Rối loạn kinh nguyệt khá thường gặp ở phụ nữ ở mọi độ tuổi. Không chỉ tác động đến sức khỏe mà tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của chị em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị hiệu quả tình trạng này?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra khi trứng không được thụ tinh. Ở phụ nữ bình thường thời gian hành kinh trung bình sẽ là 4 đến 7 ngày. Nếu thời gian này bất thường hoặc lượng máu kinh bất thường thì có thể bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,... 

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà phụ nữ thường gặp phải

Người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Bất thường về chu kỳ kinh: vòng kinh quá dài (trên 35 ngày kinh) hoặc quá ngắn (dưới 22 ngày kinh), thậm chí không có kinh từ 6 tháng trở lên.
  • Bất thường về máu kinh với 3 trường hợp: cường kinh (lượng máu kinh >20ml/ kỳ), thiểu kinh (số ngày có kinh < 2 ngày và lượng linh< 20ml/ ngày), rong kinh (số ngày có kinh trên 7 ngày). Máu kinh thường đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là do nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa là do lưu thông khí huyết kém, tăng cường gốc tự do, hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt còn do nhiều yếu tố tác động, cụ thể:

  • Thay đổi nội tiết: nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như: dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ; áp lực căng thẳng do công việc, học hành; sử dụng thuốc tránh thai nhiều lần…
  • Một số nguyên nhân như: có thai; mắc một số bệnh phụ khoa: viêm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...

Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sẽ có cách điều trị khác nhau. Chị em nên đến bác sĩ phụ khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Dưới đây là một vài phương pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các chị em có thể tham khảo:

Phương pháp chuyển hóa

Là phương pháp sử dụng vật lý trị liệu kết hợp với cân bằng nội tiết để điều hòa khí huyết trong cơ thể. Nhờ đó, cơ thể sản sinh hai hormone quan trọng là estrogen và progesteron giúp điều hòa chu kỳ hành kinh.

Sử dụng thuốc cải thiện chu kỳ kinh, cân bằng nội tiết tố

Các thuốc cân bằng nội tiết Đông y và Tây y đều có những tác dụng riêng, giúp phụ nữ điều hòa hiệu quả chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt từ sản phẩm thiên nhiên

Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Do đó nếu thấy bất cứ biểu hiện nào cho thấy kinh nguyệt đang bị rối loạn, bạn không nên chủ quan. Chị em cần lưu ý cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý; giữ tâm lý thoải mái; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;...  

Ngoài ra, sử dụng sản phẩm thiên nhiên cũng là giải pháp được nhiều người tin dùng. Chị em hãy tham khảo những sản phẩm có thành phần N-Acetyl L-Cysteine kết hợp với các dược liệu như đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc. Chúng sẽ giúp hoạt huyết khử ứ, điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng kinh an toàn mà không gây tác dụng phụ. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX - hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh

Trên đây là các thông tin hữu ích về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Để cải thiện rối loạn kinh nguyệt an toàn, hiệu quả, bên cạnh hình thành thói quen ăn uống, lối sống khoa học, lành mạnh, chị em đừng quên kết hợp cùng với sản phẩm thiên nhiên chứa N-Acetyl L-Cysteine để kết quả đạt được là tốt nhất nhé.

Dược sĩ Lam Hồng

AnyConv.com__N-Acetyl-L-Cysteine và nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Sài hồ bắc. (1).webp

Bình luận