Theo thống kê từ WHO vào năm 2018, bệnh ung bướu là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới. Vậy cụ thể, bệnh ung bướu là gì và phòng ngừa bằng cách nào? Toàn bộ những thông tin này sẽ được gửi tới bạn đọc trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi.

Tìm hiểu bệnh ung bướu là gì?

Bệnh ung bướu hay u bướu là tình trạng phát triển, phân chia bất thường và không thể kiểm soát một số tế bào. Những tế bào này có thể xâm nhập và phá hủy các mô khác trong cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có khả năng lây lan sang tế bào khác và mở rộng phạm vi gây bệnh ra khắp cơ thể. 

Khi nhắc tới ung bướu, nhiều người nghĩ tới ung thư. Tuy nhiên thực tế, ung bướu bao gồm ung thư và cả những khối u bướu lành tính, không phải là ung thư. Một số bệnh ung bướu phổ biến hiện nay là: 

Bệnh ung bướu lành tính

  • Bệnh Adenoma (u tuyến, polyp): Là khối u lành tính hình thành từ tế bào trong các tuyến tiết ra chất lỏng như tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến sữa,...  Phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u.
  • U xơ: Là những khối u phát triển trong mô xơ. U xơ không nhất thiết phải điều trị nhưng nếu gây đau hoặc phát triển bất thường sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ.
  • U máu: Là khối u tạo thành từ các mạch máu phụ. Bệnh lý này xuất hiện phổ biến ở da và gan trẻ em với hình dạng giống như vết bớt màu đỏ. U máu thường biến mất và không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào.
  • Lipoma (u mỡ): Là khối u hình thành trong mô mỡ dưới da ở các vị trí như cổ, vai, nách, thân mình. Nếu khối u mỡ gây khó chịu cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Cac-benh-ung-buou-lanh-tinh.webp

Các bệnh ung bướu lành tính

Bệnh ung bướu ác tính

  • Ung thư biểu mô: Là các khối ung bướu ác tính phát triển từ tế bào biểu mô như biểu mô tuyến (ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt), tế bào đáy, tế bào vảy (ung thư bàng quang, ruột, thận, dạ dày), tế bào chuyển tiếp (ung thư bàng quang, thận, niệu quản).
  • Sarcoma: Là bệnh ung bướu ác tính phát triển từ trong xương, mô mềm và mô sợi như gân, dây chằng, cơ bắp, mạch máu, bạch huyết.
  • U tế bào mầm: Là khối u phát triển từ các tế bào sản xuất trứng hoặc tinh trùng. Vì vậy chúng thường được tìm thấy trong buồng trứng, tinh hoàn hoặc ở bụng, ngực, não. 
  • Blastoma: Là khối u phát triển trong mô phổi và các tế bào đang phát triển ở não, mắt hoặc hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung bướu

Triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết bệnh ung bướu qua những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Sờ thấy khối u hoặc vùng dày lên ở dưới da.
  • Thay đổi màu sắc da: Da trở nên vàng, đỏ hoặc sạm đi. Vết thương trên da không lành hoặc biến thành các vết sẫm giống như nốt ruồi.
  • Thay đổi cân nặng, tăng cân - sụt cân không thể kiểm soát.
  • Rối loạn tiểu tiện, thay đổi thói quen đi tiểu.
  • Khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, ho dai dẳng.
  • Gặp vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng sau khi ăn.
  • Đau cơ, đau khớp kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi, sốt kéo dài, đổ mồ hôi vào ban đêm không rõ nguyên nhân. 
  • Chảy máu hoặc xuất hiện vết bầm tím trên da.

Nhung-thay-doi-tren-da-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-ung-buou.webp

Những thay đổi trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ung bướu

Nguyên nhân gây bệnh ung bướu

Nguyên nhân gây ung bướu là do hệ miễn dịch suy yếu và tế bào ung bướu có khả năng tăng sinh bất thường, tái cấu trúc liên tục, tạo ra lớp vỏ bao bọc bên ngoài để ngụy trang, khiến chúng giống với tế bào bình thường nên hệ miễn dịch không thể phát hiện để tấn công.

