Tìm hiểu rối loạn ngôn ngữ và cách giảm bớt các triệu chứng
Hội chứng rối loạn ngôn ngữ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng khả năng nhận thức tư duy và phản hồi ngôn ngữ chậm phát triển. Hiểu đơn giản hơn, định nghĩa này được sử dụng để chỉ một khiếm khuyết do tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây ra rối loạn ảnh hưởng đến việc người bệnh hiểu và sử dụng ngôn ngữ.
Rối loạn ngôn ngữ thường phát triển từ thời thơ ấu và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Theo thống kê từ Medicinenet, có đến 5% trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi được chẩn đoán bị chứng rối loạn này. Trong khi đó, Trung tâm Y tế Đại học Mississippi cũng cho thấy, 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ.
Rối loạn ngôn ngữ nếu không được kiểm soát và áp dụng các biện pháp giảm bớt biến chứng có thể gây ra những hệ quả như:
- Rối loạn đọc.
- Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, học tập.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.
- Gây ra các vấn đề liên quan đến hành vi.
- Rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc những vấn đề tâm lý khác.
Rối loạn ngôn ngữ thường phát triển từ thời thơ ấu, kéo dài đến khi trưởng thành
Các loại rối loạn ngôn ngữ hiện nay
Để phân loại rối loạn ngôn ngữ, thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều tiêu chí như tổn thương ở vị trí nào của hệ thần kinh, trạng thái bệnh, nguyên nhân,… Sau đây sẽ là một số phân loại thường được sử dụng:
Bảng 1: Phân loại rối loạn ngôn ngữ phổ biến
Loại rối loạn ngôn ngữ | Vị trí tổn thương | Đặc điểm |
Broca | Nắp trán, vùng vỏ não vận động thấp, hồi trán giữa, thể vân ngoài, tiểu thùy đỉnh dưới, bao trước bên, toàn bộ vùng chất trắng từ dưới vỏ đến quanh não thất. | Khả năng thông hiểu tốt, giảm lưu loát trong giao tiếp, giảm khả năng lặp lại. |
Vận động xuyên vỏ | Bất kỳ đâu trên thùy trán bên trái. | Khả năng thông hiểu tốt, không thể diễn tả được ngôn ngữ lưu loát. Cách phát âm, giai điệu, lời nói lộn xộn. |
Cảm giác xuyên vỏ | Vị trí nối thái dương, đỉnh, chẩm sau hồi thái dương trên. | Khả năng nói vẫn lưu loát, lặp lại tốt. Khả năng thông hiểu giảm. |
Xuyên vỏ hỗn hợp | Vùng tổn thương của cả rối loạn ngôn ngữ cảm giác và vận động xuyên vỏ. | Giảm lưu loát, giảm thông hiểu. Khả năng lặp lại còn tốt. |
Wernicke | Vùng rộng lớn thái dương trên sau. | Có thể thể hiện lời nói lưu loát. Khả năng nghe hiểu, làm đúng yêu cầu, trả lời đúng câu hỏi kém. |
Dẫn truyền | Khu trú tiểu thùy đỉnh dưới trái. | Khả năng thông hiểu, lưu loát còn tốt. Khả năng lặp lại lộn xộn, không chính xác. |
Toàn bộ | Một vùng rộng lớn tại trung tâm nói, vùng trước, sau rãnh vỏ não Rolando. | Mất toàn bộ các chức năng nói. Bao gồm cả ngôn ngữ cảm giác và ngôn ngữ vận động. |
Một số trường hợp khác, rối loạn ngôn ngữ cũng được phân chia thành 3 loại chính. Bao gồm:
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Người mắc khó có thể tiếp thu, hiểu được ngôn ngữ.
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Người mắc khó diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ.
- Rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp: Gặp đồng thời cả 2 tình trạng rối loạn trên.
Rối loạn ngôn ngữ sẽ được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
Nguyên nhân gây chứng rối loạn ngôn ngữ
Nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ chưa được biết chính xác. Nhưng một số tình trạng, vấn đề sức khỏe có thể gây ra rối loạn ngôn ngữ. Ví dụ như:
- Gặp các chấn thương liên quan đến não bộ.
- Xuất hiện khối u não, bệnh não. Gặp các tổn thương liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
- Đang bị các chứng rối loạn phát triển như tự kỷ.
- Có các dị tật bẩm sinh như hội chứng X dễ gãy, hội chứng Down, bại não.
Ngoài ra, sẽ có một số yếu tố khác khiến nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ cao hơn. Ví dụ như:
- Di truyền (trong gia đình có người đã từng bị rối loạn ngôn ngữ).
- Trẻ bị sinh non, có cân nặng thấp khi sinh.
- Mất thính lực, khuyết tật tư duy.
- Dinh dưỡng kém, tăng trưởng kém.
- Hội chứng nghiện rượu ở thai nhi.
Xác định rối loạn ngôn ngữ như thế nào?
Để xác định người bệnh có đang gặp hội chứng rối loạn ngôn ngữ hay không, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp cần thiết, một số phương pháp chẩn đoán sẽ được thực hiện. Tùy vào loại rối loạn gặp phải, triệu chứng của người bệnh sẽ khác nhau. Ví dụ như sau:
Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ - người bệnh sẽ gặp khó khăn trong:
- Hiểu nghĩa từ, câu nói, cử chỉ của mọi người.
- Học các từ ngữ mới, hiểu các khái niệm, ý tưởng mới.
- Hiểu được những kiến thức hoặc ngôn ngữ họ đọc.
