Khó thở là một trong những dấu hiệu ung thư phổi mà bạn thường gặp. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân ung thư phổi là gì? Làm thế nào để đẩy lùi triệu chứng khó thở này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân ung thư phổi

Khó thở là hiện tượng xuất hiện khi cơ thể không cung cấp đủ oxy đến các cơ quan. Khó thở có thể do phổi không dung nạp đủ không khí hoặc không thể phân phối đủ oxy cho máu. 

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân ung thư phổi có thể kể đến như sau:

  • Khối u trong phổi phát triển: Kích thước khối u lớn chèn ép phổi gây ra tình trạng phổi thông khí kém, suy giảm chức năng phổi hoặc chặn đường thở. Từ đó, gây ra triệu chứng khó thở ở bệnh nhân.

Khó thở xảy ra khi khối u phát triển ngay ở trong phổi

  • Giảm thể tích phổi: Thường xuất hiện ở những bệnh nhân phẫu thuật ung thư phổi (cắt bỏ tiểu thùy, khí quản, sụn) làm giảm thể tích phổi. Do đó, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng hiện tượng khó thở, thậm chí có thể tiến triển thành khó thở mạn tính.
  • Tràn dịch màng phổi, màng tim: Chất lỏng tích tụ quá nhiều giữa các ngăn màng phổi hay màng tim có thể gây áp lực nén tim, phổi, dẫn đến khó thở do giảm lượng máu và oxy cung cấp tới phế nang và các cơ quan trong cơ thể.
  • Viêm phổi: Tình trạng này xảy ra khi khối u làm tắc nghẽn một phần đường hô hấp hoặc người bệnh ức chế miễn dịch, thiếu máu sau khi thực hiện hóa trị hoặc hẹp đường thở khi xạ trị.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc điều trị ung thư phổi có thể gây tác dụng phụ là khó thở, ngứa, phát ban… tùy vào cơ địa mỗi bệnh nhân. Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên nói ngay với bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
  • Lo lắng quá mức: Các cảm giác tiêu cực thường được khuếch đại ở các bệnh nhân ung thư. Do đó, việc thường xuyên lo lắng, mất ngủ cũng khiến người bệnh tăng cảm giác khó thở, tim đập nhanh.

Dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân ung thư phổi

Thực tế, mỗi bệnh nhân có mức độ khó thở khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, một số chỉ bị khó thở khi hoạt động thể chất…

Khó thở là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi

Điểm chung của các bệnh nhân ung thư phổi khi bị khó thở là cảm giác cực kỳ ngạt thở, thậm chí là không thở được, thở nhanh bất thường (hơn 20 nhịp một phút). 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác thể hiện sự khó thở như: đau ngực, mạch nhanh, da xanh xám, tím tái, da sờ thấy lạnh, ẩm, thở kèm tiếng rít, lỗ mũi nở rộng khi thở, hóp ngực do xương sườn lõm theo mỗi nhịp thở…

Khi bị khó thở người bệnh ung thư phổi cần làm gì?

Dưới đây là một số hướng dẫn tham khảo cho bệnh nhân khi bị khó thở: 

  • Giữ bình tĩnh: Khi bị khó thở, bệnh nhân thường khó kiểm soát cảm xúc, càng khiến tim đập nhanh, thở nhanh. Do đó, cố gắng khiến người bệnh bình tĩnh là bước cực kỳ quan trọng khi xử lý tình trạng khó thở.
  • Ngồi dậy hoặc nằm nghiêng một góc 45 độ: Đây là tư thế thoải mái, giải phóng áp lực đè nén phổi, khiến người bệnh dễ thở nhất. Người bệnh không nên nằm thẳng vì tư thế này tạo áp lực cho phổi, không thể cải thiện được tình trạng khó thở.

Giữ bình tĩnh và ngồi dậy để giảm bớt cảm giác khó thở

  • Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ:  cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc chống co thắt, giãn phế quản…
  • Hít thở sâu qua đường mũi và thở qua miệng: Hướng dẫn người bệnh hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí. Sau đó, nín thở sâu trong vài giây rồi thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí. Lặp lại trong 5 đến 10 phút.
  • Nếu ho, cần chú ý số lượng đờm, màu sắc, mùi đờm: Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân bị khó thở để đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Nếu ho đờm xanh, mùi đờm tanh… rất có thể bệnh nhân đã bị viêm đường hô hấp dẫn đến khó thở.

Khi bệnh nhân ung thư phổi gặp tình trạng khó thở, cần có những biện pháp kịp thời để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thứ nhất, cần đảm bảo đường thở thông thoáng bằng cách hút đờm, dùng oxy liệu pháp hoặc các phương pháp khác. Thứ hai, có thể dùng các loại thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa hoạt chất sinh học Lunasin chiết xuất từ đậu tương có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch và giảm viêm.

Hoạt chất lunasin đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Ngày 12/12/2019, tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội, hội thảo khoa học: “Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi” với sự tham gia trình bày, trao đổi của các vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y dược. Hội thảo nhận được sự ủng hộ của đông đảo giới chuyên gia về ưu điểm nổi trội của hoạt chất lunasin với các bằng chứng nghiên cứu khoa học vô cùng thuyết phục. Đặc biệt các chuyên gia nhấn mạnh về 3 ưu điểm nổi trội của hoạt chất này đó là:

  • Lunasin giúp ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư (anti - mitosis).
  • Lunasin có thể dùng đường uống (mặc dù là protein nhưng bền vững với các enzyme đường tiêu hóa, nên có mặt ở các mô đích dưới dạng còn hoạt tính).
  • Lunasin ức chế chọn lọc, chỉ tác động lên tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Đặc biệt, trong công thức còn có sự kết hợp của các loại thảo dược quý khác như: Chiết xuất xạ hương, cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao khổ sâm bắc cao cọ xẻ, … được tối ưu hóa bởi công nghệ lượng tử, mang đến tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho khan, đờm nhiều,...

Trên đây là triệu chứng khó thở ở người bệnh ung thư phổi cũng như cách đối phó với bệnh hiệu quả, an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về ung thư phổi nói riêng, các bệnh ung bướu nói chung, đừng quên để lại bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ sớm liên hệ và giải đáp giúp bạn.

Dược sĩ Hoàng Thúy

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận