Tổng quan về mụn trứng cá

Tùy vào từng loại da và nguyên nhân, mụn trứng cá có nhiều loại khác nhau. Xác định được bạn đang bị loại mụn trứng cá nào sẽ giúp việc điều trị mụn được hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một chứng rối loạn viêm da, ảnh hưởng đến các nang lông ở mặt, lưng, ngực. Mụn trứng cá xảy ra khi các tế bào chết, dầu nhờn thừa trên da làm tắc nghẽn các nang lông.

Ở làn da khỏe mạnh, tuyến bã nhờn sẽ tạo ra các chất nhờn và thải ra bề mặt qua lỗ chân lông, lúc này những lỗ nang lông này sẽ mở rộng. Khi cơ thể bị bong tróc các tế bào da, các tế bào sừng sẽ nổi lên trên bề mặt. Mụn trứng cá sẽ khiến cho những tế bào sừng, bã nhờn, lông,… kết dính với nhau bên trong lỗ chân lông.

Đây là một tình trạng da phổ biến, theo thống kê, tại Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người bị mụn trứng cá hàng năm. Trong khi đó, có đến 85% người dân tại đây bị tình trạng mụn trứng cá ở độ tuổi từ 12 – 24. Cứ 4 người sẽ có 3 người từ 11 – 30 tuổi bị mụn trứng cá.

Tình trạng da liễu này thường xuyên xảy ra ở tuổi dậy thì nhiều hơn. Với độ tuổi này, tuyến bã nhờn được kích hoạt mạnh mẽ. Tuy nhiên, mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nó không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bị và có thể để lại sẹo.

mun-trung-ca-thuong-xuat-hien-o-do-tuoi-day-thi.webp

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì

XEM THÊM: 2 dấu hiệu nhận biết mụn ẩn và cách trị mụn trứng cá hiệu quả

Các loại mụn trứng cá

Có 5 loại mụn trứng cá chính bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, nốt và mụn dạng nốt nặng. Cụ thể như sau:

  • Mụn đầu trắng: Nang lông bị bịt kín nằm dưới da, tạo các vết sưng màu trắng.
  • Mụn đầu đen: Các nang lông bị bịt kín sẽ di chuyển lên trên bề mặt và mở ra. Chúng có màu đen do bị không khí làm đổi màu các chất nhờn bên trong.
  • Các nốt sẩn: Những tổn thương bị viêm thường xuất hiện dưới dạng các nốt mụn nhỏ, màu hồng trên da, khi chạm vào sẽ thấy những nốt này khá mềm.
  • Mụn mủ/mụn nhọt: Là những nốt sẩn có chứa mủ màu trắng, vàng hoặc màu đỏ ở gốc.
  • Mụn dạng nốt nặng/mụn nang: Là những nốt mụn đã bị tổn thương sâu, chứa đầy mủ và có thể gây đau.

Cách nhận biết mụn trứng cá

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, mụn trứng cá sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ví dụ như:

  • Với mức độ nhẹ, bạn có thể xuất hiện ít nhất 20 mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng ở những khu vực như ngực, mặt, vai và lưng. Bạn cũng có thể xuất hiện các nốt mụn đầu trắng viêm trên da.
  • Với mức độ vừa phải, bạn sẽ có một lượng lớn mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn bọc xuất hiện.
  • Khi tiến triển đến mức độ nặng, mụn trứng cá dạng bọc có thể lan rộng với nốt sần, mụn nang. Những nốt mụn này sẽ lớn hơn, rắn hơn so với mụn bọc. Chúng có xu hướng đau hơn so với mụn nhọt. Bạn cũng có thể thấy mủ xuất hiện dưới da.

Khi xuất hiện những nốt mụn trứng cá, nếu các phương pháp tự chăm sóc tại nhà không giúp làm sạch được tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc có tác dụng mạnh hơn để điều trị mụn.

Mot-so-hinh-anh-cua-mun-trung-ca.webp

Một số hình ảnh của mụn trứng cá

Nguyên nhân mụn trứng cá

Mụn có thể hình thành khi lỗ chân lông bị tắc và có nhiều yếu tố thứ phát dẫn đến hiện tượng này. Cụ thể hơn như sau:

Nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá

Làn da của bạn có nhiều lỗ chân lông được kết nối với tuyến dầu dưới da và các nang lông (những túi nhỏ sản xuất – tiết dầu trên da). Tuyến dầu sẽ tiết ra bã nhờn và di chuyển lên các nang lông trên bề mặt để thoát khỏi lỗ chân lông và xuất hiện trên bề mặt da của bạn. Bình thường, chất nhờn này sẽ được giữ lại trên da để chúng được mềm mại hơn. Cụ thể, mụn trứng cá có thể xuất hiện do những nguyên nhân thứ phát như sau:

