Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng Sibelium giảm đau nửa đầu, ù tai
Lưu ý 1 – Công dụng của thuốc Sibelium
Sibelium có chứa hoạt chất Flunarizine thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Hoạt chất này sẽ có tác dụng ngăn chặn sự quá tải canxi của tế bào bằng cơ chế làm giảm dòng chảy canxi quá mức qua lớp màng tế bào. Ngoài ra, Sibelium cũng giúp tăng cường, cải thiện được lưu lượng máu đến não bộ.
Từ đó, thuốc Sibelium được chỉ định cho các trường hợp đâu:
- Điều trị hoặc điều trị dự phòng cho chứng đau nửa đầu.
- Điều trị, giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình như ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
- Điều trị cho các trường hợp bị rối loạn trí nhớ, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ hoặc bị kích động quá mức.
- Người bị co cứng cơ khi nằm, đi bộ, lạnh các đầu chi, dị cảm.
Hoạt chất Flunarizine ngoài có trong biệt dược Sibelium, thuốc còn được sản xuất dưới nhiều hình thức biệt dược khác, ví dụ như Siberizin, Fluostine, Fluzinstad, Sazariz Cap.,… Hiện tại, với biệt dược Sibelium, thuốc được điều chế với 2 dạng hàm lượng sau:
- Sibelium 5mg: Đóng gói hộp 5 vỉ x 10 viên. Giá bán tham khảo 51.000 đồng/vỉ.
- Sibelium 10mg: Đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Hiện chưa có mắc giá của thể.
Sibelium có tác giúp giúp giảm đau nửa đầu, chóng mặt
Lưu ý 2 – Đối tượng chống chỉ định Sibelium
Đối tượng chống chỉ định là những trường hợp không được sử dụng Sibelium. Nói với bác sĩ/dược sĩ nếu:
- Bạn đang bị dị ứng, mẫn cảm với Flunarizine hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc Sibelium.
- Nếu bạn đang bị bệnh trầm cảm, có tiền sử trầm cảm tái phát.
- Đang mắc bệnh Parkinson hoặc bệnh lý tương tự.
Ngoài nhóm chống chỉ định, sẽ có vài đối tượng cần lưu ý và cẩn trọng hơn khi sử dụng Sibelium. Báo cho dược sĩ/ bác sĩ nếu:
- Đang gặp các vấn đề liên quan đến gan, thận, rối loạn vận động.
- Người cao tuổi hoặc trẻ em. Người cần làm các công việc liên quan đến tỉnh táo như lái xe, điều khiển máy móc bởi Sibelium có thể gây ra buồn ngủ.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Tuy chưa có nhiều số liệu về sự nguy hại của Sibelium với phụ nữ mang thai, cho con bú, nhưng nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, cần thông báo cho bác sĩ để cân nhắc giữa nguy cơ, lợi ích trước khi dùng thuốc.
Lưu ý 3 – Nên sử dụng Sibelium đúng cách
Ngoài nhóm đối tượng chỉ định, vấn đề bạn cần lưu ý tiếp theo là cách dùng và liều lượng sử dụng Sibelium phù hợp. Trên thực tế, liều dùng phù hợp nhất sẽ được bác sĩ kiểm tra và cá nhân hóa với từng trường hợp. Do đó, thông tin về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo từ nhà sản xuất.
Cách dùng: Bạn nên sử dụng Sibelium sau bữa ăn để tránh kích ứng đến dạ dày. Cần sử dụng với nước và nuốt toàn bộ thuốc, không nhai, không nghiền thuốc trong quá trình sử dụng. Khuyến cáo từ nhà sản xuất cho biến nên dùng Sibelium vào buổi tối sau bữa ăn là tốt nhất.
Liều dùng cho người lớn từ 18 – 65 tuổi:
Điều trị dự phòng: Bắt đầu với liều 10mg/ngày. Sử dụng 1 lần/ngày vào buổi tối. Điều trị khoảng 2 tháng, nếu sau 2 tháng thuốc không thể đáp ứng được khả năng điều trị, cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Điều trị duy trì: Nếu người bệnh có thể đáp ứng thuốc tốt, cần thực hiện điều trị, bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ hướng dẫn điều chỉnh liều lượng theo chu kỳ 5 ngày dùng cùng 1 liều và nghỉ dùng thuốc 2 ngày tiếp theo, sau đó lặp lại chu kỳ. Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị dự phòng tốt, điều trị duy trì tốt nhưng bệnh vẫn có thể tái phát lại sau khi ngừng điều trị khoảng 6 tháng.
Liều dùng cho người lớn trên 65 tuổi: Sử dụng 5mg/ngày vào buổi tối. Liều duy trì tương tự với người lớn.
