Hưởng ứng ngày Viêm phổi Thế giới - Nâng cao nhận thức về căn bệnh này!
Viêm phổi là tình trạng viêm đường hô hấp, gây ho, khó thở và đau tức ngực. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với căn bệnh này, đồng thời ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong có thể phòng tránh được do viêm phổi ở trẻ em xảy ra mỗi năm. Ngày 12/11 hàng năm được Liên minh toàn cầu chống viêm phổi ở trẻ em lựa chọn là ngày Viêm phổi Thế giới.
Tổng quan về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở. Thông thường, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm nhẹ, đến viêm phổi nặng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi có nhiều bệnh nền, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Phân loại viêm phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm phổi: nguồn lây, mục đích, tác nhân gây bệnh… mà có những loại viêm phổi khác nhau:
- Viêm phổi do vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.
- Viêm phổi do virus (bao gồm Covid-19): Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 30% trường hợp viêm phổi do nhiễm virus, đứng thứ 2 sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm mùa, cảm lạnh và cảm cúm, virus SARS-CoV-2 gây Covid-19,…
- Viêm phổi do nấm: Loại viêm phổi này do hít phải các bào tử của nấm, hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.
- Viêm phổi do hóa chất (viêm phổi hít): Đây là bệnh viêm phổi rất ít gặp, nhưng mức độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào: loại hóa chất, thời gian phơi nhiễm, thể trạng người bệnh, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện… Ngoài ra, các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.
- Viêm phổi bệnh viện: Là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó người bệnh không có các triệu chứng của viêm phổi.
- Viêm phổi cộng đồng: Là cách chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus.
Vi khuẩn và virus là những tác nhân thường gặp gây ra bệnh viêm phổi
Triệu chứng của viêm phổi
Viêm phổi thường khởi phát đột ngột với sốt cao 39-400C, rét run kèm theo:
- Đau tức ngực, thường đau ở bên phổi bị tổn thương.
- Ho tăng dần, lúc đầu chỉ ho khan, về sau ho có đờm đặc màu vàng, xanh hoặc gỉ sắt.
- Nôn, chướng bụng, đau bụng.
- Khó thở thường xảy ở bệnh nhân viêm phổi nặng, tổn thương phổi lan tỏa hoặc có bệnh mạn tính kèm theo; thở nhanh, nông, tím tái môi, đầu ngón tay, ngón chân.
Một số trường hợp đặc biệt, như người nghiện rượu có thể có lú lẫn, trẻ em bị co giật. Ở người cao tuổi có thể không có sốt, khởi phát với triệu chứng lú lẫn, mê sảng, có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp, hạ nhiệt độ.
Chủ đề của ngày Viêm phổi Thế Giới 2023
Chủ đề của Ngày Viêm phổi Thế giới năm nay 2023 là Championing the fight to stop pneumonia (Vô địch trong cuộc chiến ngăn chặn bệnh viêm phổi) với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực trên phạm vi toàn cầu, trong việc điều trị và phòng chống, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong do viêm phổi xảy ra mỗi năm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 2,5 triệu người chết vì viêm phổi mỗi năm. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có đến 2,9 triệu lượt trẻ em mắc bệnh, trong đó khoảng 4.000 trẻ tử vong do viêm phổi, chiếm 12% tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Mức độ nguy hiểm của viêm phổi có thể từ nhẹ đến đe dọa đến tính mạng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi, những người trên 65 tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu. Hơn nữa, đợt bùng phát COVID chưa từng có đã làm tăng tổng số ca mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dẫn đến tử vong lên 6 vạn vào năm 2021, khiến đây trở thành cuộc khủng hoảng hô hấp lớn nhất trong lịch sử và khiến hàng nghìn người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
Ngày Viêm phổi Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh nguy hiểm này
Chính vì vậy, việc lựa chọn ngày 12/11 hàng năm là ngày Viêm phổi Thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bệnh viêm phổi, thu hút sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng cũng như khuyến khích nghiên cứu và phát triển hơn nữa các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm phổi như thế nào?
Tuy viêm phổi là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách tăng cường các biện pháp bảo vệ như:
- Tiêm phòng: Hiện nay đã có sẵn các vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh viêm phổi, cúm. Đặc biệt, nhóm vắc xin ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ được sử dụng rộng rãi. Các bác sĩ khuyến cáo nên chủng ngừa viêm phổi khác cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh phế cầu khuẩn.
- Tăng cường vệ sinh: Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp mà đôi khi dẫn đến viêm phổi, hãy rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đeo khẩu trang. Bạn cần súc miệng hằng ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Thói quen này giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, làm loãng đờm, khai thông đường thở và hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm khuẩn.
- Không hút thuốc chủ động hoặc thụ động: Khói thuốc lá có khả năng làm hỏng khả năng bảo vệ tự nhiên của phổi chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch: Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh là những cách đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây hại bên ngoài.
Ngoài các biện pháp giúp phòng ngừa viêm phổi kể trên thì hiện nay có một giải pháp từ thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm phổi hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Đó là sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là Fibrolysin. Đây là hợp chất được tạo bởi muối kẽm gluconat và methylsulfonylmethane (MSM). Trong đó, methylsulfonylmethane (MSM) được chứng minh có tác dụng chống tổn thương, xơ sẹo, ngăn ngừa sự dày lên của niêm mạc đường thở bởi các nghiên cứu thực hiện gần đây tại Hoa Kỳ (2017) và Ai Cập (2019). Sự kết hợp giữa muối kẽm gluconat và methylsulfonylmethane tạo nên thành phần Fibrolysin mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh viêm phổi, tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe của phổi.
Sản phẩm kết hợp giữa thành phần Fibrolysin và nhiều thảo dược khác như cao xạ đen, chiết xuất nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác... giúp cải thiện ho có đờm và các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi. Đồng thời nâng cao chức năng phổi, phế quản và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Fibrolysin kết hợp với nhiều thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi hiệu quả
Ngày Viêm phổi Thế giới 12/11 hàng năm là cơ hội để nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh viêm phổi, từ đó ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, giảm thiểu tình trạng tử vong. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới để được chúng tôi giải đáp sớm nhất nhé
Nguồn tham khảo:
https://www.healthynewbornnetwork.org/event/world-pneumonia-day-2023/
Bình luận