Polyp tử cung: Khám phá bí mật về bệnh và cách điều trị hiệu quả
Polyp tử cung là gì?
Polyp tử cung (polyp nội mạc tử cung) là các khối u được hình thành do sự phát triển bất thường của các tuyến nội mạc tử cung thường bên trong khoang tử cung. Polyp có kích thước khoảng 5mm đến lớn và có thể lấp đầy toàn bộ khoang tử cung. Người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối polyp tử cung.
Bệnh có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở phụ nữ có độ tuổi từ 40 đến 50. Mặc dù polyp tử cung khá phổ biến và lành tính nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người phụ nữ và gây ung thư.
Nguyên nhân gây polyp tử cung
Nguyên nhân chính xác hình thành polyp tử cung chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ có thể là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
Nồng độ estrogen thay đổi cũng có khả năng cao là nguyên nhân gây polyp cổ tử cung. Mỗi tháng nồng độ estrogen tăng lên và giảm xuống làm cho niêm mạc tử cung của phụ nữ dày lên và bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Khi quá nhiều lớp niêm mạc phát triển có thể hình thành polyp.
Đặc biệt với độ tuổi 40 đến 50 do nồng độ estrogen thay đổi rõ rệt trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn khi có một số yếu tố sau:
- Béo phì.
- Tăng huyết áp.
- Mắc bệnh ung thư vú và điều trị với tamoxifen.
Nồng độ estrogen thay đổi ở thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây polyp tử cung
Dấu hiệu nhận biết polyp tử cung là gì?
Polyp tử cung có thể không gây ra triệu chứng cho người bệnh trong trường hợp polyp nhỏ nên rất khó phát hiện hay nhầm lẫn với một số bệnh khác. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng bất thường sau:
- Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt xảy ra ngắn ngày hoặc dài ngày hơn, khiến bạn không thể đoán trước được. Đây là triệu chứng phổ biến nhất, xảy ra khoảng một nửa số phụ nữ bị polyp buồng tử cung.
- Ra máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt: Trường hợp chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hay còn gọi là rong kinh.
- Ra máu giữa kỳ kinh: Chảy máu lấm tấm vào giữa kỳ kinh nguyệt.
- Ra máu âm đạo sau khi mãn kinh: Sau thời kỳ mãn kinh phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Nếu gặp triệu chứng này, người bệnh cần đi khám ngay tại cơ sở y tế hay bệnh viện để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
- Ra máu sau khi quan hệ tình dục: Đây cũng là một dấu hiệu nghi ngờ đến polyp tử cung.
- Khó mang thai: Có rất nhiều nguyên nhân gây khó mang thai cho phụ nữ và polyp tử cung là một trong số đó.
Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân phổ biến gây polyp tử cung
Chẩn đoán polyp tử cung
Polyp tử cung thường được phát hiện khi đi thăm khám phụ khoa với bác sĩ. Kết hợp với thăm khám phụ khoa, bạn sẽ được phát hiện bệnh qua một số phương pháp sau:
- Siêu âm: Được tiến hành siêu âm bên trong âm đạo hay còn gọi là siêu âm đầu dò. Thiết bị siêu âm sẽ phát ra sóng âm thanh và cung cấp hình ảnh bên trong tử cung để phát hiện những bất thường.
- Nội soi tử cung: Đây là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị polyp tử cung. Nội soi tử cung cũng được sử dụng kết hợp trong phẫu thuật cắt bỏ polyp.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Phương pháp này giúp phát hiện mức độ lành tính và ác tính của polyp tử cung
- Nạo: Sử dụng để lấy một mảnh polyp hoặc mô trong tử cung làm xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp này cũng sử dụng để loại bỏ polyp.
Polyp tử cung có nguy hiểm không?
Là bệnh phổ biến những hầu hết các polyp tử cung lành tính. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Polyp tử cung gây ra một số vấn đề cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ:
- Vô sinh, hiếm muộn: Polyp tử cung là nguyên nhân làm cho phụ nữ khó mang thai. Lý do là chúng có thể cản trở trứng đã thụ tinh bám vào tử cung hoặc làm tắc ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung của phụ nữ.
- Sảy thai, sinh non: Polyp cổ tử cung khi đang mang thai càng phát triển khiến chèn ép vào thai nhi nên dễ gây sảy thai, sinh non,...
Polyp tử cung gây ra biến chứng gì?
Một số biến chứng bạn có thể gặp phải khi mắc polyp tử cung là:
- Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung: Polyp tử cung lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung, đặc biệt là ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
- Đa nang buồng trứng (Buồng trứng có nhiều nang nhỏ): Nguy cơ cao xảy ra ở nhiều người mắc polyp.