Bên cạnh đó, bệnh ung bướu cũng có thể xảy ra do những đột biến trong DNA của tế bào. DNA chứa các gen quy định chức năng và cách thức hoạt động, phân chia của tế bào. Khi quá trình hướng dẫn này xảy ra lỗi có thể khiến tế bào hoạt động bất thường và tạo nên khối ung bướu trong cơ thế. Các đột biến gen có thể khiến tế bào trở nên:

  • Tăng trưởng nhanh chóng: Tế bào có thể phát triển và phân chia với tốc độ nhanh hơn bình thường. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của tế bào mới có cùng đột biến.
  • Phát triển mất kiểm soát: Tế bào bình thường sẽ được quy định thời điểm ngừng phát triển. Tuy nhiên nếu gen kiểm soát thời điểm này bị đột biến, tế bào sẽ phát triển, tích tụ không có điểm dừng và gây nên các khối ung bướu.
  • Sai lầm khi sửa chữa DNA: Gen sửa chữa sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm và sửa chữa các lỗi đang xảy ra trong DNA của tế bào. Tuy nhiên đột biến gen có thể khiến những lỗi này không được sửa và tạo nên các tế bào bất thường, hình thành nên khối ung bướu.

Yếu tố rủi ro: Đột biến gen tế bào là vấn đề xảy ra thường xuyên trong cơ thể của bất cứ ai. Tuy nhiên những đối tượng sở hữu các yếu tố sau sẽ khiến tỷ lệ mắc bệnh ung bướu cao hơn:

  • Tuổi tác: Bệnh ung bướu thường được phát hiện ở nhóm đối tượng trên 65 tuổi. Lý do là bởi bệnh lý này tiến triển chậm trong nhiều năm và ít khi có dấu hiệu đặc trưng, khác biệt. 
  • Thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung bướu: Hút thuốc, lạm dụng rượu, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn,...
  • Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng có nguy cơ phát triển ung bướu cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên mắc ung bướu, gen đột biến gây bệnh có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên chỉ một tỷ lệ nhỏ trường hợp mắc bệnh là do di truyền.
  • Môi trường xung quanh: Những người sống và làm việc trong môi trường chứa các hóa chất độc hại như khói thuốc, amiăng, benzen,... sẽ dễ mắc bệnh ung bướu hơn.

Benh-ung-buou-xay-ra-do-nhung-bien-doi-trong-gen-cua-te-bao.webp

Bệnh ung bướu xảy ra do những biến đổi trong gen của tế bào

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung bướu

Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới quá trình chẩn đoán, điều trị như tuổi tác, thể chất, mong muốn của người bệnh,...

Chẩn đoán bệnh ung bướu

Hầu hết khối ung bướu thường tiến triển âm thầm với những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh ung bướu, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp sau:

Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể tìm thấy những bất thường trên cơ thể của bạn như cục u, thay đổi màu da, sự phát triển quá mức,... Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung bướu.

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Bao gồm xét nghiệm nước tiểu và máu. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng bất thường trong cơ thể do bệnh ung bướu gây ra.

Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron PET, chụp X-quang, quét xương, siêu âm,... Các xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định vị trí và tình trạng của khối ung bướu mà không xâm lấn tới cơ thể người bệnh.

Sinh thiết: Đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán liệu bạn có mắc ung bướu hay không, tình trạng bệnh thực tế như thế nào. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào tại vị trí có thể tồn tại khối ung bướu và gửi tới phòng thí nghiệm để xem xét chi tiết. 

Cac-phuong-phap-chan-doan-benh-ung-buou.webp

Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung bướu

Cách điều trị bệnh ung bướu

Thực tế, quá trình điều trị bệnh ung bướu rất phức tạp và sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu điều trị riêng như:

  • Chữa khỏi: Mục tiêu là điều trị hoàn toàn bệnh ung bướu để giúp bạn quay lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên việc có thể chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh.
  • Điều trị chính: Nhằm tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh và loại bỏ hoàn toàn khối ung bướu khỏi cơ thể. 
  • Điều trị bổ trợ: Mục tiêu là loại bỏ những tế bào nhiễm bệnh còn sót lại để giảm tỷ lệ tái phát ung bướu. 
  • Điều trị giảm nhẹ: Mục tiêu là giảm nhẹ triệu chứng của bệnh ung bướu hoặc tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị. Điều trị giảm nhẹ thường được sử dụng kết hợp với những phương pháp điều trị chính hoặc bổ trợ nhằm chữa khỏi bệnh. 

