Lưu ý cần biết khi dùng Paclitaxel – thuốc hóa trị liệu ung thư
Thuốc Paclitaxel là gì? Công dụng như thế nào?
Paclitaxel là thuốc hóa trị liệu ung thư, thuộc nhóm thuốc taxan. Hoạt chất Paclitaxel được chiết xuất từ vỏ cây thông đỏ Taxus Brevifolia, là một hoạt chất giúp chống ung thư hiệu quả.
Paclitaxel sẽ hoạt động theo cơ chế tăng quá trình trùng hợp dime tubulin, từ đó tạo ra các vị quản, làm ổn định vị quản và ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Kết quả cuối cùng là các tế bào ung thư có thể bị tiêu diệt. Hiện, Paclitaxel được sử dụng linh hoạt, nhưng phổ biến hơn cho những tình trạng ung thư sau:
- Ung thư vú nguyên phát: Sử dụng trước phẫu thuật để giảm khối u, sau phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ bị tái phát.
- Ung thư vú di căn: Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các loại thuốc khác. Điều trị trường hợp ung thư vú đã di căn đến mô, hạch bạch huyết dưới cổ, ngực hoặc các bộ phận khác.
- Ung thư buồng trứng.
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
- Ung thư tuyến tụy.
- Điều trị bậc 2 tình trạng Sarcoma Kaposi (một tình trạng ung thư da hiếm gặp) có liên quan đến bệnh AIDS.
Paclitaxel xuất hiện ở một số biệt dược khác như Onxol, Paclitaxel Actavis, Paclitaxel Injection, Paclitaxel Ebewe, Taxol,… Thuốc được sản xuất dưới các hàm lượng gồm Paclitaxel 30mg/5ml, Paclitaxel 100mg/16.7ml.
Thuốc Paclitaxel (Taxol) được dùng trong điều trị hóa trị liệu ung thư
Lưu ý cần biết khi hóa trị liệu ung thư bằng Paclitaxel
Quá trình sử dụng Paclitaxel điều trị ung thư luôn có sự theo dõi, giám sát của nhân viên y tế. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn một số nguy hiểm liên quan đến tác dụng phụ, chống chỉ định và tương tác thuốc của Paclitaxel.
Chống chỉ định của thuốc Paclitaxel
Bạn nên báo với bác sĩ nếu nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định của thuốc. Cụ thể như sau:
- Đang hoặc có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với Paclitaxel hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh có khối u rắn nhưng số lượng bạch cầu trung tính ít.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai.
Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp một trong những vấn đề y tế sau đây. Các vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị ung thư. Bao gồm:
- Các vấn đề liên quan đến tim như nhịp tim chậm.
- Các vấn đề liên quan đến huyết áp như huyết áp cao, hạ huyết áp.
- Các vấn đề liên quan đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
- Các vấn đề về bệnh thần kinh ngoại biên như bị đau, ngứa ran, tê ở tay, bàn chân, bàn tay hoặc cánh tay.
- Bị bệnh gan.
Những tương tác của Paclitaxel cần tránh
Paclitaxel có thể tương tác với hơn 371 loại thuốc khác nhau làm thay đổi tác dụng hoặc tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Vì vậy, nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị, vitamin, hay bất kỳ sản phẩm thảo dược nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây:
- Các loại vắc xin như: Vắc xin virus sởi, thuốc chủng ngừa virus quai bị, thuốc chủng ngừa bệnh Rubella, vắc xin virus Varicell, Rotavirus, vắc xin Zoster, vắc xin virus Covid – 19.
- Một số thuốc khi dùng cùng Paclitaxel làm giảm chức năng của tủy xương ví dụ như: Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Azathioprine.
- Các tương tác thuốc có thể gây buồn ngủ khác như thuốc giảm đau Opioid, thuốc giảm ho, thuốc ngủ hoặc giảm rối loạn lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc kháng histamin.
Cần lưu ý khi dùng Paclitaxel chung với các loại vắc xin kháng virus
Tác dụng phụ có thể gặp của Paclitaxel
Tương tự những loại thuốc khác, Paclitaxel có thể khiến cho người bệnh gặp một số tác dụng phụ không đáng có. Tuy không phải tác dụng phụ nào cũng xảy ra, nhưng người bệnh cần cảnh giác để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.
Hầu hết các tác dụng phụ của Paclitaxel sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hãy nói ngay cho bác sĩ khi bạn gặp bất kỳ phản ứng nào sau đây. Bao gồm:
Tác dụng phụ thường gặp – Tần suất xảy ra cao. Cụ thể gồm những tác dụng phụ sau:
- Thiếu máu, sốt, ớn lạnh hoặc có những dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng.
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu, choáng váng.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường.
- Phát ban ngoài da, nổi mề đay, rụng tóc.
- Ngứa ran, bỏng rát hoặc tê khắp cơ thể.
- Sưng ở mặt, bàn chân, bàn tay.
- Xuất hiện các cơn đau cơ, đau khớp.
- Nôn mửa, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.
- Đau, kích ứng ở khu vực tiêm.
- Xuất hiện các vết loét, mảng trắng xung quanh hoặc bên trong miệng.