  • Có quá nhiều dầu được tạo ra dưới nang lông.
  • Tế bào chết tích tụ ở lỗ chân lông.
  • Sự xuất hiện và tích tụ của vi khuẩn gây mụn.
  • Các tình trạng viêm nhiễm trên da.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá

Một số vấn đề có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trên. Ví dụ như:

  • Sự thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt là androgen – nội tiết tố có ở trẻ em (cả nam và nữ) trong độ tuổi dậy thì. Khi nội tiết tố này thay đổi, tuyến bã nhờn mở rộng, tạo ra nhiều bã nhờn hơn.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Ví dụ như corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
  • Chế độ ăn uống: Khi tiêu thụ một số loại thực phẩm quá nhiều có thể gây ra mụn trứng cá, ví dụ như thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Căng thẳng: Thường xuyên bị căng thẳng có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, căng thẳng không gây ra mụn trứng cá.
  • Tuổi tác: Mụn trứng cá thường phổ biến hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên.
  • Lịch sử gia đình: Bạn có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bạn từng gặp trường hợp này.
  • Một số yếu tố khác: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hay trong thời kỳ kinh nguyệt. Các loại mỹ phẩm nhiều dầu, chất nhờn cũng làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.

Cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-bi-mun-trung-ca.webp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá

Cách trị mụn trứng cá hiện nay

Căn cứ vào mức độ mụn trứng cá, bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc/kem trị mụn trứng cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm những phương pháp trị liệu khác. Cụ thể như sau:

Trường hợp mụn trứng cá nhẹ

Với tình trạng mụn ở mức độ nhẹ, bạn có thể được điều trị bằng các loại thuốc, kem bôi, xà phòng, sữa rửa mặt, sữa dưỡng da,… không kê đơn. Một số loại thuốc, gel bôi trị mụn có thể được sử dụng như:

  • Benzoyl peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn, làm chậm quá trình sản xuất bã nhờn, đẩy nhanh quá trình thay da.
  • Resorcinol: Có tác dụng phá vỡ mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
  • Axit salicylic: Hỗ trợ phân hủy mụn đầu đen, đầu trắng, giảm viêm, sưng tấy.
  • Retinoid: Mở rộng lỗ chân lông thông qua cơ chế thay đổi tế bào.
  • Axit azelaic: Ngăn chặn sự tiết bã nhờn, giảm sự phát triển của vi khuẩn, củng cố các tế bào lót nang lông.

Khi sử dụng những loại thuốc/kem bôi này, bạn nên bắt đầu với nồng độ nhẹ nhất. Bởi, một số sản phẩm có thể gây kích ứng da, bỏng rát, mẩn đỏ khi lần đầu tiên sử dụng. Hãy chú ý quan sát các phản ứng xảy ra để xử lý kịp thời.

Retinoid-la-mot-trong-nhung-cach-dieu-tri-mun-trung-ca-tai-cho.webp

Retinoid là một trong những cách điều trị mụn trứng cá tại chỗ

Trường hợp mụn vừa – nặng

Với những tình trạng mụn trứng cá từ vừa tới nặng, bạn có thể cần đến sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ da liễu. Lúc này, họ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc/kem bôi trị mụn nặng hơn hoặc các loại thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Thuốc kháng sinh tại chỗ: Ví dụ như clindamycin, natri sulfacetamide,… Mục đích của phương pháp này là làm giảm các vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.

Thuốc kháng sinh uống: Có thể được kê đơn trong tối đa 6 tháng cho những trường hợp bị mụn trứng cá từ mức độ vừa đến nặng. Ví dụ như erythromycin, tetracycline,… sẽ giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn và giúp giảm viêm.

Thuốc tránh thai đường uống: Được sử dụng ở phụ nữ để ức chế sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị mụn trứng cá lâu dài.

Các tác nhân chống androgen: Ví dụ như spironolactone, nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng khi những loại thuốc kháng sinh không có tác dụng. Chúng giúp ngăn chặn tác động của androgen lên các tuyến bã dầu.

Isotretinoin: Đây là một dạng retinoid uống với mức độ mạnh. Thuốc thường được sử dụng cho trường hợp bị mụn nang nặng hoặc tình trạng mụn không đáp ứng được những loại thuốc khác. Isotretinoin cần được sử dụng dưới sự quản lý nghiêm ngặt của bác sĩ da liễu.

Thuoc-uong-co-the-duoc-su-dung-neu-mun-trung-ca-muc-do-nang.webp

Thuốc uống có thể được sử dụng nếu mụn trứng cá mức độ nặng

Các phương pháp trị liệu

Ngoài sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc/kem bôi tại chỗ, người bị mụn trứng cá có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp thêm các phương pháp trị liệu khác. Ví dụ như:

Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng các loại tia sáng để chiếu trực tiếp lên da nhằm hỗ trợ loại bỏ mụn trứng cá.

