Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ thống miễn dịch gặp vấn đề và suy yếu hơn bình thường. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập hoặc tấn công của các tế bào lạ, bất thường. Kết quả là bạn rất dễ mắc những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm, u lympho hoặc ung thư.

Ngoài ra, khoảng 25% số người mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch cũng mắc chứng rối loạn tự miễn dịch. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ tự tấn công các mô của chính cơ thể. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng tự miễn dịch sẽ xảy ra trước khi hội chứng suy giảm miễn dịch có bất cứ biểu hiện nào.

Suy-giam-mien-dich-la-tinh-trang-he-mien-dich-suy-yeu-hon-binh-thuong.webp

Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường

Hiện nay, hội chứng suy giảm miễn dịch được phân chia thành 2 loại là:

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Hay còn gọi là suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Tình trạng này xuất hiện ngay từ khi sinh ra và thường được di truyền từ gen gia đình. Hầu hết dấu hiệu bệnh sẽ trở nên rõ ràng trong độ tuổi sơ sinh hoặc thời thơ ấu; nhưng cũng có một số loại không có biểu hiện cho tới khi trưởng thành. 
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát: Hay còn gọi là suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch xảy ra trong quá trình sống sau này. Các bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát phổ biến hơn nhiều so với nguyên phát. 

Hầu hết người mắc suy giảm miễn dịch sẽ sống chung với bệnh cho tới hết cuộc đời. Nhiều trường hợp bệnh suy giảm miễn dịch sẽ rút ngắn tuổi thọ con người nhưng cũng có một số ít tự khỏi mà không cần bất cứ điều trị nào. 

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch 

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của suy giảm miễn dịch là sự nhiễm trùng diễn ra thường xuyên, lâu dài và khó điều trị hơn. Bạn cũng có thể bị một số bệnh nhiễm trùng mà những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh không mắc phải.

Triệu chứng suy giảm miễn dịch sẽ có sự khác nhau tùy theo từng loại bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất có thể bao gồm: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp (xoang và phổi) tái phát thường xuyên, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai,...
  • Nhiễm trùng ở miệng: Bệnh tưa miệng do nấm, hình thành vết loét trong miệng, viêm nướu mạn tính.
  • Nhiễm trùng da, viêm da mủ, xuất hiện mụn cóc lớn trên da.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt, đau bụng mạn tính, sụt cân theo thời gian,...
  • Mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường type 1,...
  • Ở trẻ sơ sinh: Tiêu chảy mạn tính, không phát triển hoặc phát triển không như bình thường.

Mot-so-trieu-chung-cua-suy-giam-mien-dich.webp

Một số triệu chứng của suy giảm miễn dịch

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch phụ thuộc vào loại bệnh gây nên tình trạng này. Cụ thể như sau:

Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nguyên phát là do những đột biến gen. Các khiếm khuyết trong gen di truyền có thể ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch. Chúng được phân loại thành 5 nhóm chính là:

  • Thiếu hụt tế bào B.
  • Thiếu hụt tế bào T.
  • Thiếu hụt cả hai loại tế bào B và T.
  • Khiếm khuyết tế bào thực bào.
  • Thiếu hụt bổ thể (protein).

Suy giảm miễn dịch thứ phát

Tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát gây ra bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Các bệnh lý mạn tính và nghiêm trọng như tiểu đường hoặc ung thư.
  • Sử dụng ma túy.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch lâu dài như thuốc chống đào thải nội tạng, corticosteroid,...
  • Hóa trị và xạ trị.

Yếu tố rủi ro

Ngoài những nguyên nhân trên, người sở hữu các yếu tố sau có nguy cơ cao mắc hội chứng suy giảm miễn dịch:

  • Tuổi tác: Lão hóa có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi tuổi tác tăng dần, các cơ quan sản xuất hoặc xử lý tế bào bạch cầu sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn.
  • Người thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ: Cơ thể sản xuất protein, một dưỡng chất quan trọng với hệ miễn dịch trong quá trình ngủ. Thiếu ngủ sẽ khiến lượng protein được cung cấp ít hơn và dẫn tới suy yếu hệ miễn dịch.
  • Tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình bị suy giảm miễn dịch nguyên phát tiềm ẩn nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn.
  • Tiếp xúc với tác nhân có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch: Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch thứ cấp. Ví dụ như việc tiếp xúc với dịch thể của người nhiễm HIV, thay thế nội tạng,...

Su-suy-giam-mien-dich-bieu-hien-ro-dan-theo-do-tuoi.webp

Sự suy giảm miễn dịch biểu hiện rõ dần theo độ tuổi

Cách chẩn đoán suy giảm miễn dịch

Các xét nghiệm sau có thể được thực hiện để xác định chính xác tình trạng suy giảm miễn dịch:

Xét nghiệm máu: Phát hiện những bất thường trong máu, một yếu tố quan trọng giúp nhận biết sự suy giảm của hệ miễn dịch. Xét nghiệm máu dùng để đo nồng độ protein chống nhiễm trùng, tổng số lượng bạch cầu và tỷ lệ mỗi loại,... Mọi chỉ số bất thường đều có thể là báo hiệu cho tình trạng suy giảm miễn dịch. 

Xét nghiệm da: Phương pháp này thường được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ suy giảm miễn dịch gây ra bởi sự bất thường của tế bào T. Trong đó, một lượng nhỏ protein của tác nhân gây nhiễm trùng như nấm men sẽ được tiêm dưới da. Nếu xuất hiện phản ứng nóng, đỏ, sưng da nghĩa là tế bào T vẫn hoạt động bình thường. Ngược lại nghĩa là tế bào T đang bất thường và gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch.

Sinh thiết: Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu mô từ hạch bạch huyết hoặc tủy xương gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả sẽ cho thấy tác nhân đang gây ra những triệu chứng suy giảm miễn dịch.

Xét nghiệm di truyền: Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ hệ thống miễn dịch có vấn đề do đột biến gen gây nên. Xét nghiệm di truyền cũng giúp xác định loại bệnh suy giảm miễn dịch cụ thể.

Cac-phuong-phap-giup-chan-doan-suy-giam-mien-dich.webp

Các phương pháp giúp chẩn đoán suy giảm miễn dịch

Điều trị suy giảm miễn dịch

Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị suy giảm miễn dịch là ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng thực tế mà những phương pháp sau có thể được chỉ định:

Sử dụng thuốc kháng sinh: Dùng khi xuất hiện tình trạng sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng khác. Thuốc kháng sinh thường dùng trước khi thực hiện các thủ tục phẫu thuật hoặc nha khoa để ngăn ngừa virus xâm nhập vào máu. Nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng, người bệnh cần nhập viện và tiêm kháng sinh trực tiếp qua tĩnh mạch.

Sử dụng thuốc kháng virus: Được sử dụng trong trường hợp người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao nhiễm virus. Những loại thuốc này thường bao gồm oseltamivir, zanamivir, acyclovir,...

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng: Bao gồm thuốc ibuprofen để giảm tình trạng đau, sốt do nhiễm trùng; thuốc thông mũi để giảm tắc nghẽn xoang; thuốc long đờm để thông đường thở;...

Thuoc-khang-sinh,-khang-virus-duoc-dung-trong-dieu-tri-suy-giam-mien-dich.webp
Thuốc kháng sinh, kháng virus được dùng trong điều trị suy giảm miễn dịch

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mục đích chính của phương pháp này là bổ sung những bộ phận thiếu hụt trong hệ thống miễn dịch. Từ đó tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây hại. Các phương pháp cải thiện có thể bao gồm:

Liệu pháp immunoglobulin: Thường dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do sự thiếu hụt của tế bào B. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ truyền thẳng immunoglobulin (gồm các kháng thể cần thiết) vào cơ thể qua tĩnh mạch mỗi tháng 1 lần hoặc truyền dưới da mỗi tuần 1 lần. 

Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp này có thể giúp chữa khỏi tình trạng suy giảm miễn dịch nặng hoặc đe dọa tới tính mạng. Cụ thể, tế bào gốc sẽ được cấy ghép vào cơ thể người bệnh và tạo nên một hệ thống miễn dịch bình thường. Tuy nhiên trước đó, tế bào miễn dịch đang hoạt động sẽ bị phá hủy bằng cách xạ trị hoặc hóa trị. Người bệnh sẽ phải chịu đau đớn hoặc thậm chí nhiễm trùng nặng hơn cho tới khi được cấy ghép.

Liệu pháp gen: Thường được dùng trong điều trị tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát. Trong đó, gen bình thường sẽ được đưa vào tế bào của người bệnh để sửa chữa những bất thường di truyền dẫn tới suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên đây là phương pháp mới nên mức độ phổ biến còn rất thấp.

Lieu-phap-gen-co-the-chua-khoi-tinh-trang-suy-giam-mien-dich.webp

Liệu pháp gen có thể chữa khỏi tình trạng suy giảm miễn dịch 

Ngăn ngừa suy giảm miễn dịch hiệu quả

Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa sự xâm nhập của tác nhân gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên thực hiện những hành động dưới đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

Vệ sinh cá nhân đúng cách: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể.

Hoạt động thể chất thường xuyên: Luyện tập thể dục, thể thao cũng là cách để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Bạn nên lựa chọn bài tập vừa sức như chạy bộ, yoga,... và duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày. 

Quản lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng quá mức hoặc kéo dài có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể kiểm soát sự căng thẳng bằng một số phương pháp như massage, thiền, yoga, phản hồi sinh học,...

Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng khác như cảm cúm, thủy đậu,...

Tiêm chủng: Vắc-xin sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể nhận biết và tiêu diệt những vi khuẩn, virus nhất định. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với những bệnh suy giảm miễn dịch không ảnh hưởng tới sản xuất kháng thể. 

Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống, chưa nấu chín. Không uống nước lấy từ nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng có thể chứa vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể. Đồng thời, bạn nên bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như trái cây họ cam quýt, gừng, tỏi, ớt chuông, sữa chua, các loại hạt, hải sản,...

Thuc-pham-tang-cuong-suc-khoe-giup-ngan-ngua-suy-giam-mien-dich.webp

Thực phẩm tăng cường sức khỏe giúp ngăn ngừa suy giảm miễn dịch

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên

Kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị suy giảm miễn dịch. Với thành phần là những dược liệu và hoạt chất tự nhiên, chúng có độ an toàn cao và ít khi gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Trong đó, bạn nên ưu tiên sản phẩm chứa những thành phần sau:

  • Methylsulfonylmethane (MSM): Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ năm 2010, MSM có đặc tính chống oxy hóa cao và kháng viêm nhiễm, kháng khuẩn mạnh. Bổ sung MSM sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của những bệnh gây suy giảm miễn dịch cơ thể. 
  • Kẽm salicylate: Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio (Mỹ) vào năm 2013 chỉ ra rằng thiếu hụt kẽm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Việc bổ sung kẽm kịp thời vào cơ thể sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây ra nhiễm khuẩn.
  • Sơn đậu căn: Trong sơn đậu căn chứa nhiều oxymatrine, một chất có tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Chính vì vậy, loại thảo dược này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên.

Nhung-thanh-phan-tu-nhien-co-tac-dung-ngan-ngua-suy-giam-mien-dich.webp

Những thành phần tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa suy giảm miễn dịch

Ngoài những thành phần trên, một số loại thảo dược như lá đu đủ, xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo,... cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh suy giảm miễn dịch.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hội chứng suy giảm miễn dịch mà bạn cần biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể bình luận dưới bài viết này để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chính xác nhất.

Link thảm khảo:

https://www.healthline.com/health/immunodeficiency-disorders#diagnosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/primary-immunodeficiency/symptoms-causes/syc-20376905

https://www.msdmanuals.com/home/immune-disorders/immunodeficiency-disorders/overview-of-immunodeficiency-disorders

 

Bình luận