Tác dụng phụ nguy hiểm – Nếu gặp những tác dụng phụ này, bạn cần dừng thuốc ngay lập tức, tìm kiếm sự trợ giúp y tế hoặc liên hệ ngay cho bác sĩ. Cụ thể:
- Đau dạ dày dữ dội, nghiêm trọng, tiêu chảy.
- Xuất hiện các triệu chứng tương tự cảm lạnh như hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi.
- Đỏ bừng (ngứa ran, nóng, đỏ). Đặc biệt bị tê, ngứa ran, đau rát ở bàn chân, bàn tay.
- Nổi mẩn đỏ, kích ứng nghiêm trọng, nổi cục cứng, sưng tấy hoặc những biến đổi bất thường tại khu vực tiêm.
- Rát, đau khi đi tiểu.
- Xuất hiện các cơn ho có đờm, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều (đập nhanh hoặc chậm hơn).
- Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, cảm nhận được nhịp đập thình thịch ở cổ, tai.
- Có cảm giác gần như bị ngất hoặc ngất xỉu.
- Dấu hiệu dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng.
- Tế bào hồng cầu thấp: Dấu hiệu như da nhợt nhạt, mệt mỏi bất thường, tay, chân lạnh, khó thở hoặc choáng váng.
- Giảm bạch cầu trong máu: Lở loét da, lở miệng, đau họng, ho, khó thở, sốt.
Sử dụng thuốc Paclitaxel có thể gây ra mệt mỏi bất thường
Cách dùng và liều dùng khuyến cáo của Paclitaxel
Những thông tin liên quan đến cách dùng và liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối vào hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ để đem lại được hiệu quả điều trị.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng và liều dùng của Paclitaxel sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể tùy từng trường hợp. Thông thường, thuốc có thể được truyền chậm hoặc tiêm qua tĩnh mạch theo tần suất từ 2 – 3 tuần/lần. Trong quá trình truyền hoặc tiêm thuốc, bác sĩ sẽ thực hiện theo dõi các chỉ số liên quan đến huyết áp, nhịp thở, chức năng thận và một số chỉ số khác.
Trong quá trình điều trị, nếu xảy ra tình trạng giảm bạch cầu trung tính, số lượng tiểu cầu lớn hơn 100.000/m2, hoặc người bệnh bị suy thận, bác sĩ sẽ thực hiện giảm liều lượng. Thông thường sẽ được khuyến cáo như sau:
Ung thư buồng trứng:
Sử dụng lần đầu với liều điều trị là 175mg/m2 tiêm tĩnh mạch trong 3 giờ hoặc 135mg/m2 trong 24 giờ mỗi 3 tuần cùng với cisplatin. Đã điều trị trước đó có thể theo phác đồ tùy từng người bệnh mà điều chỉnh liều lượng, thường từ 135 – 175 mg/m2 trong hơn 3 giờ mỗi 3 tuần.
Ung thư vú:
Điều trị bổ trợ cho nốt dương tính: 175 mg/m2 trong hơn 3 giờ mỗi 3 tuần, tiêm tĩnh mạch, điều trị cùng doxorubicin. Trường hợp di căn (thất bại trong hóa trị ban đầu, tái phát trong 6 tháng sau điều trị): 175mg/m2 tiêm tĩnh mạch trong 3 giờ, mỗi 3 tuần.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: 135mg/m2, trong 24 giờ, mỗi 3 tuần, tiêm tĩnh mạch, điều trị cùng với cisplatin.
Ung thư tuyến tụy ngoài nhãn: 125mg/m2, tiêm tĩnh mạch và điều trị cùng với gemcitabine.
Sarcoma Kaposi liên quan đến AIDS: Liều 135 mg/m2 trong 3 giờ mỗi 3 tuần hoặc 100mg/m2 trong 3 giờ mỗi 2 tuần.
Paclitaxel sẽ được bác sĩ tiêm truyền tĩnh mạch cho người bệnh
Xử lý trong trường hợp quên/quá liều thuốc
Nếu bạn bỏ lỡ một đợt tiêm thuốc, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được sắp xếp lịch điều trị bù ngay khi có thể. Trường hợp quá liều thường khó xảy ra vì nhân viên y tế, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật này. Tuy vậy, trong quá trình truyền thuốc nếu có bất kỳ phản ứng kỳ lạ nào xảy ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Thông tin thêm cho bạn về ung thư
Ung thư thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong các nguyên nhân chính là xuất phát từ sự phân chia không kiểm soát của tế bào ác tính. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhiều người đã lựa chọn sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên.
Nổi bật là chiết xuất Lunasin từ đậu tương . Thành phần này đã được chứng minh có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, có lợi ích về việc hỗ trợ và phòng chống các khối u bằng khả năng ức chế sự phân chia tế bào, tăng cường bảo vệ tế bào khỏe mạnh.
Thành phần Lunasin được chiết xuất từ đậu tương
Việc sử dụng thuốc Paclitaxel đem lại được hiệu quả điều trị trong các bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Hy vọng những thông tin tham khảo ở trên sẽ giúp bạn điều trị bằng thuốc an toàn hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng ghi lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận để được hỗ trợ.
Tham khảo:
https://www.drugs.com/mtm/paclitaxel.html
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-3477/paclitaxel-intravenous/details
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/paclitaxel-intravenous-route/side-effects/drg-20065247
https://www.rxlist.com/consumer_paclitaxel_taxol/drugs-condition.htm
Bình luận