Tùy theo mục đích mà bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị sau đây:

Phẫu thuật: Được sử dụng để loại bỏ tối đa hoặc hoàn toàn tế bào gây bệnh ung bướu. Dựa vào tình trạng thực tế mà bác sĩ có thể lựa chọn cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ một phần/toàn bộ cơ quan chứa khối u. 

Lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ có thể gây nhiều biến chứng như đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng, sưng phù trên cơ thể người bệnh. Ngoài ra, thực hiện phẫu thuật ở người mắc bệnh ung thư vú, ung thư da, tuyến giáp... có thể gây mất thẩm mỹ và khiến họ tự ti trong giao tiếp. 

Phau-thuat-se-duoc-su-dung-de-loai-bo-cac-te-bao-gay-ung-buou.webp

Phẫu thuật sẽ được sử dụng để loại bỏ các tế bào gây ung bướu

Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào gây bệnh ung bướu. Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị chính hoặc giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh ung bướu di căn hoặc tái phát ở cơ quan khác. 

Hóa trị thường được sử dụng đơn lẻ nhưng đôi khi có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật. Thuốc hóa trị sẽ giúp giảm kích thước khối u để bác sĩ dễ dàng loại bỏ hơn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại nhiều tác dụng không mong muốn như rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, nôn nao, nhiễm trùng các cơ quan, lở miệng, đau đớn,... Ngoài ra, một số biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp khi điều trị bằng hóa trị là tổn thương cơ quan (phổi, thận, dây thần kinh), vô sinh, mãn kinh sớm, ung thư tế bào máu,... 

Xạ trị: Sử dụng chùm năng lượng như tia X và proton với công suất cao để tiêu diệt tế bào ung bướu. Xạ trị thường được sử dụng đơn lẻ như phương pháp điều trị chính hoặc kết hợp với hóa trị, phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư. 

Tương tự như hóa trị, xạ trị có thể được dùng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa sự phát triển của khối u. Ngoài ra, xạ trị cũng hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng do bệnh ung bướu gây ra. 

Tác dụng phụ của xạ trị tùy thuộc vào số lần chiếu xạ và khu vực cơ thể trực tiếp tiếp xúc với bức xạ. Ví dụ như nếu bạn xạ trị ở đầu và cổ có thể gặp tình trạng khô miệng, khó nuốt, đau họng,... Hay xạ trị ở bụng có thể gây buồn nôn, tiêu chảy,... Tác dụng phụ phổ biến và thường gặp nhất là rụng tóc, rụng lông, kích ứng da, mệt mỏi,...

Xa-tri-su-dung-chum-nang-luong-cong-suat-cao-de-dieu-tri-benh-ung-buou.webp

Xạ trị sử dụng chùm năng lượng công suất cao để điều trị bệnh ung bướu

Cắt ghép tủy xương: Sử dụng tế bào gốc khỏe mạnh của chính người mắc hoặc người hiến tặng để thay thế cho tủy xương bị bệnh hay hư hỏng trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị liều cao. Cấy ghép tủy xương thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả trị liệu. 

Tuy nhiên phương pháp này mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho người bệnh. Bạn có thể chỉ gặp phải các vấn đề nhỏ, ít nghiêm trọng hoặc biến chứng nguy hiểm như: Cấy ghép thất bại, nhiễm trùng, tổn thương cơ quan, phát triển bệnh ung thư mới, tử vong,...

Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng tế bào được tạo ra từ sinh vật sống để cải thiện, tăng cường miễn dịch tạo nên từ bạch cầu và hệ thống bạch huyết nhằm chống lại tế bào ung bướu. Ngoài ra, liệu pháp này cũng giúp hệ thống miễn dịch dễ nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư. 

Liệu pháp sinh học thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của bệnh ung bướu. Tác dụng phụ của liệu pháp này ít hơn nhiều so với những phương pháp khác.

Liệu pháp hormone: Sử dụng thuốc để loại bỏ hoặc ngăn chặn tác động của hormone tạo nên tế bào ung bướu, từ đó giảm sự tiến triển của bệnh. Liệu pháp hormone thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để giảm nguy cơ ung thư tái phát hoặc thu nhỏ và kiểm soát bệnh ung bướu. 

