Hưởng ứng ngày Vảy nến thế giới 29/10
Nhân Ngày Vảy nến thế giới 29/10, nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh và những người xung quanh, công ty Dược phẩm Á Âu cũng xin chia sẻ một số thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây. Hy vọng các kiến thức sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Vảy nến - căn bệnh không chỉ ở làn da
Vảy nến là một bệnh lý viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch, có liên quan tới gen di truyền, biểu hiện ngoài da hoặc khớp, hay cả da và khớp.
Theo các chuyên gia Da liễu, vảy nến có thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Ngoài ra, thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể như móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt…
Vảy nến gây tổn thương nhiều vị trí trên da và khớp
Trong hầu hết các trường hợp, vảy nến diễn tiến lành tính, bệnh nhân có thể sống chung với bệnh mà không có ảnh hưởng đáng kể về mặt sức khỏe ngoại trừ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số bệnh kèm theo xuất hiện trước, trong hoặc sau khi khởi phát vảy nến như hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch...
Đặc biệt, hiện nay người ta nói nhiều đến một số rối loạn chuyển hóa kèm theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch… Đây chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch do vậy cần lưu ý và tầm soát để phát hiện sớm trên bệnh nhân vảy nến.
>>Xem thêm: 5 điều cần biết về vảy nến
Điều trị vảy nến như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tế bào da và loại bỏ những vùng da có vảy. Các phương pháp thường là:
- Điều trị tại chỗ: Thường được bác sĩ dùng trong các trường hợp vảy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số các loại thuốc thường được dùng để thoa tại chỗ: corticosteroid, retinoid, anthralin, hắc ín, dẫn xuất vitamin D3, acid salicylic, ức chế calcineurin…
- Điều trị toàn thân: Thường được bác sĩ dùng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định: cyclosporine, methotrexate và sulfasalazine…
Một số thuốc chữa vảy nến cho tác động toàn thân
- Quang trị liệu: Dùng tia sáng như tia UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương.
- Dùng thuốc sinh học: Để ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch.
- Dùng sản phẩm thảo dược điều hòa miễn dịch: Hiện nay, các nhà khoa học cũng lựa chọn nhiều loại thảo dược có tác dụng tăng cường đề kháng, điều hòa miễn dịch như sói rừng, nhàu, nhũ hương… để bào chế sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến. Đặc biệt, cây sói rừng giúp giảm triệu chứng viêm, đau, bong tróc, ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương do vảy nến gây ra đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc kết luận rằng: Dịch chiết của cây sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột qua việc tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch.
Như vậy, việc dùng phương pháp nào để điều trị vảy nến sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. Người bệnh cần thử nhiều loại thuốc khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tìm ra cách phù hợp.
Ngày vảy nến thế giới là dịp để mọi người nâng cao nhận thức về bệnh vảy nến
Bên cạnh phương pháp điều trị trên thì yếu tố tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh vảy nến cần phải chuẩn bị tâm lý tích cực, sẵn sàng sống chung với nó, chấp nhận vừa chữa bệnh vừa làm việc. Ngày Vảy nến thế giới cũng là dịp để tuyên truyền cho xã hội không kỳ thị với người không may mắc phải căn bệnh này, đồng thời thôi thúc những người làm trong nghề y cố gắng nỗ lực để tìm ra phương thức giúp cho việc kiểm soát căn bệnh này một cách tốt nhất.
Hãy kết nối để cùng chia sẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mọi người nhé!
Bình luận