Máy hút mụn: Các bác sĩ, chuyên gia da liễu sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ để hút các nhân mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Sử dụng hóa chất lột da: Được sử dụng cho những trường hợp mụn trứng cá nhẹ. Bác sĩ da liễu sẽ kê cho bạn một số dung dịch hóa học như axit glycolic, axit retinoic, axit salicylic,…

Tiêm Corticosteroid: Khi các mụn nang bị viêm nhiễm nặng, chúng có thể bị vỡ và dẫn đến xuất hiện sẹo. Lúc này, các bác sĩ da liễu có thể tiêm corticosteroid pha loãng để giúp điều trị các mụn nang viêm. Điều này giúp tăng tốc độ chữa lành, giảm viêm, ngăn ngừa sẹo.

Cách trị mụn trứng cá tại nhà

Để các phương pháp điều trị mụn trứng cá ở trên được hiệu quả hơn, bạn sẽ lưu ý thêm các vấn đề khác. Bao gồm như chăm sóc da tại nhà, lối sống, sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Làm sạch và chăm sóc da thường xuyên

Hãy cố gắng thực hiện quy trình chăm sóc da tại nhà hàng ngày. Quy trình này sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Làm sạch da: Sử dụng tẩy trang, sữa rửa mặt, sản phẩm tẩy tế bào chết (2 – 3 lần/tuần), toner.
  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ để cung cấp độ ẩm thường xuyên cho da. Điều này sẽ giúp tuyến bã nhờn không phải hoạt động quá nhiều.

Cham-soc-da-sach-se-hang-ngay-se-giup-ho-tro-loai-bo-mun-trung-ca.webp

Chăm sóc da sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ mụn trứng cá

Bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có công dụng kép giúp giữ ẩm hiệu quả và hạn chế, ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá tái phát. Đặc biệt là những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên sẽ an toàn, lành tính cho làn da của bạn hơn. Ví dụ như các thành phần neem (xoan Ấn độ), lô hội, ba chạc, hoàng liên, sài đất,…

Trong đó dịch chiết từ neem đã được nghiên cứu có tác dụng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt được các thành phần gây mụn. Tác dụng này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khác nhau. Ví dụ như:

  • Nghiên cứu của Dr. Farhat S. Daud năm 2013 cùng các cộng sự về khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của dịch chiết neem”.
  • Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của các thành phần chiết xuất của neem được thực hiện vào năm 2018 bởi Vaibhav Bansal cùng cộng sự của mình. Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất cây Neem”.

Khi kết hợp neem cùng những thành phần khác ở trên sẽ giúp dưỡng ẩm, dịu da tốt hơn. Da được mềm mại, mịn màng hơn. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng sẽ giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng mụn trứng cá, thúc đẩy các tế bào da phục hồi nhanh hơn.

Mot-so-loai-thao-duoc-giup-duong-am-ngan-ngua-mun-trung-ca.webp

Một số loại thảo dược giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa mụn trứng cá

XEM THÊM: Mặt nạ trị mụn bằng mướp đắng: Hiệu quả mà tiết kiệm!

Lưu ý trong lối sống, sinh hoạt

Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt bạn cần biết như sau:

  • Nên rửa mặt mỗi ngày 2 lần bằng nước ấm, không chà xát quá mạnh bởi có thể làm vỡ mụn trứng cá, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Hạn chế dùng tay chạm lên mặt bởi có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Nên giữ khoảng cách khi nói chuyện điện thoại, bởi trên bề mặt điện thoại có thể chứa nhiều loại vi khuẩn bụi bẩn khác nhau.
  • Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các loại kem bôi tại chỗ, bạn nên rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn xâm nhập lên da.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, nó có thể khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng bã nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng/ngày. Bổ sung các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Không nên dùng tay hoặc những dụng cụ chưa được sát trùng để nặn mụn.
  • Tránh dùng các loại mỹ phẩm trang điểm nếu không thực sự cần thiết trong thời gian điều trị mụn.

Điều trị mụn trứng cá không khó và đã có rất nhiều trường hợp thành công. Tuy vậy, để quá trình điều trị hiệu quả, không tái phát, bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nên lưu ý áp dụng thêm các phương pháp phòng ngừa mụn trứng cá tại nhà.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo thêm về tình trạng mụn trứng cá. Để được biết chính xác đối với trường hợp của bạn, vui lòng đặt câu hỏi tại phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.verywellhealth.com/what-is-acne-vulgaris-15492

https://www.news-medical.net/health/Acne.aspx

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/understanding-acne-basics

https://www.healthline.com/health/skin/acne#risk-factors

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne

https://www.niams.nih.gov/health-topics/acne

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048

https://www.nhs.uk/conditions/acne/#:~:text=Acne%20is%20a%20common%20skin,hot%20or%20painful%20to%20touch.

https://www.medicinenet.com/acne/article.htm

https://www.medicalnewstoday.com/articles/107146#types

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne

Bình luận