Xử lý khi quên/quá liều:
Nếu bạn quên hoặc sử dụng quá liều Sibelium, bạn có thể xử lý như sau:
Quên liều: Trong trường hợp quên liều Sibelium, bạn không cần phải dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Hãy bỏ qua nó và dùng liều tiếp theo đúng liệu trình. Không được uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Quá liều: Quá liều Sibelium có thể gây ra hiện tượng suy nhược, an thần, kích động hoặc nhịp tim nhanh. Đặc biệt khi gặp trường hợp quá liều cấp tính (dùng khoảng 600mg/lần). Nếu chẳng may sử dụng quá liều thuốc, cần theo dõi các triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Nếu quên liều Sibelium, bạn có thể bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình
Lưu ý 4 – Quan sát cẩn thận các tác dụng phụ
Giống như các loại thuốc khác, quá trình sử dụng Sibelium cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần quan sát cẩn thận về các phản ứng trái ngược có thể xảy ra để kịp thời xử lý. Những tác dụng phụ của Sibelium có thể gặp như sau:
Tác dụng phụ rất phổ biến – Xảy ra ở trên 1/10 trường hợp: Tăng cân.
Tác dụng phụ thường gặp – Xảy ra dưới 1/10 trường hợp:
- Tăng cảm giác thèm ăn, thường bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Xuất hiện cảm giác chán nản, thấp thỏm, có vấn đề liên quan đến giấc ngủ (mất ngủ hoặc thấy buồn ngủ nhiều hơn).
- Xuất hiện táo bón, buồn nôn, đau dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
- Đau nhức cơ và cảm thấy mệt mỏi.
- Đau nhức tại vùng vú, kinh nguyệt bất thường hoặc không đều.
Tác dụng phụ không phổ biến - Xảy ra dưới 1/100 trường hợp:
- Xuất hiện cảm giác thờ ơ, không quan tâm hoặc bị lo lắng, bồn chồn thái quá.
- Yếu đuối hoặc luôn cảm thấy không có năng lượng, mất phương hướng.
- Xuất hiện sự tắc nghẽn ở ruột như nôn, khó tiêu.
- Nhịp tim bất thường, hạ huyết áp.
- Xuất hiện các cơn co giật, co thắt cơ, vẹo cổ.
- Sưng vú, kinh nguyệt ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, giảm ham muốn tính dục.
- Sưng ở chân, tay, bàn chân hoặc các bộ phận khác.
- Khô miệng và đổ mồ hôi liên tục.
Tác dụng phụ cực nguy hiểm:
- Ngứa ran, tê ở bàn tay, bàn chân.
- Xuất hiện các tiếng vo ve, huýt sáo, tiếng rít hoặc bị ù tai.
- Xuất hiện các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Phát ban da, nổi mề đay, đỏ bừng. Khó thở hoặc thở khò khè. Sưng mặt, môi, lưỡi, miệng hoặc cổ học.
- Co giật cơ, chậm chạp, cứng cơ, cứng cơ kèm run. Lưỡi, mặt, miệng, cổ họng hoặc hàm co giật/cử động bất thường.
Các xử lý khi gặp các tác dụng phụ
Với nhóm tác dụng phụ rất phổ biến và phổ biến, chúng có thể biến mất sau vài ngày khi cơ thể đã quen dần với thuốc. Tuy vậy, nếu những phản ứng này kéo dài và làm bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ.
Ở nhóm không phổ biến và nguy hiểm, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt khi gặp những tác dụng phụ cực nguy hiểm, lập tức ngừng thuốc, liên hệ ngay cho trung tâm y tế gần nhất hoặc bác sĩ để được thực hiện các biện pháp hỗ trợ.
Co giật cơ, cứng cơ là tác dụng phụ nguy hiểm của Sibelium
Lưu ý 5 – Tương tác của Sibelium với thuốc và thực phẩm
Một số loại thuốc có thể gây ra tương tác với Sibelium, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại vitamin, thuốc điều trị nào, hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ. Đặc biệt là những người bệnh đang được điều trị bằng Thuốc chẹn beta. Sibelium chống chỉ định với những người bệnh đang sử dụng các loại thuốc này.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không sử dụng Sibelium với rượu, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc an thần khác. Điều này có thể làm tăng tác dụng an thần quá mức.
Để giảm tác dụng không mong muốn của thuốc tây, tăng cường công dụng cải thiện chứng đau đầu, ù tai, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức khỏe thính lực, cải thiện tình trạng ù tai an toàn, hiệu quả. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.
Cây cối xay – một vị thảo dược được dân gian sử dụng trong nhiều năm qua giúp cải thiện ù tai, điếc tai, giảm thính lực cũng như nhiều vấn đề về tai khác. Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp giảm đau đầu ù tai hiệu quả.
Khi cối xay được kết hợp cùng các vị thuốc quý khác như đan sâm, thục địa, cốt toái bổ,… sẽ tạo nên bài thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu tới tai, cung cấp oxy cho thần kinh tai, từ đó hỗ trợ điều trị đau đầu ù tai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Tạm kết
Việc sử dụng thuốc Sibelium giảm chứng đau nửa đầu, chóng mặt được đánh giá là hiệu quả. Tuy nhiên để phòng tránh được các tác dụng phụ của thuốc không phải dễ dàng. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ với yêu cầu, chỉ định từ bác sĩ.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Sibelium và các bệnh lý liên quan, vui lòng liên hệ ngay đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ.
Tham khảo:
https://www.mims.com/malaysia/drug/info/sibelium?type=full
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3052850/
https://www.1mg.com/drugs/sibelium-10mg-tablet-163965
Bình luận