Có khoảng 20% trẻ em chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Thậm chí một số bé còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.

Nguyên nhân trẻ chậm nói do đâu?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ chậm nói, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ để xác định vấn đề mà con đang gặp phải và cho bé điều trị sớm. Nếu trẻ không gặp hiện tượng chậm nói đơn thuần, các bậc phụ huynh cần lưu ý, bởi vì trẻ có thể đang đối mặt với một trong những vấn đề sau đây:

Chậm nói do mắc bệnh lý

Một trong những lý do giải thích cho hiện tượng trẻ chậm nói đó là bé đang mắc một số bệnh lý có liên quan tới tai - mũi - họng hoặc là hệ thần kinh.

Trong đó, những bệnh thường gặp như: Bệnh viêm tai giữa, viêm mạn tính, các bệnh lý khác liên quan tới thính giác. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ, các bé rất khó khăn để hiểu và tập bắt chước lời nói của mọi người xung quanh. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ mắc bệnh về lưỡi, vòm miệng, cha mẹ hãy lưu ý cho con đi khám để điều trị sớm. Có như vậy, quá trình tập nói, phát triển ngôn ngữ của con sẽ ít bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hiện tượng trẻ chậm nói thường do mắc bệnh liên quan tới não bộ. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ nên khả năng phát triển về ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với bình thường.

Chậm nói do ảnh hưởng tâm lý

Tâm lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi còn bé, nếu con vô tình phải trải qua một biến cố nào đó hay tai nạn nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. 

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và chơi đùa cùng con ngay từ khi còn bé. Thực tế hiện nay, cuộc sống quá xô bồ, vội vã đã khiến nhiều cha mẹ thiếu quan tâm tới con nhỏ, làm gia tăng tình trạng chậm nói ở các bé, đây thực sự là tình trạng đáng báo động.

Trẻ chậm nói có thể do ảnh hưởng bởi tâm lý

Trẻ chậm nói có thể do ảnh hưởng bởi tâm lý

Chậm nói do mắc bệnh tự kỷ 

Bệnh cạnh những yếu tố kể trên, nếu phát hiện trẻ bị chậm nói, phụ huynh hãy theo dõi các biểu hiện của con thật cẩn thận và đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, trẻ chậm nói là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị hội chứng tự kỷ. Nhìn chung, hội chứng tự kỷ gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ bởi vì có sự xuất hiện của nhiều loại gen bất thường. Hậu quả là sự phát triển của hệ thần kinh bị rối loạn khiến trẻ có những biểu hiện khác với bình thường.

Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp sau này nếu không được cải thiện sớm. Một số cách thức được các chuyên gia đánh giá hiệu quả khá cao giúp trẻ chậm nói phục hồi khả năng giao tiếp mà phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà như:

Trò chuyện cùng trẻ chậm nói

Cách tốt nhất để giúp bé chậm phát triển ngôn ngữ, nói trau dồi lượng từ vựng, biết cách phát âm chính xác là giao tiếp với chúng. Hãy ngồi xuống cạnh con và trò chuyện, dù là một chiều. Điều này sẽ phần nào giúp định hướng ngôn ngữ của trẻ.

Câu nói của phụ huynh sẽ là mẫu để trẻ học theo và ghi nhớ. Để làm được điều này, cha mẹ cần dựa trên các nguyên tắc:

  • Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ dùng trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. 
  • Hãy bắt đầu bằng những từ đơn giản như: “ba ba”, “ma ma”, “bà”.
  • Trẻ chậm nói có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới khá kém nên nếu có thể, phụ huynh cần truyền đạt chậm rãi, nhẹ nhàng và dễ nghe nhất có thể.
  • Hạn chế tình trạng lặp lại các từ và cách nói chưa hoàn thiện ở con. Bởi, nếu trẻ nghe được bạn sử dụng dạng ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh, sẽ khiến bé chai lì trong việc sửa và khó khăn trong khắc phục tình trạng chậm nói.

Bố mẹ nên nói chuyện với con nhiều để giúp trẻ nhanh biết nói

Bố mẹ nên nói chuyện với con nhiều để giúp trẻ nhanh biết nói

Đưa ra những câu hỏi đóng cho trẻ

Câu hỏi đóng là một dạng câu hỏi chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”. Ví dụ: “Con có thích quả bóng này không”, “Con có yêu ba không”,… Ngoài việc có thể học được những từ vựng mới, cách ghép các từ để tạo ra câu có nghĩa, đây sẽ là một bài kiểm tra về khả năng hiểu ngôn ngữ của con đến đâu. 

