Tổng quan về thuốc Oracortia (Triamcinolone acetonide)

Oracortia là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc chống viêm, giảm đau chứa Corticoid. Thuốc có thành phần chính là Triamcinolone Acetonide, được sử dụng để điều trị bệnh nhiệt miệng hay các tổn thương loét từ chấn thương gây ra. Hiện nay trên thị trường cũng có các dạng biệt dược khác chứa thành phần Triamcinolone acetonide để điều trị nhiệt miệng như Mouthpaste, Triamgol, Mibenolon.

Thuốc Oracortia được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài da và niêm mạc miệng. Thuốc có 2 dạng đóng gói khác nhau là:

  • Gói nhôm 1 gram, mỗi hộp có 50 gói, giá bán tham khảo khoảng 12.000 đồng/gói.
  • Tuýp nhôm 5gram chứa trong hộp nhỏ, có 12 hộp nhỏ trong 1 hộp lớn, giá bán tham khảo khoảng 40.000 đồng/tuýp.

Oracortia-dieu-tri-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Oracortia là dạng thuốc bôi điều trị nhiệt miệng

Cơ chế tác dụng của thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Thuốc Oracortia có chứa thành phần chính là Triamcinolone acetonide nên cơ chế tác dụng của thuốc dựa trên thành phần này. Triamcinolone acetonide là một glucocorticoid có chứa nguyên tố Flo, được sử dụng đường tại chỗ giúp làm chậm quá trình tiến triển của hiện tượng viêm bao gồm sưng, đau rát hay phồng rộp. 

Do đó Triamcinolone acetonide thích hợp sử dụng làm giảm tình trạng đau rát cho người bệnh bị nhiệt miệng, loét khoang miệng, viêm lợi, viêm nướu. Ngoài ra, Oracortia cũng có thể được dùng điều trị các tổn thương loét khác do chấn thương. Trên thực tế, thuốc Oracortia có thể sử dụng cho một số mục đích điều trị ngoài nhãn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ nếu bạn cần sử dụng Oracortia với mục đích khác.

Cách sử dụng thuốc Oracortia điều trị nhiệt miệng 

Để sử dụng Oracortia an toàn, bạn cần thực hiện tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Những thông tin hướng dẫn về cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

Cách dùng và liều dùng

Thuốc Oracortia bào chế dưới dạng thuốc mỡ dùng ngoài nên người bệnh chỉ được dùng bôi lên niêm mạc miệng. Hướng dẫn cách bôi thuốc Oracortia cho người bệnh nhiệt miệng:

  • Súc miệng bằng nước lọc cho sạch khoang miệng trước khi bôi.
  • Dùng tăm bông lấy một lượng thuốc vừa đủ (bằng hạt gạo) để bôi lên nốt nhiệt miệng, lưu ý không chà xát lên vết thương gây đau xót.
  • Nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ để tránh tiếp xúc với thức ăn gây rửa trôi thuốc.
  • Nếu nhiệt miệng nặng, có thể tăng liều sử dụng bằng cách bôi 2 đến 3 lần mỗi ngày, dùng sau khi ăn.

Lưu ý: người bệnh không được nuốt thuốc vì thuốc có thể được hấp thu và gây ra tác dụng toàn thân. Không dùng băng cuốn chặt tổn thương vì thuốc sẽ dễ hấp thu đi vào trong máu gây tác dụng toàn thân. Nếu có tổn thương ở vùng nếp gấp, dễ ma sát có thể cuốn băng lại, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng dùng cho phù hợp.

Cách xử lý quá liều, quên liều

Nếu bị quên liều bất kỳ, hãy bổ sung liều đó ngay khi nhớ ra, nhưng cần cách xa bữa ăn. Nếu quên liều đến thời điểm liều kế tiếp, người bệnh cần bỏ liều cũ và tiếp tục điều trị bình thường.

