Theo thống kê cho thấy có khoảng 30-40% chấn thương do tai nạn lao động, va chạm khi chơi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày liên quan đến rách sụn chêm. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm, đứt lan sang các dây chằng xung quanh và dần mất khả năng vận động. 

Sụn chêm khớp gối gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, có hình dạng lưỡi liềm, nằm giữa xương đùi và xương chày. Sụn chêm có chức năng giúp bảo vệ sụn lót ở trung tâm. Sụn chêm thông thường có độ dày khoảng 3-5mm. 

  • Sụn chêm trong: Vị trí nằm bên trong khớp dài khoảng từ 5-6cm. Nếu người bệnh bị rách sụn chêm ở vị trí này khả năng cao sẽ cần phẫu thuật sụn, bởi đây là vị trí có ít mạch máu nuôi dưỡng, khó có thể tự lành lại
  • Sụn chêm ngoài: Sụn chêm nằm ở vị trí ngoài của khớp có hình chữ O. Nếu rách sụn chêm ở vị trí này khả năng có thể tự lành lại với các vết rách nhỏ và trung bình, bởi vị trí này có nhiều mạch máu nuôi dưỡng. 

Sụn chêm khớp gối sẽ đóng vai trò như lớp đệm giảm xóc giúp phân tán lực đều lên đầu gối. Bên cạnh đó lớp sụn này còn giúp trải đều dịch bôi trơn khớp và nuôi dưỡng bề mặt sụn. Sụn chêm cũng giúp lấp khoảng trống giữa các kẽ khớp, hạn chế tình trạng bao khớp và hoạt mạc bị kẹt tại đây. 

Sụn chêm đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giữa các đầu xưng, giảm lực ma sát và phân tán áp lực đều lên đầu gối

Sụn chêm đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giữa các đầu xương, giảm lực ma sát và phân tán áp lực đều lên đầu gối

Rách sụn chêm khớp gối là một trong những chấn thương phổ biến nhất. Người bệnh chơi thể thao hoặc lao động sai tư thế gây ra những cú xoay đột ngột, vặn xoắn khớp gối quá mức sẽ khiến sụn chêm bị rách hoặc vỡ. Sụn chêm bị rách kẹt vào khớp có thể gây thoái hóa khớp sớm. Chấn thương rách sụn chêm có thể xảy ra ở các vị trí sụn chêm khác nhau: sụn ngoài - sụn trong, sừng trước - sừng sau, vùng giàu mạch - vô mạch…Hình thái của vết rách cũng chia ra làm các loại: chiều dọc, chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt…

Sụn chêm có thể rách theo nhiều hình thái và vị trí khác nhau

Sụn chêm có thể rách theo nhiều hình thái và vị trí khác nhau

Bất kỳ ai cũng có thể cũng có thể bị rách sụn chêm. Đặc biệt là những vận động viên thường xuyên phải tập luyện, thi đấu với cường độ cao, khớp gối cần vận động xoay chuyển liên tục như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, tennis…Ngoài ra người cao tuổi có hệ thống xương khớp dần lão hoá, sụn chêm bị bào mòn theo thời gian.

Khi mới xảy ra chấn thương, người bệnh vẫn có khả năng đi lại được, thậm chí nhiều người vẫn còn có thể đi lại được. Tuy nhiên sau từ 2 đến 3 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng sau:

  • Đầu gối sưng và đau đớn 
  • Kẹt khớp gối và khó co duỗi
  • Khi cử động khớp phát ra tiếng kêu lục khục
  • Khi ấn vào khe khớp có cảm giác đau nhức 
  • Người bệnh đi lại khó khăn, khớp gối cảm giác co cứng

​​​​​​​Rách sụn chêm không được điều trị sẽ gây kẹt khớp gối, thoái hóa khớp

Rách sụn chêm không được điều trị sẽ gây kẹt khớp gối, thoái hóa khớp

Khi sụn chêm bị rách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, gồm:

  • Đau nhức khớp dữ dội: Khi rách sụn đầu gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong khớp gối, đặc biệt khi thực hiện các tư thế co duỗi, nghiêng người qua trái, phải. Những chấn thương đột ngột trong thể thao, hoặc tai nạn giao thông có thể gây nên tình trạng sưng đau, không thể duỗi thẳng chân… Đây chính là dấu hiệu của kẹt khớp, mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối, gây nên tình trạng cấn, kẹt ở đầu gối.
  • Teo cơ tứ đầu đùi: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài, người bệnh không vận động trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị teo cơ tứ đầu đùi. Lúc này, người bệnh không thể đi lại, không thể duỗi thẳng chân, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Hư khớp gối: Rách sụn chêm để lâu ngày sẽ gây đứt dây chằng chéo. Điều này sẽ làm gối mất vững, khớp gối bị hư hại nặng hơn theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ sụn chêm, dẫn đến khớp gối nhanh chóng thoái hóa và hư khớp gối. Việc cắt sụn chêm khi tuổi càng trẻ, quá trình thoái hóa và hư khớp gối sẽ diễn ra càng sớm.
  • Gây tổn thương lên các bộ phận khác: Thống kê cho thấy, có đến 50% trường hợp rách sụn chêm do tổn thương dây chằng chéo trước dẫn đến các tổn thương khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương… Một số người có thể bị đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, dẫn đến lỏng gối, mất khả năng đi lại.

Làm thế nào để điều trị rách sụn chêm?

Ngay khi gặp chấn thương, người bệnh cần ngay lập tức thực hiện sơ cứu khớp, bất động khớp để tăng khả năng phục hồi. Trường hợp rách sụn chêm ở bên trong với vết rách lớn, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sụn hoặc khâu sụn. Sau khi sơ cứu, điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật sụn, người bệnh cần bổ sung dưỡng chất giúp sụn tái tạo nhanh hơn. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng

Màng vỏ trứng chứa chondroitin, glucosamine phục hồi và tái tạo sụn chêm

Màng vỏ trứng chứa chondroitin, glucosamine phục hồi và tái tạo sụn chêm

Màng vỏ trứng là hợp chất tự nhiên quý giá giàu collagen type 1, chondroitin, glucosamine không chỉ giúp dây chằng chắc khỏe, đàn hồi tốt, bổ sung dưỡng chất giúp sụn nhanh lành hơn. Bên cạnh đó sản phẩm hỗ trợ còn chứa thảo dược giảm đau, kháng viêm là nhũ hương và dây đau xương giúp giảm nhanh các cơn đau do rách sụn chêm mà không gây hại cho dạ dày, gan, thận. Đặc biệt màng vỏ trứng và các dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử sẽ giúp sàng lọc bụi bẩn và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết nhất, an toàn cho người sử dụng. 

Tóm lại, rách sụn chêm là tình trạng chấn thương khớp phổ biến, nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ gây thoái hoá khớp, hư khớp gối. Do đó người bệnh cần sớm thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường và sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng hàng ngày. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến rách sụn chêm, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.​​​​​​​

Bình luận