Tuy nhiên, các phụ huynh cũng nên cẩn thận, tránh lạm dụng, đặt quá nhiều câu hỏi đóng sẽ khiến trẻ thụ động trong ngôn ngữ và không biết cách trả lời những câu hỏi mở như thế nào.

Thúc đẩy cho trẻ khả năng diễn tả nhu cầu

Một đứa trẻ sẽ có rất nhiều nhu cầu khác nhau như: Muốn đồ chơi, muốn uống nước, đi vệ sinh,… Nếu như bạn đưa cho trẻ mọi lựa chọn và hỏi nhu cầu, vô tình sẽ dẫn đến tình trạng thụ động, hạn chế việc giao tiếp, điều đó là không nên. 

Để kích thích trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ và vận dụng khả năng giao tiếp thì việc cần làm là hãy mặc kệ trẻ. Khi con muốn món đồ nào đấy, hay có bất cứ nhu cầu gì, bắt buộc trẻ phải dùng lời nói hoặc biểu cảm khuôn mặt kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt cho bạn. Việc này sẽ thúc đẩy khả năng nói sớm hơn và tăng trao đổi ngôn ngữ.

Kể chuyện cho trẻ nghe mỗi tối

Buổi tối là khoảng thời gian khá thích hợp để kể chuyện cho trẻ bị chậm nói nghe. Bởi, đây là lúc yên tĩnh để bé có thể tập trung toàn bộ trí lực của mình vào câu chuyện mà không bị xao nhãng. Những câu chuyện lý thú cộng với sự tập trung, sẽ giúp trẻ đắm chìm vào ngôn ngữ, từ đó bổ sung thêm vốn từ vựng cho bé. 

Ngoài ra, thông qua lời kể của bố mẹ, trẻ chậm nói cũng nắm được sơ bộ cách phát âm để bắt chước. Để làm tốt phương pháp này, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Phát âm rõ ràng, mạch lạc, tránh trường hợp khiến con bị ngọng nghịu nặng hơn.
  • Không nên nói với con quá nhanh, hãy phát âm chậm rãi nhất có thể.
  • Khi kể chuyện cho con nghe nên có vần điệu, nhấn nhá câu chữ để không bị nhàm chán.

Bố mẹ cần kể chuyện mỗi tối cho trẻ bị chậm nói

Bố mẹ cần kể chuyện mỗi tối cho trẻ bị chậm nói

Giải pháp thảo dược dành cho trẻ chậm nói được nhiều bậc phụ huynh tin dùng

Để cải thiện tốt tình trạng chậm nói và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, phụ huynh cũng nên bổ sung thêm cho con thêm các vi chất cần thiết cho não bộ. Tiêu biểu trong số sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng cho con sử dụng đó là cốm thảo dược chứa thành phần đinh lăng, bạch quả, thăng ma,… Theo nghiên cứu của một số tổ chức thuộc khoa Dược, trường Đại học Yên Đài, Trung Quốc, các thảo dược trên giúp ổn định tuần hoàn máu não, hạn chế các hiện tượng thiếu máu, nhồi máu não, đột quỵ. Ngoài ra, còn làm giảm căng thẳng, ngăn chặn những tác nhân gây mệt mỏi ở trẻ, cải thiện chức năng của não bộ, trong đó có ngôn ngữ. 

Theo y học cổ truyền, khi kết hợp thăng ma cùng với đinh lăng, bạch quả,... còn giúp kích thích các sóng điện não ở trẻ, cải thiện sự nhanh nhẹn về trí tuệ, nâng cao khả năng học tập và ghi nhớ.

Ngoài ra, sản phẩm này còn kết hợp thêm các vi chất như: Coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6, taurine,… giúp tăng sản sinh ra chất dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời bảo vệ các nơron khỏi sự oxy hoá bởi gốc tự do trong cơ thể.

Sản phẩm chứa đinh lăng giúp trẻ nhanh bật âm, biết nói hiệu quả

Sản phẩm chứa đinh lăng giúp trẻ nhanh bật âm, biết nói hiệu quả

Trẻ chậm nói là một vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Việc tìm hiểu thật kỹ để nắm bắt nguyên nhân, các dấu hiệu và điều trị sẽ giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn trong quá trình khắc phục tình trạng chậm nói cho con. 

Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì, hãy để lại phần bình luận của bạn ngay phía dưới bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh và cụ thể nhất.

5.webp

Bình luận