Rách sụn chêm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì?
Sụn chêm đầu gối nằm giữa xương chày và xương đùi có nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp, giảm ma sát giữa các đầu xương giúp khớp gối vận động vững vàng hơn. Khi sụn chêm bị vỡ, rách sẽ gây đau đớn, khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân gây rách sụn chêm
Nguyên nhân gây rách sụn chêm chủ yếu do chấn thương trong lao động, sinh hoạt hoặc do chơi thể thao, tuổi tác cao xương khớp suy yếu dần.
Người trẻ tuổi:
Chấn thương rách sụn chêm do khớp gối bị một lực mạnh tác động trực tiếp như tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis. Đặc biệt khi người bệnh bị ngã trong tình trạng gấp gối và đầu gối bị vặn xoắn.
Người cao tuổi:
Người cao tuổi bị rách sụn chêm chủ yếu do hệ thống cơ xương khớp bị suy yếu dần, các bộ phận tại khớp như sụn chêm, sụn lót bị bào mòn dẫn đến dễ bị rách, vỡ dù chỉ gặp chấn thương nhẹ. Bên cạnh đó các động tác như đứng lên ngồi xuống đột ngột, xoay chuyển khớp đột ngột cũng sẽ gây ra tình trạng bong và rách sụn chêm.
Rách sụn chêm gây ra do chấn thương khớp khi chơi thể thao
Biến chứng nguy hiểm của rách sụn chêm
Mức độ nghiêm trọng của rách sụn chêm sẽ tùy thuộc vào vị trí rách, hình thái rách và độ to nhỏ của vết rách. Đối với những trường hợp rách nhẹ, điều trị bảo tồn thì có thể phục hồi mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên với các tình trạng nặng, người bệnh nếu không chủ động có phương pháp điều trị đúng cách sẽ cần can thiệp phẫu thuật và để lại di chứng cho khớp.
- Rách sụn chêm ngoài: Vị trí này vẫn có mạch máu nuôi dưỡng và có thể điều trị không cần phẫu thuật. Vị trí này này nếu điều trị ngay sau khi phát hiện chấn thương thì có thể phục hồi và quay trở lại chơi thể thao sớm.
- Rách sụn chêm giữa: Đây là vùng trung gian, tuy có mạch máu nuôi nhưng ít, do đó tốc độ phục hồi khớp sẽ lâu hơn so với vị trí sụn chêm ngoài.
- Rách sụn chêm trong: Đây là vị trí không có mạch máu nuôi, do đó vết rách không thể tự lành mà cần can thiệp phẫu thuật khâu hoặc cắt sụn chêm.
Mức độ nghiêm trọng của rách sụn chêm sẽ tùy thuộc vào vị trí rách
Cả 3 cấp độ rách sụn chêm như trên nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị sớm thì đều ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh như:
- Đau nhức đầu gối mãn tính, không thể thực hiện các động tác gập gối, đi lại cũng vô cùng khó khăn.
- Teo cơ tứ đầu đùi: Nguyên nhân là do rách sụn gây đau đớn ở khớp khiến người bệnh không thể vận động, lâu ngày làm teo các bó cơ và yếu cơ, người bệnh không thể duỗi thẳng chân được.
- Hư khớp gối, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp
- Đứt lan sang dây chằng chéo trước gây mất vững khớp gối, đi lại dễ bị té ngã
- Ảnh hưởng đến các bộ phận khác như phù tủy xương, bong điểm bám dây chằng
Phương pháp điều trị rách sụn chêm
Điều trị không phẫu thuật
- Chườm lạnh và cố định khớp: Người bệnh sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá trong khăn lạnh chườm trong 15 đến 30 phút. Cùng với đó người bệnh nên để cho khớp nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên khớp.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid giúp giảm nhanh tình trạng đau đớn, sưng tấy do rách sụn chêm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây cần có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Với các trường hợp nhẹ có thể điều trị bảo tồn không phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật
Với tình trạng vết rách to ở vị trí không có mạch máu nuôi sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt sụn chêm hoặc khâu sụn chêm.
- Cắt sụn chêm: Cắt bỏ một phần sụn chêm bị tổn thương, được thực hiện cho các trường hợp rách nặng, không thể khâu sụn.
- Khâu sụn chêm: Thủ thuật được chỉ định cho các trường hợp rách vùng có mạch máu nuôi với các vết rách nhỏ và trung bình, vết rách không quá 8 tuần.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ với thành phần chính từ màng vỏ trứng
Màng vỏ trứng là nguyên liệu quý giá giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề cho xương khớp. Màng vỏ trứng đã được nghiên cứu chứa đến bốn dưỡng chất là collagen type 1 củng cố dây chằng khớp dẻo dai, đàn hồi tốt hơn, chondroitin, glucosamine giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp, acid hyaluronic giúp tăng tiết dịch khớp bôi trơn. Sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng là sự kết hợp của màng vỏ trứng và các dược liệu như nhũ hương, dây đau xương và các dưỡng chất như dimethylglycine, glucosamine, MSM giúp hỗ trợ tái tạo và làm dày sụn chêm sau chấn thương, phục hồi dây chằng khớp. Từ đó giúp người bệnh sớm có thể đi lại sau khi bị chấn thương rách sụn chêm.
Tóm lại chấn thương rách sụn chêm gây ra do tai nạn lao động, thể thao cần được điều trị sớm để ngăn biến chứng nguy hiểm.
Để cải thiện và phục hồi sụn chêm nhanh hơn, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng hàng ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến rách sụn chêm, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Bình luận