Đây là phương pháp điều trị đặc trưng cho những người mắc bệnh ung thư vú. Tác dụng phụ mà liệu pháp này gây ra tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, cơn bốc hỏa, khô/kích ứng âm đạo, đau khớp và cơ, bất lực ở nam giới,... Một số tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm hình thành cục máu đông, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tử cung, đột quỵ, loãng xương,...

Lieu-phap-hormone-duoc-dung-trong-ngan-ngua-tai-phat-benh-ung-buou.webp

Liệu pháp hormone được dùng trong ngăn ngừa tái phát bệnh ung bướu 

Liệu pháp nhắm mục tiêu: Sử dụng thuốc nhắm vào các bất thường cụ thể trong tế bào ung bướu để ngăn chặn sự phát triển hoặc phá hủy chúng. Hiện nay có nhiều loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng trong điều trị bệnh ung bướu. Phương pháp này có thể được dùng để giảm nguy cơ ung thư tái phát hoặc ức chế sự phát triển của khối u giai đoạn cuối.

Liệu pháp nhắm mục tiêu có thể gây tác dụng phụ phổ biến như tiêu chảy, vấn đề về gan, huyết áp cao, mệt mỏi, lở miệng, phát ban và khô da,... Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm thủng dạ dày, thực quản, ruột già, ruột non, trực tràng, túi mật,...

Bên cạnh những liệu pháp trị liệu theo tây y, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các hoạt chất thiên nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể, một số dược liệu đã được kiểm nghiệm về tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung bướu là:

  • Methylsulfonylmethane (MSM): Là hợp chất lưu huỳnh tự nhiên với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Hoa Kỳ năm 2010, MSM có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch và giúp ngăn ngừa sự phát triển, di căn của tế bào ung bướu.
  • Kẽm salicylate: Theo nghiên cứu vào năm 2009 tại Ai Cập, kẽm có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung bướu. Nguyên nhân là bởi hoạt chất này giúp giảm sự hình thành mạch máu và cảm ứng các cytokine gây viêm ở tế bào nhiễm bệnh. 
  • Sơn đậu căn: Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc vào năm 2012 cho thấy hoạt chất matrine và oxymatrine có tính chất chống viêm, ức chế sự phân chia của tế bào, gây chết tế bào apoptosis. 

Sự kết hợp của 3 thành phần này sẽ giúp tăng cường miễn dịch cũng như giảm nguy cơ tiến triển nhiều bệnh ung bướu nói chung. Hiệu quả sẽ được tăng thêm khi có sự phối hợp của các thảo dược như lá đu đủ, xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo,... đều có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung bướu.

Mot-so-duoc-lieu-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-va-ngan-ngua-benh-ung-buou.webp

Một số dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung bướu

Phòng ngừa bệnh ung bướu

Đột biến gen là điều bạn hoàn toàn không thể kiểm soát. Tuy nhiên, bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ung bướu như:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Đồng thời cần hạn chế sử dụng thực phẩm hay món ăn chế biến sẵn. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn uống rượu bia, hãy sử dụng chúng ở mức độ vừa phải (1 ly/ngày đối với nữ giới và 2 ly/ngày đối với nam giới). Không sử dụng thuốc lá bởi khói thuốc có thể dẫn tới một số loại ung thư, ví dụ như ung thư phổi.

Sinh hoạt và tập luyện điều độ

Bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày trong tuần. Việc tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung bướu. Đồng thời, tập thể dục cũng giúp bạn kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý. Từ đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung bướu do béo phì, thừa cân.

Khám sàng lọc định kỳ

Bạn nên khám sàng lọc bệnh ung bướu định kỳ ít nhất 1 lần/năm để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ung bướu mà bạn nên nắm rõ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới cách phòng ngừa, điều trị bệnh lý này, bạn có thể để lại bình luận hoặc thông tin dưới bài viết để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cancer/difference-between-benign-and-malignant-tumors#premalignant-tumors

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/diagnosis-treatment/drc-20370594

https://www.cancer.org/treatment/understanding-your-diagnosis/signs-and-symptoms-of-cancer.htm

Dược sĩ Nguyễn Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-oncolysin.webp

Bình luận