Tìm hiểu về bệnh phồng đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận thuộc cột sống, đĩa đệm sẽ đóng vai trò như một “bộ giảm xóc” để hạn chế tổn thương ở mô, xương cột sống. Do đó, hiểu rõ về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện của phồng đĩa đệm sẽ giúp bạn lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Định nghĩa phồng đĩa đệm 

Phồng đĩa đệm được hiểu là tình trạng đĩa đệm đột nhiên bị biến dạng, chệch ra khỏi vị trung tâm giữa hai đốt sống. Phồng đĩa đệm xảy ra khi lớp vỏ của đĩa đệm bị tổn thương nhẹ, một vài thớ sợi tạo nên phần vỏ ngoài bị đứt gãy. Khiến lớp thạch bên trong bị xô về một phía, dẫn đến phồng đĩa đệm. 

Cũng có thể nói, phồng đĩa đệm là giai đoạn nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Bởi lớp vỏ bên ngoài vẫn chưa rách hoàn toàn, lớp thạch chỉ mới biến dạng một chút chứ chưa thoát ra ngoài nên vẫn đảm bảo vai trò của mình. Phồng đĩa đệm thường xảy ra ở vị trí phải cử động nhiều nên thường gặp là phồng đĩa đệm L4-L5 và L5-S1. 

Phồng đĩa đệm và phình đĩa đệm là một, đều chỉ cùng một bệnh lý nhưng có tên gọi khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi chuyên gia. Ngoài ra cũng còn có một tên gọi nữa để chỉ tình trạng này đó là lồi đĩa đệm. Như vậy, bạn có thể hiểu cả phồng đĩa đệm, phình đĩa đệm và lồi đĩa đệm đều chỉ chung một tình trạng tổn thương ở đĩa đệm. 

phong-dia-dem-that-lung-chen-ep-re-than-kinh-gay-dau-nhuc-du-doi.webp

Phồng đĩa đệm thắt lưng chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm 

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm là do đĩa đệm bị mất nước, vòng sợi thiếu dinh dưỡng trở nên giòn, cứng, dễ đứt gãy. Đĩa đệm không có mạch máu nuôi dưỡng, chúng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng nhờ quá trình thẩm thấu mỗi khi cử động. Và căn nguyên chính gây ra sự suy yếu dẫn đến phồng đĩa đệm được cho là do sự thiếu hụt dinh dưỡng lâu ngày. 

Tác nhân chính dẫn đến hiện tượng này là quá trình thoái hóa tự nhiên tăng dần theo độ tuổi của đĩa đệm. Đây được cho là 2 căn nguyên sâu xa gây thoái hóa đĩa đệm, phồng đĩa đệm. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ gây phồng đĩa đệm như: 

  • Tư thế làm việc, ngồi, đứng sai. 
  • Ít cử động, đi lại, luyện tập thể dục thể thao. 
  • Những tổn thương tại đĩa đệm do tai nạn, va đập mạnh,...  
  • Làm việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại 1 động tác nhiều ngày, nhiều năm. 
  • Thừa cân. 

Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm 

Triệu chứng phồng đĩa đệm có thể không xảy ra hoặc rất khó nhận biết ở một số trường hợp. Thực tế, khoảng gần 30% số người bị phồng đĩa đệm không có bất cứ triệu chứng đau đớn nào. Họ chỉ phát hiện ra phồng đĩa đệm khi tình cờ thăm khám cho bệnh lý khác. 

Số còn lại hầu hết sẽ cảm thấy có những cơn đau nhức thoáng qua, âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn tùy thuộc vào vị trí và mức độ phồng đĩa đệm. Nếu phồng đĩa đệm ở mức độ nhẹ, chưa chèn ép lên rễ thần kinh nhiều, các cơn đau sẽ không nghiêm trọng, khó phát hiện. Nhưng nếu tình trạng phồng đĩa đệm nhiều, chèn ép rễ thần kinh sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội hơn, đặc biệt là khi cử động. 

  • Phồng đĩa đệm cột sống cổ: Đau nhói cột sống cổ khi cử động, cứng cổ vào buổi sáng. Mỏi cổ khi ngồi lâu, đau vai gáy, kèm theo tê bì, nóng ran, châm chích, kiến bò cánh tay, bàn ngón tay. 
  • Phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đau buốt cột sống lưng, tăng lên khi cử động. Ban đầu đau tại vùng lưng dưới, sau đó lan sang hai bên, xuống mông, chân. Có thể có tê bì, yếu cơ chân, đi hay vấp ngã. 

phong-dia-dem-thuong-xay-ra-o-2-vi-tri-co-va-that-lung.webp

Phồng đĩa đệm thường xảy ra ở 2 vị trí cổ và thắt lưng 

XEM THÊM: 5 nguyên nhân gây bệnh đau lưng bạn ít ngờ tới

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? 

