Rách sụn chêm khớp gối xảy ra do tai nạn xe cộ hoặc do gặp chấn thương trong quá trình chơi thể thao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho khớp. Người bệnh cần có biện pháp sơ cứu và điều trị rách sụn chêm ngay khi có dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp quá trình phục hồi sụn diễn ra nhanh chóng hơn. 

Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Người bệnh bị rách sụn chêm thường có các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau khớp, cứng khớp: Đặc biệt các cơn đau diễn ra bên trong khe khớp và có xu hướng gia tăng khi ngồi xổm, khi co duỗi khớp. Khi thực hiện xoay khớp liên tục, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói khớp liên tục. Các cơn đau thường âm ỉ và kéo dài liên tục, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. 
  • Có tiếng nổ lớn: Ngay khi chấn thương rách sụn chêm diễn ra người bệnh sẽ nghe thấy tiếng nổ lớn từ khớp. 
  • Tràn dịch khớp: Một vài trường hợp rách sụn chêm có thể kèm theo tràn dịch khớp nhẹ. Nếu người bệnh không kịp thời điều trị rách sụn chêm thì tình trạng tràn dịch khớp có thể kéo dài liên tục không dứt. 
  • Sưng đỏ khớp: Không chỉ đau đớn mà khớp bị rách sụn chêm còn có triệu chứng sưng tấy đỏ vùng da bên ngoài, khi chạm vào sẽ cảm thấy nóng, tăng nhiệt. 

Ngay khi bị rách sụn chêm sẽ có tiếng nổ lớn phát ra ở khớp

Ngay khi bị rách sụn chêm sẽ có tiếng nổ lớn phát ra ở khớp

​​​​​​​Rách sụn chêm có nguy hiểm hay không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rách sụn chêm lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thống khớp gối. Khi sụn chêm bị rách, mảnh sụn có thể kẹt trong khe khớp gây nên tình trạng cứng khớp, kẹt khớp, khó cử động, người bệnh không thể tiếp tục vận động hay tập luyện. Việc ngồi một chỗ lâu ngày không vận động sẽ dẫn đến teo các bó cơ. Bên cạnh đó rách sụn chêm cũng ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng khớp ở xung quanh, gây đứt rách các sợi dây chằng. Dây chằng bị đứt rách cùng với rách sụn chêm sẽ gây mất ổn định khớp gối, người bệnh đi không vững, dễ bị tai nạn, té ngã. 

Trường hợp nặng nhất của rách sụn chêm sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm để bảo toàn khả năng đi lại cho người bệnh. Tuy nhiên sau phẫu thuật người bệnh có nguy cơ không thể tiếp tục làm việc nặng hay chơi thể thao. 

Trường hợp rách sụn chêm nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật

Trường hợp rách sụn chêm nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật

Việc điều trị rách sụn chêm sớm sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, kẹt khớp, đứt dây chằng. Với trường hợp rách sụn ở phần rìa ngoài có mạch máu nuôi, vết rách từ nhỏ đến trung bình, người bệnh có thể điều trị bảo tồn không cần phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bảo tồn rách sụn chêm mà người bệnh có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi 

Ngay khi xảy ra chấn thương người bệnh nên dừng toàn bộ các hoạt động khiến cơn đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên để khớp gối bị rách sụn chêm trong trạng thái nghỉ, nếu cần thiết đi lại có thể sử dụng thêm nạng để giảm áp lực lên khớp gối bị chấn thương. Trong quá trình nghỉ ngơi người bệnh nên kết hợp với kê cao chân cao hơn vị trí của tim để hạn chế tình trạng tụ máu và sưng tấy 

Chườm lạnh

Liệu pháp chườm lạnh giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tạm thời. Đồng thời khi người bệnh áp dụng chườm lạnh ngay sau khi có chấn thương sẽ giúp ngăn sưng tấy và tụ dịch. Người bệnh chú ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên da mà chườm qua khăn lông hoặc túi chườm chuyên dụng để tránh bỏng lạnh

Chườm lạnh giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau khớp do rách sụn chêm

Chườm lạnh giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau khớp do rách sụn chêm

Băng ép đầu gối

Các loại băng ép chuyên dụng, nẹp khớp gối sẽ giúp ngăn tình trạng sưng tấy và tụ dịch do rách sụn chêm. Băng cố định khớp cũng sẽ giúp ngăn vết rách diễn biến nặng hơn. 

Sử dụng thuốc tây y giảm đau

Các loại thuốc tây y sẽ có tác dụng giảm đau và kháng viêm, chống phù nề ở khớp gối. Trong trường hợp có nhiễm trùng khớp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm kháng sinh. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng và tự ý dùng các loại thuốc này bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến cơ thể như viêm loét dạ dày, tăng men gan, ảnh hưởng đến tim mạch. 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng

Màng vỏ trứng là hợp chất tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt là những người đang gặp chấn thương rách sụn chêm. Trong màng vỏ trứng có chứa đến bốn hợp chất tự nhiên tốt cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic. 

 

Màng vỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp phục hồi sụn chêm nhanh chóng hơn

Màng vỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp phục hồi sụn chêm nhanh chóng hơn

Trong đó collagen type 1 đóng vai trò giúp củng cố cho sự chắc khỏe của gân và dây chằng khớp. Chondroitin và glucosamine giúp hỗ trợ tái tạo và phục hồi sụn chêm nhanh chóng hơn. Acid hyaluronic tăng tiết dịch khớp bôi trơn tự nhiên, giảm nhức mỏi khớp. Do đó sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ màng vỏ trứng sẽ giúp vết rách sụn chêm được làm lành nhanh hơn, giảm nguy cơ phải phẫu thuật khớp. Đặc biệt khi màng vỏ trứng được kết hợp cùng nhũ hương và dây đau xương sẽ gia tăng tác dụng giảm đau khớp, kháng các ổ viêm và ngăn tràn dịch khớp. Màng vỏ trứng và các thảo dược được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử sẽ giúp làm sạch, sàng lọc các bụi bẩn và tạp chất, từ đó giúp chiết xuất ra hàm lượng dưỡng chất cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Tóm lại rách sụn chêm người bệnh cần có các biện pháp sơ cứu và điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm đến cho khớp và các bộ phận bên trong khớp. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đứt dây chằng, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.​​​​​​​

Dược sĩ Bình Nguyên

758.webp

Bình luận