Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh gút có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội, gọi là gút cấp. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng gút cấp cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Dấu hiệu để nhận biết gút cấp

Gút cấp là tình trạng các khớp bị viêm, sưng, tấy, đau đớn dữ dội làm hạn chế vận động. Nguyên nhân là do sự hình thành của các vi tinh thể muối natri urat lắng đọng tại khớp. Đặc trưng của cơn gút cấp là tái đi tái lại nhiều lần với tần suất tăng lên qua các năm. 

Cơn gút cấp tính thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, gây đau dữ dội khớp ngón chân cái hoặc bàn chân. Người bệnh có thể nhận thấy khớp sưng to, đỏ, sờ nóng, phù nề, căng bóng. Người bệnh có thể bị sốt cao hoặc nhẹ kèm mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu ít và có màu đỏ. Cơn đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động. 

Cơn đau do gút thường kéo dài từ 5-7 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Cơn gút cấp tính xảy ra từ 1-2 lần trong năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp lên tới trên 10 năm mới tái phát.

Gut-cap-gay-dau-khop-vo-cung-du-doi.webp

Gút cấp gây đau khớp vô cùng dữ dội

Các phương pháp điều trị gút cấp hiện nay

Trong phác đồ điều trị gút cấp do Bộ Y tế ban hành có đưa ra nguyên tắc điều trị chung là:

  • Đối với người bệnh đang trong cơn gút cấp, cần điều trị viêm khớp.
  • Có 3 yếu tố cần dự phòng đối với người bệnh gút, đó là: Tái phát cơn gút cấp, sự lắng đọng urat tại các tổ chức và các biến chứng có thể xảy ra 
  • Mục tiêu kiểm soát nồng độ acid uric trong máu là: < 360 µmol/l (đối với người bị gút chưa có hạt tophi) và < 320 µmol/l (đối với người bị gút đã có hạt tophi). 

Dưới đây là các phương pháp điều trị gút cấp cụ thể: 

Biện pháp không sử dụng thuốc 

Đối với nhóm biện pháp này, người bệnh gút cần thay đổi về chế độ dinh dưỡng, đời sống sinh hoạt và luyện tập:

  • Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng của động vật, hải sản... Có thể thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, có trong các loại hạt. Người bệnh vẫn có thể ăn trứng, thịt. Tuy nhiên, lượng thịt cung cấp cho cơ thể trong một ngày phải dưới 150g/ 24h.
  • Tăng cường uống nước, trong một ngày có thể uống từ 2-3 lít. Nên sử dụng các loại nước khoáng có kiềm. Việc cung cấp cho cơ thể nhiều nước sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu, hạn chế tối đa các tinh thể urat lắng đọng tại đường tiết niệu. 
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn gút cấp như căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc gặp phải các chấn thương. 

Nguoi-benh-gut-nen-han-che-an-hai-san-de-phong-ngua-tai-phat.webp

Người bệnh gút nên hạn chế ăn hải sản để phòng ngừa tái phát

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về hạt tophi và cách phòng ngừa hiệu quả

Sử dụng thuốc tây trong điều trị nội khoa

Có 2 nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị gút cấp là:

  • Thuốc giảm đau trong cơn gút cấp

Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị giảm đau do gút. Ngoài ra, colchicin còn được dùng để dự phòng gút cấp tái phát. Nên bắt đầu sử dụng colchicin với liều thấp nhất vì thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận,...

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs): Một số thuốc quen thuộc như naproxen, diclofenac, ibuprofen... Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau nhanh và có thể kết hợp cùng với colchicin để tăng cường hiệu quả. Cần thận trọng khi dùng NSAIDs cho các đối tượng như người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, người cao tuổi, suy giảm chức năng gan...

Thuốc Corticoid: Các thuốc nhóm này có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều rất hạn chế và ngắn ngày do có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như phù, phát ban, đục thủy tinh thể...

  • Thuốc giảm acid uric máu ngăn ngừa tái phát

Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Allopurinol được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này. Đây được coi là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng allopurinol trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, ban đỏ, buồn nôn...

Thuốc tăng thải trừ acid uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 cho người bệnh gút. Có 2 thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc này được chấp thuận đưa vào điều trị là probenecid và benzbromarone. Các thuốc này không được sử dụng trên người bị sỏi thận, suy thận...

Thuốc hủy urat: Nhóm thuốc này bao gồm rasburicase và pegloticase. Mặc dù, nhóm thuốc hủy urat giúp hạ acid uric máu nhanh nhưng lại nhanh kháng thuốc nên ít được sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như khó thở, đau ngực, sốc phản vệ…

Su-dung-thuoc-chua-benh-gut-theo-chi-dinh-cua-bac-si-de-han-che-tac-dung-phu.webp

Sử dụng thuốc chữa bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh gút gặp phải các biến chứng như kích thước hạt tophi quá lớn hoặc loét, bội nhiễm hạt tophi… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và trở ngại trong cuộc sống thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Khi phẫu thuật, cần sử dụng Colchicin kết hợp với các thuốc hạ acid máu để giảm nguy cơ khởi phát cơn gút cấp. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị gút

Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau gút, hạ axit uric máu. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gút hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược khác giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài. Thêm vào đó, sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất nên sẽ tăng cường hiệu quả hỗ trợ kiểm soát bệnh gút.

Trach-ta-duoc-nghien-cuu-chung-minh-co-tac-dung-ho-tro-giam-axit-uric-mau-phong-ngua-gut-cap-tai-phat.webp

Trạch tả được nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric máu, phòng ngừa gút cấp tái phát

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin liên quan đến gút cấp. Để hỗ trợ ngăn ngừa gút cấp tái phát, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia giải đáp chi tiết. 

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận