cột sống khỏe mạnh hơn nhé! Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận để được chuyên gia tư vấn chi tiết!
Bình luận