- Trả lời khi được hỏi.
- Làm theo các hướng dẫn đã được cung cấp trước đó.
- Tổ chức suy nghĩ khó khăn, khó xác định đối tượng.
Khó khăn trong trả lời câu hỏi là một triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ tiếp thu
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt – người bệnh có thể gặp khó khăn trong:
- Sử dụng chính xác một từ ngữ nào đó.
- Nói các câu đơn giản, ngắn gọn.
- Sắp xếp các từ theo thứ tự thích hợp.
- Khi đặt câu hỏi.
- Khi sử dụng các cử chỉ bình thường.
- Có vốn từ vựng ít, nói ít hơn so với bình thường.
- Khi nói chuyện hay bỏ qua các từ ngữ trong câu.
- Thường xuyên sử dụng các cụm từ nhất định lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Khó khăn khi đặt tên cho các đối tượng.
- Thường lặp đi, lặp lại một phần/toàn bộ câu hỏi.
- Khó khăn trong việc sử dụng các quy tắc giao tiếp chuẩn bình thường.
- Ngại ngùng/miễn cưỡng khi nói chuyện.
- Khó khăn khi kể chuyện, đọc thơ, hát, tìm các từ phù hợp để nói chuyện.
Có thể điều trị rối loạn ngôn ngữ không?
Hiện tại, rối loạn ngôn ngữ thường được điều trị thông qua sự cố gắng, nỗ lực của người bệnh, gia đình và các chuyên gia y tế. Liệu pháp ngôn ngữ - lời nói đang được áp dụng để điều trị giảm bớt các triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ hiện nay. Cụ thể như sau:
Liệu pháp ngôn ngữ - lời nói
Các chuyên gia trị liệu, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp để giúp cho người bệnh có thể phát triển được ngôn ngữ. Ví dụ như:
- Sử dụng các loại tranh ảnh, sách, đồ chơi, đồ vật hỗ trợ.
- Xây dựng vốn từ vựng cho người bệnh.
- Sử dụng các liệu pháp, chiến lược cải thiện khả năng đọc hiểu.
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các ý tưởng từ đơn giản đến phức tạp với người bệnh.
- Thực hiện đặt câu hỏi – giải đáp với người bệnh tùy vào mức độ rối loạn.
- Khuyến khích và cùng với người bệnh tham gia một số hoạt động đơn giản, ví dụ như các hoạt động làm đồ thủ công.
- Sử dụng một số biện pháp giúp người bệnh cải thiện được khả năng trò chuyện qua lại, khả năng giao tiếp xã hội.
Tư vấn – liệu pháp hành vi và nhận thức
Được thực hiện để giúp điều trị các vấn đề về cảm xúc, hành vi có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ.
Liệu pháp ngôn ngữ - lời nói được sử dụng phổ biến để điều trị rối loạn ngôn ngữ
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh hướng dẫn điều trị của chuyên gia, bác sĩ, gia đình có thể sử dụng một số cách sau để giúp người bệnh phát triển ngôn ngữ. Ví dụ như:
- Đọc, tường thuật lại các câu chuyện.
- Trong giao tiếp hàng ngày với người bệnh cần nói chậm rãi, rõ ràng, ngắn gọn.
- Lắng nghe cẩn thận và luôn phản hồi khi người bệnh nói, giao tiếp.
- Luôn giúp người bệnh có được không khí vui vẻ trong quá trình điều trị.
Thông tin thêm cho bạn
Đa phần nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ là do vùng não bộ bị tổn thương, đặc biệt là các tế bào thần kinh não bộ. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, người bệnh có thể áp dụng thêm một số thảo dược tốt cho thần kinh não bộ. Ví dụ như: Thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma, natto,...
Trong đó, tác dụng của thạch tùng răng đã được nghiên cứu tại Pháp năm 2021 bởi N Callizot cùng các cộng sự. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy cây thạch tùng răng có tác dụng tốt trong việc giúp bảo vệ tế bào thần kinh hiệu quả, đặc biệt ở người đang bị các tổn thương liên quan đến não bộ.
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học khác gần đây cũng cho thấy, những thảo dược này khi được phối hợp với nhau cùng nhiều vi chất thiết yếu có thể giúp tăng cường năng lượng tế bào, tăng nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Sự kết hợp này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi chức năng não bộ, trong đó có chức năng ngôn ngữ. Kết hợp cùng các phương pháp khác sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ hiệu quả hơn.
Một số thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng thần kinh não bộ
Rối loạn ngôn ngữ gây ra nhiều trở ngại với người bệnh cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Khó có thể ngăn ngừa được hội chứng này, nhưng nếu kiên trì sử dụng các phương pháp điều trị, hỗ trợ, người bệnh sẽ giảm được tác động của rối loạn ngôn ngữ.
Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo và chưa phải là tài liệu đầy đủ nhất về rối loạn ngôn ngữ. Nếu cần tìm hiểu thêm về hội chứng này, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.
Tham khảo:
https://medlineplus.gov/ency/article/001545.htm
https://www.healthline.com/health/mixed-receptive-expressive-language-disorder#treatment
https://www.understood.org/articles/en/what-are-language-disorders
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/language-disorders.html
https://www.medicinenet.com/what_are_different_types_of_language_disorders/article.htm
https://www.urmc.rochester.edu/childrens-hospital/developmental-disabilities/conditions/language-disorders.aspx
https://childdevelopment.com.au/areas-of-concern/diagnoses/language-disorder/
Bình luận