Nuôi dạy con cái nên người là cả hành trình khó khăn, gian nan, vất vả của những người làm cha làm mẹ. Đặc biệt những trẻ tăng động chậm nói, thường xuyên mất tập trung hay chạy nhảy liên tục còn khó khăn vất vả hơn rất nhiều lần. Cha mẹ cần kiên trì, nhẫn nại và đồng hành cùng con. Dưới đây là các cách dạy trẻ tăng động, chậm nói hiệu quả tại nhà mà cha mẹ nên biết.

phuong-phap-day-tre-tang-dong-cham-noi-hieu-qua-tai-nha.jpg

Có rất nhiều phương pháp dạy trẻ tăng động, chậm nói tại nhà

Dạy trẻ tăng động chậm nói từ những câu đơn giản 

Những trẻ có dấu hiệu tăng động chậm nói chủ yếu từ 1-2 tuổi. Đến độ tuổi này hầu hết các bé đều đã có vốn từ nhất định, nhưng đối với các bé tăng động chậm nói gia đình nên quan tâm và chú ý hơn để dạy trẻ.

Gia đình nên bắt đầu dạy trẻ những từ ngữ đơn giản, gần gũi hàng ngày với trẻ. Ví dụ: “bà, ba, mẹ, anh, chị…” hay “ xe máy, tủ lạnh, điều hòa,...” giúp trẻ tăng vốn từ và những từ đơn giản này giúp trẻ dễ bắt chước hơn. Đặc biệt trẻ nói được, phát âm được thành công gia đình nên khích lệ, động viên và khen ngợi con để con tiếp tục và cố gắng hơn nữa.

Giao lưu với trẻ tăng động chậm nói thường xuyên 

Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến cha mẹ có ít thời gian giao lưu, trò chuyện, tâm sự với con cái hơn. Đặc biệt với các bé tăng động chậm nói thì sự quan tâm, giao lưu trò chuyện của cha mẹ vô cùng quan trọng. Do vậy, gia đình nên thường xuyên trò chuyện với trẻ từ những câu chuyện đơn giản hàng ngày. 

Bố mẹ vui chơi cùng con để con tăng vốn từ vựng

Bố mẹ vui chơi cùng con để con tăng vốn từ vựng

Trò chuyện, tương tác cùng con giúp tăng vốn từ cũng như tăng kỹ năng lắng nghe của trẻ. Các câu chuyện đơn giản có thể xoay quanh  công việc hàng ngày khi trẻ ăn, trẻ tắm, hoạt động vui chơi… để nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ.

Phát âm chuẩn khi dạy trẻ

Khi dạy trẻ tăng động chậm nói cha mẹ nên lưu ý phát âm chuẩn, rõ ràng và chậm rãi để giúp trẻ dễ tiếp thu. Trẻ đang trong giai đoạn tập nói nên khi phát âm thường không nói chuẩn, giọng hay ngọng, các từ dính vào nhau ở giai đoạn đầu. 

Gia đình lưu ý, tuyệt đối không bắt chước giọng ngọng của trẻ dẫn đến trẻ hiểu lầm bản thân nói đúng và từ đó khó sửa hơn sau này. Cha mẹ khi thấy con ngọng từ nào cần đọc lại và nhắc chỉnh cho con phát âm đúng, tránh để trở thành thói quen khó sửa.

Thường xuyên tương tác với trẻ

Thường xuyên giao tiếp, nói chuyện, tương tác cùng con giúp con tăng khả năng ngôn ngữ. Hay đơn giản các hoạt động đang diễn ra cùng trẻ. Ví dụ: Mẹ đang gọt cà rốt nấu cơm hãy hỏi trẻ: “củ cà rốt có màu gì vậy con? Con thấy củ cà rốt có hình dáng như thế nào?…” Khi trẻ trả lời không có đúng hay sai, cha mẹ luôn động viên, khích lệ và ghi nhận ý kiến của con, tránh làm cho con có cảm giác tự ti gây nên tình trạng ngại giao tiếp.

Thường xuyên tương tác giúp con nhanh biết nói

Thường xuyên tương tác giúp con nhanh biết nói

Thông thường giao tiếp ở trẻ chủ yếu qua: Cử chỉ, lời nói hay ngôn ngữ cơ thể để nói lên mong muốn của mình. Do vậy, cha mẹ nên quan tâm đến trẻ để cùng trẻ giải quyết các nhu cầu cần thiết. Ví dụ: Con muốn lấy đồ vật trên tủ vừa tầm tay của trẻ bạn hãy dùng lời nói, khuyến khích động viên trẻ hành động để lấy được đồ vật. Hành động tưởng chừng đơn giản trong quá trình đồng hành dạy trẻ tăng động chậm nói của cha mẹ được các chuyên gia đánh giá cao. Trong việc hỗ trợ trẻ tăng khả năng cải thiện.

Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ

Môi trường học tập, không khí học tập là một phần không thể thiếu khi dạy trẻ tăng động chậm nói. Cha mẹ thường xuyên có thói quen đọc sách sẽ khiến trẻ tò mò, thắc mắc và từ đấy tập trung nghe các câu chuyện cha mẹ đọc. Từ đó tăng khả năng tập trung, cung cấp thêm cho con các vốn từ mới, làm phong phú hơn vốn từ của trẻ.

Đặc biệt để tăng khả năng tập trung cha mẹ nên chọn sách, truyện có nhiều hình ảnh, màu sắc nổi bật, gần gũi với sở thích của trẻ. Ví dụ: Trẻ thích các loại xe, gia đình nên sưu tầm các câu chuyện mà nhân vật chính từ các loại xe để trẻ tập trung và dễ tiếp thu. 

Tăng vốn từ cho trẻ qua hoạt động “ca hát”

Âm nhạc là một trong số các phương pháp hiệu quả giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ và nhanh biết nói hơn. Nhịp điệu tươi vui, rộn ràng, trong âm nhạc giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ, tăng vốn từ và luôn cảm thấy hào hứng khi tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra nhạc điệu vui vẻ, âm nhanh rộn ràng cũng là cách giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp và hòa nhịp được với các bạn cùng tuổi.

Thảo dược thiên nhiên giúp trẻ nhanh biết nói

Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy trẻ tăng động nhanh biết nói, các bậc cha mẹ cũng nên sử dụng một số sản phẩm thảo dược có chứa các dược liệu như: Đinh lăng, Thăng ma, Bạch quả… cùng nhiều vi chất thiết yếu được nhiều chuyên gia khuyên dùng hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của não bộ.

  • Đinh lăng: Hỗ trợ hoạt hóa một số vùng chức năng não bộ kém hoạt động, trong đó có vùng ngôn ngữ. Đồng thời Đinh lăng cũng hỗ trợ phản xạ học tập và khả năng ghi nhớ ở trẻ. 
  • Thăng ma, Bạch quả: Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ giảm tăng dộng, tăng khả năng tập trung ở trẻ.
  • Các vi chất Taurine, Q10, Acid folic, B12…: Hỗ trợ điều hòa dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ tăng phản xạ bật âm, điều hòa rối loạn hành vi và cảm xúc tăng động, bốc đồng.

Đinh lăng hỗ trợ giảm tăng động, chậm nói ở trẻ

Đinh lăng hỗ trợ giảm tăng động, chậm nói ở trẻ

Thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng các bậc cha mẹ sẽ có cách nhìn tổng quan nhất và có phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói phù hợp. Giúp trẻ sớm cải thiện tăng động, nhanh biết nói để hòa nhập với các bạn cùng tuổi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào bạn hãy để lại thông tin dưới phần bình luận để được hỗ trợ giải đáp thêm.

5.webp

Bình luận