Tìm hiểu về phản ứng ho và ho khan là gì?

Ho là một phản ứng có mục đích, nó là phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, chất độc, các chất nhầy trong phổi, khí quản. Ho có 2 loại chính là ho có đờm hoặc ho không có đờm.

Ho khan là tình trạng ho không có đờm hay rõ hơn là ho nhưng không kèm theo đờm nhầy, chất tiết. Nếu bạn đang gặp tình trạng ho này, bạn cần xác định xem tình trạng ho đã diễn ra từ khi nào. Nếu tình trạng ho khan đã diễn ra lâu ngày, có thể đường hô hấp của bạn đã có một số vấn đề bất thường.

Một số loại ho khan thường gặp như: 

  • Ho khan ngứa cổ.
  • Ho khan có một ít đờm ở cổ.
  • Ho khan thường xuất hiện về đêm.
  • Ho khan kèm rát cổ, đau họng.
  • Ho khan ra máu.
  • Ho khan kèm sổ mũi. 

ho-giup-loai-bo-cac-tac-nhan-gay-hai-ra-khoi-phoi-phe-quan.webp

Ho giúp loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi phổi, phế quản

Nguyên nhân gây ho khan kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan kéo dài như: Vi khuẩn, virus, nhiệt độ thay đổi, khói thuốc lá, bụi bẩn hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản... Những tác nhân có hại này sẽ xâm nhập vào đường thở kích thích niêm mạc hô hấp và hình thành phản xạ ho.

Nguyên nhân gây ho khan ít nguy hiểm

Đây là nhóm những nguyên nhân có thể gây ra ho khan. Hiện tượng ho khan do những nguyên nhân này thường sẽ chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và tự khỏi, ít gây ra tác động nguy hiểm. Nhóm nguyên nhân này bao gồm:

Vi khuẩn, virus: Vi khuẩn, virus là tác nhân thường gặp gây viêm đường hô hấp khiến người mắc ho kéo dài. Khi virus, vi khuẩn tấn công gây viêm đường hô hấp cấp các triệu chứng thường xuất hiện ồ ạt, khiến người mắc mệt mỏi.

Nhiệt độ thay đổi: Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, tạo điều kiện cho các bệnh viêm đường hô hấp gây ho bùng phát. Vì vậy, vào màu đông - xuân số ca nhập viện vì viêm đường hô hấp thường tăng cao. Khi bị viêm đường hô hấp, cơ thể người mắc thường mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ho khan, ho có đờm, sốt,...

Khói thuốc lá: Khói thuốc lá là thủ phạm số một gây ho khan kéo dài, dai dẳng. Bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh viêm đường hô hấp mạn tính như: Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính,... Theo thống kê, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cao hơn so với không hút từ 1,5-7 lần. 

Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại là những yếu tố gây viêm đường hô hấp làm xuất hiện các cơn ho. Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất như: Công nhân xây dựng, thợ mỏ, nhân viên vệ sinh, thợ may dệt,... là những đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp.

Cảm cúm, cảm lạnh thông thường: Ho khan kèm sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Các cơn ho do cảm thường kéo dài từ 1-2 ngày và có thể tự khỏi nếu như hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu, tình trạng bệnh sẽ dễ phát triển thành viêm phổi, viêm phế quản.

khoi-thuoc-la-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-ho-khan.webp

Khói thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan

Ho khan kéo dài là cảnh báo nguy hiểm  

Ho khan là biểu hiện của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau như: Cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, hen suyễn,... Cụ thể:

Nhiễm virus Covid 19: Nhiễm virus thông thường chỉ gây ra tình trạng ho khan, cảm lạnh trong vòng dưới 1 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan kéo dài, bạn có thể nên tiến hành xét nghiệm PCR hoặc test nhanh Covid 19. Bởi, đây là một trong những dấu hiệu điển hình của người khi bị nhiễm loại virus này. Đặc biệt là khi chứng ho kết hợp với sốt, đau họng, khó thở, mất vị giác hoặc khứu giác.