Quá liều: Trường hợp quá liều có thể xảy ra khi người bệnh nuốt phải thuốc. Do hấp thu lượng lớn Corticoid nên người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện như suy giảm miễn dịch (làm vết loét, vết nhiệt miệng lâu lành), tăng huyết áp, loãng xương, tăng đường huyết, giữ nước và gây phù. Cần tới cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nghi ngờ sử dụng quá liều hoặc gặp phải bất cứ dấu hiệu nào kể trên.

can-su-dung-thuoc-oracortia-theo-dung-chi-dan-tu-bac-si.webp

Cần sử dụng thuốc Oracortia theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Oracortia

Oracortia có chứa thành phần corticoid có tác dụng chống viêm mạnh. Vì vậy trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý về các tác dụng phụ và các đối tượng không nên sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Oracortia 

Thuốc Oracortia sử dụng đường ngoài da hay niêm mạc nên ít gây ra các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ khi dùng corticoid ngoài da có thể kể đến như teo da, teo niêm mạc, ban đỏ tại chỗ bôi.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể vô tình nuốt phải thuốc Oracortia. Lúc này, có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ, phản ứng như ảnh hưởng đến mắt, sưng tấy, tăng tiết mồ hôi, khó thở, co giật,.... Tuy nó không xảy ra ở tất cả mọi người. Nhưng nếu chẳng may nuốt phải thuốc kèm theo các phản ứng bất thường khác, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ/trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp.

Đối tượng không nên sử dụng thuốc 

Một số trường hợp không nên hoặc cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc:

  • Không sử dụng khi người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc trong trường hợp nhiễm nấm, nhiễm herpes hay bị mụn trứng cá.
  • Do thuốc dễ hấp thu tốt kể cả khi dùng tại chỗ nên cần hạn chế sử dụng trong trường hợp tổn thương rộng, hoặc dùng với liều lượng cao trong một thời gian dài.
  • Cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng phụ nữ có thai hay cho con bú.

than-trong-khi-su-dung-thuoc-oracortia-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu.webp

Thận trọng khi sử dụng thuốc Oracortia cho phụ nữ có thai và cho con bú

Tương tác của thuốc Oracortia

Thuốc Oracortia chứa corticoid dùng đường bôi nên ít gây ra các tương tác với thuốc khác. Tuy nhiên nếu dùng cùng với các nhóm thuốc sau có thể dẫn đến các tác dụng phụ:

  • Dùng đồng thời với thuốc Corticoid khác hay thuốc ức chế miễn dịch gây ra ức chế miễn dịch quá mức. 
  • Dùng chung với thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAIDS) hay uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.
  • Triamcinolone đối kháng tác dụng với nhóm thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu hay thuốc tiểu đường dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của Triamcinolone.
  • Dùng đồng thời với thuốc chống đông máu warfarin làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.
  • Vì vậy người bệnh cần thông báo với bác sĩ những thuốc mình đang dùng trước đó để tránh xảy ra tương tác dẫn đến các tác dụng không mong muốn.

Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng Oracortia

Ngoài những vấn đề bạn cần thận trọng ở trên, để sử dụng Oracortia an toàn và hiệu quả hơn, bạn cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây. Bao gồm: 

  • Tuân thủ theo liều lượng và sự chỉ định sử dụng thuốc của Bác sĩ, sử dụng quá liều quy định dễ dẫn đến các tác dụng phụ.
  • Sử dụng thuốc với liều cao liên tục có thể dẫn đến tình trạng ức chế miễn dịch, các vết loét lâu lành hơn.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát (không quá 30 độ C), tránh độ ẩm cao và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Thực hiện vệ sinh rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi bôi thuốc.
  • Sau khi sử dụng thuốc cần đóng nắp kín tuýp thuốc lại. Nếu có dấu hiệu biến màu, hoặc thay đổi thể chất cần bỏ sử dụng và tiêu hủy thuốc.
  • Thuốc Oracortia không có tác dụng phụ đến hệ thần kinh trung ương nên không ảnh hưởng đến sự tập trung, vận hành máy móc.
  • Trong quá trình điều trị nhiệt miệng, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn khoa học, như ăn thực phẩm mềm, hạn chế đồ ăn cứng, đồ ăn cay nóng để những tổn thương không nặng thêm.

Người bệnh cũng có thể kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả như sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có chứa nano bạc cùng nhiều thảo dược từ thiên nhiên như đinh hương, duối, neem, chitosan,... được biết nhiều với công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiệt miệng.

Bài viết này đã giải đáp cho bạn đọc các thông tin cần lưu ý về thuốc Oracortia điều trị nhiệt miệng. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần điều chỉnh thêm chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, kết hợp dùng gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có chứa nano bạc để nhiệt miệng mau chóng khỏi, không gây đau xót. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách dùng Zytee RB để sát khuẩn giảm đau răng, nhiệt miệng

Link tham khảo:

https://www.mims.com/thailand/drug/info/oracortia

https://www.drugs.com/triamcinolone.html#interactions

https://www.drugs.com/drug-class/glucocorticoids.html

Dược sĩ Thanh Hoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-gumimouth.webp

Bình luận