- Viêm nhiễm âm đạo, âm hộ và cổ tử cung: Polyp tử cung làm tăng lượng dịch tiết âm đạo, dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển nên gây ra các tình trạng viêm.
- Thiếu máu: Xảy ra khi có tình trạng xuất huyết tử cung.
Polyp tử cung có thể gây ra đa nang buồng trứng
Các cách điều trị polyp tử cung hiệu quả hiện nay
Trong trường hợp polyp tử cung không gây ra triệu chứng gì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, thường bệnh được phát hiện khi đã xuất hiện triệu chứng nên cần điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp điều trị polyp tử cung bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị
Sử dụng các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tố như progestin hay nhóm thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotropin. Bên cạnh tác dụng cân bằng nội tiết tố, thuốc còn giúp cải thiện các triệu chứng như chảy máu quá nhiều kỳ kinh nguyệt. Đây chỉ là biện pháp điều trị tạm thời, các triệu chứng có thể quay lại khi bạn ngừng thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là cao trinh nữ hoàng cung giúp cân bằng nội tiết tố nữ và cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh,... Bên cạnh đó, Cao trinh nữ hoàng còn giúp giảm nguy cơ biến chứng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ,...
Thực hiện nạo polyp tử cung
Cách điều trị polyp cổ tử cung này được thực hiện kết hợp với nội soi tử cung. Ống nội soi sẽ được dùng để quan sát và phát hiện polyp ở bên trong tử cung. Bác sĩ thực hiện sẽ dùng nạo để nạo lớp niêm mạc có chứa các khối polyp và loại bỏ chúng.
Với phương pháp này, các khối polyp được nạo ra có thể được đưa đến phòng xét nghiệm để xác định là lành tính hay ác tính. Phương pháp nạo được thực hiện hiệu quả hơn với các polyp nhỏ.
Một số trường hợp bệnh tái phát sau khi đã loại bỏ polyp tử cung bằng một số phương pháp thì có thể cần tiến hành phẫu thuật bổ sung. Tuy nhiên, những tình trạng tái phát trở lại sau khi đã cắt bỏ khá ít xảy ra.
Thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật thường được kết hợp với nội soi tử cung để kết hợp chẩn đoán và điều trị. Dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa qua ống nội soi tử cung để tiến hành loại bỏ các khối polyp được tìm thấy bên trong tử cung. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
Phẫu thuật kết hợp nội soi tử cung giúp loại bỏ polyp tử cung
XEM THÊM: Cách chữa buồng trứng đa nang bằng thuốc nam đơn giản tại nhà
Biện pháp phòng ngừa polyp tử cung cho phụ nữ
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh polyp tử cung cho phụ nữ. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh và phát hiện sớm tình trạng bệnh, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện giúp phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, hợp lý. Nên ăn đồ ăn nhiều chất xơ như trái cây và rau xanh, hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh đồ uống có cồn hay chứa thành phần kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Có thói quen làm sạch vùng kín bằng cách vệ sinh thật kỹ bằng dung dịch vệ sinh để loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn chặn nguy cơ gây polyp tử cung.
- Sử dụng đồ lót có chất vải thông thoáng, khô ráo. Bạn có thể sử dụng bàn là để làm nóng đồ lót giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Từ đó ngăn chặn được một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng, thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Nếu thấy những dấu hiệu hay triệu chứng bất thường cần thăm khám ngay với bác sĩ để phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh polyp tử cung và ngăn bệnh tái phát, bạn có thể sử dụng thêm những loại thảo dược thiên nhiên. Bạn có thể tham khảo bài thuốc phối hợp giữa trinh nữ hoàng cung - vị thuốc quý trong điều trị polyp tử cung, hoàng kỳ, khương hoàng, hoàng cầm.
Những thảo dược này đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Khi phối hợp cùng một số thành phần khác, các thảo dược này giúp tăng cường được năng lượng, điều hòa quá trình chết của tế bào tại cổ tử cung. Từ đó tăng cường miễn dịch, chống viêm, ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối polyp. Năm 1986, nhà khoa học Ghosal còn công bố công trình nghiên cứu khoa học đã tách được một số chất từ cây trinh nữ hoàng cung có công dụng chống bệnh ung thư: Crinafoline và crinafolidine, thành phần đã được thử nghiệm và cho kết quả dương tính.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các khối polyp tử cung
XEM THÊM: Tác dụng của trinh nữ hoàng cung với bệnh nhân u xơ tử cung
Những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ nội dung về polyp tử cung, giúp chị em nắm rõ được về bệnh và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả cho chính mình và người thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh lý polyp tử cung, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/cancer/cervical-cancer/uterine-polyps
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-polyps/symptoms-causes/syc-20378709
Bình luận