Điểm danh các thuốc giảm axit uric tốt nhất hiện nay
Gút là một bệnh lý viêm khớp mạn tính, xảy ra do nồng độ axit uric máu tăng cao vượt quá ngưỡng cho phép. Do đó, để điều trị gút thì phải bắt đầu từ căn nguyên gây ra bệnh là axit uric máu tăng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các thuốc giảm axit uric được sử dụng trong điều trị gút hiện nay.
Nhóm giảm tổng hợp axit uric máu
Nhóm thuốc này có khả năng gây ức chế enzyme Xanthine Oxidase (XO) - Đây là enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dị hóa purin trong cơ thể. Xanthin Oxidase làm chất xúc tác của 2 quá trình: oxy hóa hypoxanthine thành xanthin và oxy hóa xanthin thành axit uric. Khi enzyme này được ức chế, quá trình tổng hợp nên axit uric sẽ được hạn chế, nồng độ axit uric trong máu từ đó cũng giảm đi. Có 2 thuốc được sử dụng nhiều trong nhóm này là Allopurinol và Febuxostat, cụ thể như sau:
- Allopurinol
Allopurinol là loại thuốc giảm tổng hợp axit uric và có thể chuyển hóa thành oxypurinol đào thải qua thận nhanh chóng. Liều dùng khởi đầu của Allopurinol thường được khuyến cáo là 100 mg/ngày. Liều lượng sẽ tăng dần lên sau mỗi 2-4 tuần cho đến khi nồng độ axit uric trong máu trở về ngưỡng cho phép. Allopurinol đã được FDA của Mỹ chấp thuận sử dụng trong điều trị giảm axit uric máu ở người bị gút từ năm 1966 đến nay. Trên lâm sàng, allopurinol thường được chỉ định cho người bệnh đang tăng axit uric mà bị viêm khớp gút và sỏi thận.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên thận trọng với một số tác dụng phụ mà Allopurinol có thể đem lại như ban đỏ, kích ứng dạ dày, hội chứng Steven Johnson. Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như hội chứng tăng nhạy cảm với Allopurinol có tỷ lệ tử vong từ 2-8%. Nếu bệnh nhân bị suy thận thì tỷ lệ gặp phải các tác dụng không mong muốn kể trên cao hơn người bình thường. Chính vì vậy, trước khi sử dụng Allopurinol cần xác định rõ chức năng thận của bệnh nhân có tốt không để căn chỉnh liều cho hợp lý. Cần thận trọng khi sử dụng Allopurinol cùng với các thuốc ampicillin hoặc amoxicillin vì nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cũng tăng lên.
- Febuxostat
Febuxostat đã được FDA của Mỹ chấp thuận trong sử dụng điều trị hạ axit uric máu từ năm 2009. Bác sĩ thường được chỉ định Febuxostat cho người bị gút, còn những trường hợp tăng axit uric mà không có triệu chứng thì chống chỉ định. Liều chỉ định tại Mỹ là từ 40-80 mg/ngày; tại Châu Âu liều tối đa là 120mg/ ngày; tại Nhật Bản từ 10-60 mg/ngày.
Febuxostat được chuyển hóa chủ yếu qua gan nên những người bị suy giảm chức năng thận vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ người bệnh đang được điều trị bằng Febuxostat hay xuất hiện cơn gút cấp hơn người dùng Allopurinol.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm tổng hợp axit uric ở người bị bệnh thận
Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric
Nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu ngoài do quá trình tổng hợp tăng lên thì còn nguyên nhân khác, đó là giảm thải trừ axit uric qua thận. Chính vì vậy, nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric được đưa vào sử dụng để điều trị cho người bị gút. Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 cho người bệnh có nồng độ axit uric máu vượt quá ngưỡng cho phép khi mà không còn đáp ứng tốt với nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric được nói ở trên. Có 2 thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc này được chấp thuận đưa vào điều trị, đó là Probenecid và Benzbromarone.
- Probenecid
Probenecid là thuốc ức chế enzyme URAT1. Tính chọn lọc của thuốc này chưa cao nên ít được khuyến cáo sử dụng trên lâm sàng. Kèm theo đó, tương tác của Probenecid với các thuốc khác cũng chưa được xác minh rõ nên thuốc rất hạn chế khi sử dụng cho người bệnh.
- Benzbromarone
Benzbromarone là thuốc đầu tiên trong nhóm được sử dụng với mục đích giảm nồng độ axit uric máu từ năm 1970. Liều sử dụng Benzbromarone cũng tương tự như Allopurinol là phải chỉnh liều từ 50mg lên 200mg cho đến khi đặt được tới liều điều trị hiệu quả. Bệnh nhân suy giảm chức năng thận vẫn có thể sử dụng Benzbromarone, tuy nhiên cần thận trọng với người đang có sỏi thận hoặc những biện pháp kiềm hóa nước tiểu. Hiện tại, Benzbromarone đã được rút khỏi danh sách các thuốc được sử dụng ở nhiều nước, bởi có bằng chứng chứng minh độc tính trên gan của chúng.
Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric ít được sử dụng hơn
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về gút mạn tính và cách cải thiện
Nhóm thuốc hủy urat
Enzym uricase trong cơ thể có khả năng làm biến đổi axit uric thành allantoin tan được trong nước, từ đó dễ dàng thải trừ ra ngoài qua đường tiểu. Ứng dụng cơ chế của enzym uricase vào việc hạ axit uric ở người bệnh gút, nhóm thuốc hủy urat ra đời. Có 2 thuốc quen thuộc trong nhóm này, đó là Rasburicase và Pegloticase.
- Rasburicase
Rasburicase được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm truyền đường tĩnh mạch. Người bệnh gút có nồng độ axit uric máu cao thường không được chỉ định dùng Rasburicase mà thuốc dùng cho trường hợp bệnh nhân đang hóa trị.
- Pegloticase
Pegloticase được chấp thuận từ năm 2010 để sử dụng trong các trường hợp người bị gút kháng trị, gút có hạt tophi gây hoại tử khớp và các biến chứng nặng nề khác. Pegloticase và các thuốc khác thuộc nhóm hủy urat có cơ chế tác dụng hạ axit uric nhanh nên chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sử dụng lâu dài rất dễ dẫn đến hệ quả làm tái phát nhanh các cơn gút cấp.
Nhóm thuốc hủy urat tiềm ẩn nguy cơ làm tái phát nhanh cơn gút cấp
Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm axit uric máu, kiểm soát bệnh gút hiệu quả
Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc, để giúp giảm axit uric máu và kiểm soát bệnh gút tốt hơn, nhiều người bệnh đã kết hợp sử dụng thêm thảo dược. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ giảm axit uric máu hiệu quả có thể kể đến như trạch tả.
Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài.
Trạch tả có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric máu hiệu quả
Việc kiểm soát chỉ số axit uric máu là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút. Để giúp nhanh chóng đưa chỉ số axit uric máu về mức bình thường, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.
Bình luận