Phồng đĩa đệm sẽ chưa gây ra nguy hiểm nếu đang ở giai đoạn nhẹ của thoát vị đĩa đệm, hoặc được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, phồng hay lồi đĩa đệm sẽ thực sự nguy hiểm khi tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. 

Tức là khi đĩa đệm đã bị rách, khối thạch bên trong rò rỉ ra ngoài hay chảy ra ngoài nhiều chèn ép lên rễ thần kinh. Tình trạng này kéo dài và không có biện pháp khắc phục sớm, đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, đau nhức dữ dội, mất khả năng di chuyển, vận động, nặng nhất là liệt. 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tình trạng phồng lồi đĩa đệm ở mức độ nhiều, có chèn ép lên rễ thần kinh lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay, yếu teo cơ chi, mất khả năng vận động. Như vậy, người bệnh không nên chủ quan dù phồng đĩa đệm chỉ là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì phồng đĩa đệm cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm. 

Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? 

Để trả lời cho câu hỏi này, cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mới có lời giải đáp chính xác. Phồng lồi đĩa đệm có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, khi mà chưa sự chèn ép hay bất cứ tổn thương thực thể nào trên rễ thần kinh. 

Với những trường hợp phình lồi đĩa đệm ở mức độ nặng, đã có chèn ép lên rễ thần kinh thì việc điều trị khỏi đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi tình trạng viêm tại rễ thần kinh bị phồng đĩa đệm chèn ép ở mức độ nghiêm trọng, đã có tổn thương thực thể thì việc chữa khỏi hoàn toàn là vô cùng khó khăn. 

phong-dia-dem-chen-ep-re-than-kinh-khien-viec-di-lai-gap-nhieu-kho-khan.webp

Phồng đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn

Cách chữa phồng đĩa đệm hiện nay 

Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm hiện nay có rất nhiều. Tuy nhiên dù lựa chọn biện pháp nào thì cũng cần xác định được mục tiêu điều trị cần đạt được đó là: 

  • Giảm tình trạng đau, tê bì chân tay, giảm viêm tại rễ thần kinh bị chèn ép nếu có. 
  • Ngăn chặn phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. 

Dưới đây là một số biện pháp chữa phồng đĩa đệm thường được áp dụng hiện nay: 

Tác động cột sống chữa phồng đĩa đệm hiệu quả 

Tác động cột sống là cách chữa phồng đĩa đệm không dùng thuốc được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này chủ yếu sử dụng thao tác bằng tay để nắn chỉnh cột sống nhằm mục đích giảm đau, góp phần đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu và phục hồi chức năng. Biện pháp tác động cột sống cần được thực hiện bởi người có chuyên môn về chỉnh hình. Cụ thể như sau: 

  • Người bệnh nằm úp trên một chiếc giường trị liệu có đệm mỏng được thiết kế dành riêng cho việc điều trị bệnh cột sống.
  • Trước tiên người bệnh sẽ được kéo giãn cột sống khoảng 10-20 phút. 
  • Sau đó bác sĩ sẽ dùng bàn tay để tác động một lực mạnh, đột ngột lên cột sống. 
  • Nắn lại những đĩa đệm đang bị di lệch ra ngoài.
  • Tại thời điểm thực hiện các động tác ngày, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và nghe được những âm thanh răng rắc. 
  • Kiên trì thực hiện 3-6 tháng, thậm chí hàng năm tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. 

tac-dong-cot-song-giup-giam-dau-lung-hieu-qua.webp

Tác động cột sống giúp giảm đau lưng hiệu quả

 Phồng đĩa đệm và cách điều trị bằng thuốc tây y 

Khắc phục các cơn đau do phồng đĩa đệm bằng thuốc tây y là thói quen của rất nhiều người bệnh khoảng 10-20 năm trước. Các loại thuốc thường dùng là giảm đau kháng viêm không steroid, giãn cơ, tiêu viêm đường uống hoặc tiêm,...Ví dụ như: Paracetamol, celecoxib, diclofenac, methylprednisolone... 

Bản chất của các loại thuốc này chỉ giúp xua tan triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay trong thời gian ngắn, khoảng 4-6 giờ. Hết thuốc cơn đau lại tái phát. Hơn nữa, gần đây người ta thấy rằng việc sử dụng “vô tội vạ” các loại thuốc này đã khiến nhiều bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến gan, thận,... Một số trường hợp phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau, kháng viêm này nếu không sử dụng sẽ không thể chịu đựng nổi. 

Phẫu thuật phồng lồi đĩa đệm 

Phẫu thuật phồng đĩa đệm sẽ được áp dụng khi các rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng. Hoặc khi bệnh đã tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như teo cơ, liệt,... Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ yếu tố gây chèn ép, giải phóng rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép. Từ đó ngăn chặn biến chứng, giảm thiểu đáng kể các cơn đau, tê bì chân tay. 

Ngoài ra, một phương pháp điều trị mới cũng được sử dụng đó là phẫu thuật cột sống nội soi để giúp giảm đau phồng đĩa đệm. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều bệnh viện áp dụng thủ thuật điều trị này.

Cải thiện, phòng ngừa lồi đĩa đệm nhờ sản phẩm thiên nhiên 

Xu hướng sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên để tăng cường sức khỏe cột sống, đĩa đệm từ đó cải thiện và phòng ngừa bệnh lồi đĩa đệm là giải pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh, vitamin B1, B2, K2, thiên niên kiện, nhũ hương, canxi, glycine, MSM đang được nhiều người lựa chọn sử dụng để tăng cường sức khỏe đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm từ đó cải thiện triệu chứng và phòng ngừa lồi đĩa đệm hiệu quả. Đặc biệt, nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed cho thấy: Chiết xuất từ vẹm xanh được khuyến nghị cho bệnh nhân viêm khớp, những người đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế để giảm đau với ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn.

 

vem-xanh-co-nhieu-chat-dinh-duong-tot-cho-nguoi-bi-phong-dia-dem.webp

Vẹm xanh có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị phồng đĩa đệm

XEM THÊM: Người bị phồng đĩa đệm nên ăn gì? Xem ngay câu trả lời TẠI ĐÂY!

Ngăn chặn phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm 

Đối với người bị phồng đĩa đệm, mục tiêu quan trọng nhất là cần làm gì để ngăn chặn phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Để làm được điều này thì bên cạnh các biện pháp giảm triệu chứng đau, người bị lồi đĩa đệm cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp lý mỗi ngày. 

Phồng đĩa đệm nên tập gì? 

Người bị phồng đĩa đệm nên áp dụng các bài tập thể dục thể thao mỗi ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, thư giãn cơ cột sống, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu.      

Bài tập cho người bị phồng đĩa đệm thắt lưng 

Bài tập số 1

  • Người bệnh nằm ngửa, giơ chân lên cao, áp sát vào tường, sao cho 2 chân vuông góc với thắt lưng.
  • Càng ép sát chân vào tường sẽ càng tốt. 
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 10-15 phút, ngày 2-3 lần. 
  • Khi hạ chân xuống thì co chân, gập đầu gối, ép vào bụng, cong người, đưa đầu lên hướng về phía đầu gối. 
  • Thả lỏng, nằm nghiêng 2-3 phút rồi ngồi dậy. 

Bài tập số 2

  • Người bệnh đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. 
  • Từ từ gập người xuống, tay úp lên sàn, đầu cúi xuống sao cho toàn bộ thân người có hình chữ V. 
  • Tiếp đó kiễng 2 bàn chân lên dồn trọng lực về 2 bàn tay và mũi chân. 
  • Giữ nguyên khoảng 10-20 giây rồi lại trở về tư thế hình chữ V. 
  • Thực hiện 10-15 lần như vậy vào mỗi buổi sáng và tối. 

Bài tập cho người bị phồng đĩa đệm cổ 

Bài tập số 3

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn, dần dần thu 2 chân về gần mông, chống 2 bàn chân xuống sàn, sao cho bàn chân và cẳng chân vuông góc với sàn.
  • Nâng mông và người lên khỏi mặt sàn, đầu cổ ấn xuống. 
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây rồi thở sâu, hạ mông lưng xuống sàn, duỗi chân thẳng. 
  • Thực hiện liên tục 10 lần như vậy mỗi ngày. 

Bài tập số 4

  • Người bệnh có thể ngồi hoặc đứng, giữ đầu thẳng. 
  • Cúi đầu xuống sao cho cằm ấn vào ngực, càng sâu càng tốt. 
  • Từ từ đưa đầu về vị trí thẳng rồi ngửa ra sau hết mức có thể. 
  • Rồi đưa đầu về vị trí thẳng. 
  • Sau đó nghiêng đầu sang trái, về giữa, sang phải. 
  • Lặp lại động tác này 5-10 lần. 
  • Mỗi vị trí giữ 5 giây rồi mới chuyển sang tư thế khác. 

Thực hiện bài tập cho người bị phồng đĩa đệm mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ khiến cột sống của bạn khỏe mạnh, vận động linh hoạt, dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả hơn. 

mot-so-bai-tap-cho-nguoi-bi-phong-dia-dem.webp

Một số bài tập cho người bị phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm có nên đi bộ không? 

Nhiều ý kiến cho rằng người bị phồng đĩa đệm không nên đi bộ, bởi việc này sẽ làm tăng áp lực cho đĩa đệm, tổn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thực tế cho thấy, người phồng đĩa có thể đi bộ và vẫn đem lại nhiều lợi ích nếu thực hiện đúng tư thế, không nên đi bộ quá nhiều.

Tốt nhất mỗi ngày nên đi bộ từ 20-30 phút. Đồng thời người bị phồng đĩa đệm nên đi bộ trên đường thẳng, lựa chọn giày phù hợp, giữ thẳng lưng, có thể đeo đai lưng hoặc cổ để tránh các tư thế sai, ảnh hưởng xấu đến cột sống trong khi luyện tập. 

Ngoài các bài tập tốt cho người bị phồng đĩa đệm nói trên, người bệnh cũng cần chú ý không nên tập các động tác làm gia tăng áp lực lên cột sống cổ, lưng. Bởi việc này sẽ khiến cho tình trạng phồng lồi đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm nhanh hơn. Người bị phồng đĩa đệm nên tránh các môn thể thao như: Tập tạ, đá bóng,... 

Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt 

Người bị phồng đĩa đệm nên ăn những thực phẩm giàu canxi, omega-3, glucosamine, vitamin D, magie,... giúp tăng cường sự chắc khỏe của đĩa đệm, xương đốt sống. Một số thực phẩm người bị lồi đĩa đệm nên ăn hàng ngày là các loại sữa, sữa bò tách béo, sữa hạt, sữa làm từ đậu nành, trứng, cá hồi, vẹm xanh, rong biển, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó,... 

Ngoài ra, người bị phồng đĩa đệm nên ăn nhiều rau xanh, vitamin C như cải bó xôi, rau cải xoăn, cải xoong, súp lơ, dâu tây, táo, cam, quýt,... Những thực phẩm này vừa cung cấp chất xơ lại vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm áp lực cho đĩa đệm từ đó ngăn chặn phình đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm hiệu quả. 

Về chế độ sinh hoạt, người bị phồng đĩa đệm cần lưu ý thêm:

  • Hạn chế đối đa các hoạt động gây áp lực lớn với cột sống. 
  • Không vác nặng, quá sức, sai tư thế. 
  • Không nên ngồi, đứng một tư thế quá 60 phút. Thay vào đó cứ khoảng 45-50 phút cần thực hiện một vài động tác đơn giản như đứng dậy đi lại, tập vài động tác đơn giản. Điều này sẽ khiến đĩa đệm thẩm thấu dinh dưỡng, hấp thụ nước, giảm tối đa nguy cơ tổn thương. 

nen-luu-y-den-che-do-an-uong-va-sinh-hoat-cua-nguoi-bi-phong-dia-dem.webp

Nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bị phồng đĩa đệm

Mặc dù phồng đĩa đệm mới là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan vì bệnh có thể chuyển biến thành thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện đau lưng, cổ vai gáy người bệnh cần có thăm khám, xác định sớm phồng đĩa đệm từ đó có hướng xử trí kịp thời, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào liên quan đến phồng đĩa đệm hoặc những bệnh lý đĩa đệm, cột sống khác, vui lòng liên hệ số 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Nguồn 

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/musculoskeletal-and-rheumatology/2018/november/bulging-disc-vs-herniated-disc

https://novusspinecenter.com/pain-conditions/bulging-disc

https://www.csiortho.com/blog/2018/september/7-foods-you-need-to-be-eating-for-spinal-health/

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận