Gút là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay. Không chỉ gây đau nhức khớp, bệnh gút còn có thể diễn biến nặng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về bệnh gút 22/5, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của gút và các phương pháp điều trị hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Gút ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người bệnh?

Bệnh gút thường có triệu chứng điển hình là những cơn đau nhức khớp vô cùng dữ dội. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh. Không những vậy, khi bệnh gút tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

Nổi cục tophi gây biến dạng khớp

Khi nồng độ axit uric máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp. Sự tích tụ lâu ngày của các tinh thể urat sẽ hình thành nên cục tophi. Kích thước cục tophi sẽ tăng dần gây đau và biến dạng khớp. Một số vị trí khớp thường xuất hiện tình trạng này như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu… 

Cục tophi có thể vỡ ra và chảy dịch do nhiều nguyên nhân như kích thước quá lớn, hay tỳ đè vào các khớp có tophi, va chạm mạnh... Đây là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và hình thành ổ viêm.

Su-hinh-thanh-cuc-tophi-la-bien-chung-gut-tai-khop.webp

Sự hình thành cục tophi là biến chứng gút tại khớp

Biến chứng gây sỏi thận, suy thận

Thống kê cho thấy, có khoảng 10-20% người bệnh gút có sỏi tại thận. Do tinh thể urat lắng đọng tại các tổ chức thận như kẽ thận, bể thận, niệu quản… và hình thành sỏi urat. Việc phát hiện sỏi urat rất khó khăn do chúng không cản quang nên thường phải siêu âm thận mới có thể nhìn thấy. Nếu không được phát hiện kịp thời thì sỏi urat có thể gây tắc nghẽn đài bể thận, làm ứ nước tại thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…

>>> XEM THÊM: Sự hình thành tinh thể urat ở bệnh gout và cách điều trị

Biến chứng trên tim mạch

Ngoài khớp và thận thì tinh thể urat còn có thể lắng đọng tại các mạch máu. Từ đó gây ra một số biến chứng gút trên tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… 

Bien-chung-gut-tren-tim-mach-anh-huong-nhieu-den-suc-khoe-cua-nguoi-mac.webp

Biến chứng gút trên tim mạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mắc

Các phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay

Để kiểm soát bệnh gút tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng thêm thảo dược. 

Sử dụng thuốc tây điều trị gút

Điều trị bệnh gút bằng thuốc tây cần đáp ứng 2 mục tiêu là: Giảm nhanh triệu chứng đau khi cơn gút cấp tái phát và kiểm soát nồng độ axit uric máu trong ngưỡng ổn định. Tương ứng với 2 mục tiêu kể trên là 2 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau trong cơn gút cấp

Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị giảm đau do gút. Ngoài ra, colchicin còn được dùng để dự phòng gút cấp tái phát. Nên bắt đầu sử dụng colchicin với liều thấp nhất vì thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận...

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs): Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau nhanh và có thể kết hợp cùng với colchicin để tăng cường hiệu quả. Cần thận trọng khi dùng NSAIDs cho các đối tượng như người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, người cao tuổi, suy giảm chức năng gan...

Thuốc Corticoid: Các thuốc nhóm này có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều rất hạn chế và ngắn ngày do có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như phù, phát ban, đục thủy tinh thể...

Chua-benh-gut-bang-dung-thuoc-tay-cho-hieu-qua-nhanh-nhung-tiem-an-nhieu-tac-dung-phu.webp

Chữa bệnh gút bằng dùng thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

  • Thuốc giảm axit uric máu ngăn ngừa tái phát

Thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Allopurinol được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, ban đỏ, buồn nôn...

Thuốc tăng thải trừ axit uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 cho người bệnh gút. Các thuốc này không được sử dụng trên người bị sỏi thận, suy thận...

Thuốc hủy urat: Nhóm thuốc này bao gồm rasburicase và pegloticase. Mặc dù, nhóm thuốc hủy urat giúp hạ axit uric máu nhanh nhưng lại nhanh kháng thuốc nên ít được sử dụng. 

Su-dung-thuoc-chua-benh-gut-theo-chi-dinh-cua-bac-si-de-han-che-tac-dung-phu.webp

Sử dụng thuốc chữa bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt chữa bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết với bệnh gút. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn là một cách chữa bệnh gút giai đoạn đầu khá hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh gút.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purin sẽ giúp giảm nồng độ axit uric máu. Một số thực phẩm người bệnh gút nên kiêng ăn như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật...
  • Tăng cường uống nước, trung bình mỗi ngày khoảng 2 - 2,5 lít. Đây là cách đơn giản giúp tăng đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu. 
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn rau xanh, hoa quả tươi giúp tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể. 
  • Duy trì cân nặng ở mức cho phép, giảm cân để tránh tăng thêm áp lực lên các khớp ở chân.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, tăng nguy cơ khởi phát cơn gút cấp.

Han-che-an-hai-san-la-cach-chua-benh-gut-duoc-bac-si-khuyen-dung.webp

Hạn chế ăn hải sản là cách chữa bệnh gút được bác sĩ khuyên dùng

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị gút

Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau gút, hạ axit uric máu. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gút hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Trach-ta-co-tac-dung-ho-tro-giam-axit-uric-mau-phong-ngua-hinh-thanh-hat-tophi.webp

Trạch tả có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric máu, phòng ngừa hình thành hạt tophi

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin liên quan đến hạt tophi ở người bệnh gút. Để hỗ trợ ngăn ngừa sự xuất hiện của hạt tophi ở người bệnh gút, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết dưới đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

Bình luận