Hen suyễn: Người bị hen suyễn thường ho kèm khó thở. Người bị hen suyễn sẽ ho nặng hơn nếu không may mắc phải các bệnh như: Cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng các triệu chứng như: Ho khan, khó thở, thở dốc có thể được kiểm soát.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là một bệnh trào ngược axit mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này bao gồm ho khan kéo dài kèm theo ợ nóng, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, thức ăn bị trào ra,...

Viêm họng: Khi bị viêm họng người bệnh ho khan kèm đau rát họng. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus. Nếu viêm họng không được điều trị sẽ chuyển sang mạn tính khiến người bệnh ho dai dẳng, kéo dài.

Viêm thanh quản: Thanh quản là cơ quan tạo ra âm thanh. Khi bị viêm thanh quản, người mắc sẽ có biểu hiện ho khan, khàn tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói của người mắc.

Viêm xoang: Xoang mũi bị viêm sẽ gây tăng tiết dịch. Khi các dịch nhầy được sản xuất quá mức sẽ chảy xuống họng, kích thích đường thở gây ho. Viêm xoang thường gây ho dai dẳng kéo dài kèm sổ mũi, rát họng.

Viêm phổi: Khi bị viêm phổi người bệnh thường có biểu hiện ho khan, ho có đờm, đau thức ngực, khó thở, mệt mỏi. Ho do viêm phổi thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng trong năm. Nếu các cơn ho xuất hiện thường xuyên và tái phát liên tục thì bệnh sẽ phát triển thành mạn tính, khó điều trị.

Lao phổi: Ho do lao phổi thường là ho đờm nhưng cũng có một số ít trường hợp bị ho khan ở trong giai đoạn cấp. Người bị lao phổi thường ho nhiều (đôi khi có máu) kèm sốt về chiều, vã mồ hôi. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân số một gây lao phổi.

Viêm phế quản: Ở giai đoạn đầu của viêm phế quản người bệnh thường ho khan kèm ngứa họng. Khi bệnh tiến triển người mắc sẽ ho kèm khó thở, đau tức ngực. Nếu các triệu chứng này không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bị bệnh.

Ho gà: Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường có biểu hiện ho khan dữ dội kèm khó thở, nôn, khóc.

Suy tim: Tùy là trường hợp ít, nhưng suy tim vẫn có thể gây ra hiện tượng ho khan có các bọt màu trắng, hồng. Ngoài ra sẽ kèm theo các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc không đều,...

Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng ho khan kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Nếu không tìm ra nguyên nhân kịp thời, những bệnh lý trên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là đột quỵ, tử vong.

ho-khan-rat-hong-la-trieu-chung-cua-nhieu-benh-viem-duong-ho-hap.webp

Ho khan rát họng là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp

Các phương pháp điều trị khi bị ho khan kéo dài

Ho khan hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được điều trị sớm và đúng cách. Để điều trị, giảm tình trạng ho khan kéo dài, cần khắc phục nguyên nhân và sử dụng các phương pháp làm giảm triệu chứng. Hiện nay để giảm ho, làm dịu niêm mạc đường thở, bác sĩ/dược sĩ có thể hướng dẫn người bệnh các phương pháp điều trị sau::

Sử dụng thuốc điều trị ho khan kéo dài

Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị ho khan đó là: 

  • Thuốc ức chế ho ở hành não như: Dextromethorphan, Codein dạng phối hợp,...
  • Thuốc kháng histamin giúp làm giảm kích ứng đường thở như: Brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine, promethazine hoặc triprolidine,...
  • Thuốc kháng sinh nếu như ho do viêm đường hô hấp: Cefuroxim, azithromycin,...
  • Thuốc chống viêm nếu đường thở bị nhiễm khuẩn như: Dexamethasone, methylprednisolone,...
  • Thuốc giãn phế quản nếu người bệnh bị ho kèm khó thở.
  • Sử dụng các nước muối sinh lý vệ sinh mũi, họng để giảm ho.

Tuy nhiên, đối với trường hợp ho khan kéo dài do các bệnh lý đã nêu ở trên, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh lý. Do đó, để có phương pháp điều trị cụ thể với những trường hợp ho khan nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh không nên tự ý điều trị ở nhà mà nên tiến hành gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

>>> XEM THÊM: Sử dụng thuốc Theophylline điều trị bệnh hô hấp

Một số cách điều trị ho khan tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây Y, người bệnh cũng có thể áp dụng theo những biện pháp điều trị tại nhà. Những biện pháp này có thể bao gồm điều trị bằng lối sống, chế độ ăn uống và các loại thảo dược tốt cho hệ hô hấp. Cụ thể như sau:

Lối sống - chế độ ăn uống khắc phục, phòng ngừa ho khan

Để phòng ngừa ho tái phát, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Bỏ hút thuốc là để bảo vệ phổi, phế quản, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Tránh tiếp xúc những đối tượng bị viêm đường hô hấp.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các cơn ho tái phát.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để làm dịu đường thở.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để sát khuẩn niêm mạc họng.
  • Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn.
  • Mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, phổi, phế quản.
  • Luôn tạo độ ẩm vừa đủ trong khu vực sinh sống, bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để thực hiện biện pháp này.

can-can-bang-do-am-phu-hop-trong-moi-truong-song-giam-tac-nhan-gay-ho-khan.webp

Cần cân bằng độ ẩm phù hợp trong môi trường sống giảm tác nhân gây ho khan

Sử dụng các loại thảo dược tốt cho hệ hô hấp

Ngoài việc thay đổi lối sống, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo mộc hoặc các bài thuốc dân gian để giúp phòng ngừa tình trạng ho khan. Những loại thảo mộc thiên nhiên thường khá an toàn, lành tính và vẫn đem lại được hiệu quả với chứng ho khan. Một số loại thảo mộc có thể sử dụng như:

Trị ho khan bằng Mật ong

Là một dược liệu có tính kháng viêm tốt, mật ong được nhiều người sử dụng khi gặp các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất, mật ong ngâm với chanh đào, mật ong gừng hoặc pha trà mật ong với nước ấm để giúp làm dịu nhẹ cổ học khi bị ho khan.

Trị ho khan bằng gừng

Tương tự với mật ong, gừng cũng là một trong những dược liệu có tác dụng làm ấm, giảm ho khá hiệu quả. Bạn có thể chế biến gừng thành trà ấm, hoặc kết hợp gừng với muối và ngậm trực tiếp đều được.

Trị ho khan bằng lá hẹ

Lá hẹ là một mẹo dân gian được nhiều người sử dụng để giảm triệu chứng ho khan, đặc biệt là sử dụng cho trẻ em. Bạn chỉ cần hấp lá hẹ cùng mật ong hoặc cùng chút nghệ tươi, uống nước cốt sau khi hấp để giảm triệu chứng ho khan.

Nghệ tươi giảm ho khan

Nghệ có công dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm giảm đau rát họng, giảm sưng tốt. Những bài thuốc từ nghệ kết hợp cùng mật ong, nghệ với lá trầu không hoặc nghệ cùng chanh tươi, gừng cũng được sử dụng nhiều để giảm triệu chứng ho khan.

Sử dụng bài thuốc thảo dược phối hợp

Tuy có thể làm dịu được các triệu chứng ho khan, nhưng các bài thuốc trên chỉ có thể giúp làm dịu tức thời và không có tác dụng lâu dài. Ho khan vẫn có thể quay lại ngay sau khi vừa dừng sử dụng các phương thuốc trên.

Do đó, nhiều người bệnh đã tìm đến những phương thuốc được kết hợp từ những loại thảo dược quý. Điển hình trong đó có các loại thảo dược như Nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác,... để tăng cường tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm ho. Đặc biệt, khi phối hợp các thảo dược này với hoạt chất Fibrolysin (gồm muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) thì tác dụng giảm ho, hỗ trợ trị viêm phổi, viêm phế quản tăng lên nhiều lần. Bên cạnh đó, thành phần Fibrolysin đã được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Úc năm 2017 chứng minh mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi, phế quản.

mot-so-loai-thao-duoc-thien-nhien-co-tac-dung-giam-ho-khan-tot.webp

Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm ho khan tốt

Ho khan kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp khác, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Để giảm ho hiệu quả người bệnh cần có biện pháp điều trị đúng cách kết  hợp với chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý.  Nếu cần hỗ trợ về biện pháp cải thiện các cơn ho, vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322394#seeing-a-doctor

https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-dry-cough

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912

https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/stubborn-cough

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận