Trẻ chậm nói gây hoang mang và lo lắng cho các bậc làm cha mẹ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Cách chăm sóc trẻ chậm nói như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này hơn nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phụ thuộc theo từng độ tuổi sẽ là khác nhau. Cụ thể như sau:

Trẻ 3 - 4 tháng tuổi chậm nói với các dấu hiệu như:

  • Trẻ không có phản ứng với các tiếng động mạnh từ xung quanh.
  • Trẻ không phát ra được âm thanh gừ gừ.
  • Trẻ có thể bắt đầu phát ra âm gừ gừ nhưng không bắt chước được các âm thanh khác.

Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói với dấu hiệu như: Trẻ không đáp ứng với tiếng động là một dấu hiệu cảnh báo đáng tin cậy.

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói với các dấu hiệu như:

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác trong khi những trẻ khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, lời nói, cử chỉ, kể cả khi trẻ cần sự giúp đỡ hay mong muốn một điều gì đó.
  • Trẻ không biết nói bất kỳ một từ đơn giản nào như bà, ba hoặc mẹ.
  • Không nói bi bô, không phát ra phụ âm nào như p hoặc b.
  • Trẻ không biết thực hiện một số động tác như lắc đầu để nói không, vẫy tay chào tạm biệt hoặc chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên của mình.
  • Không hiểu, không có hành động hay phản ứng với các từ ngữ đơn giản như không, chào hoặc bai bai.
  • Trẻ không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói thường không biết 1 từ đơn giản nào

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói thường không biết 1 từ đơn giản nào

Trẻ 16 tháng chậm nói với biểu hiện:

  • Không hiểu, không có phản ứng gì với các từ như dậy nào, không.
  • Không thể nói bất cứ từ ngữ nào.
  • Không biết chỉ vào bức tranh, đồ vật ở trước mặt khi được hỏi.
  • Trẻ không biết chỉ vào những đồ vật mình thích, ví dụ như kiểu muốn diễn đạt ý: "Mẹ nhìn đây!”, không có động tác kết hợp ngước nhìn mẹ.

Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói với biểu hiện:

  • Trẻ không thể chỉ vào một số bộ phận trên cơ thể khi được hỏi như mắt, mũi, đầu, miệng,…
  • Trẻ chưa thể nói được 6 từ bất kỳ nào.
  • Trẻ không thể/không muốn cố gắng giao tiếp, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.
  • Không biết chỉ vào thứ bản thân muốn.
  • Chưa biết nói các từ đơn giản như mẹ, bế.
  • Trẻ không hiểu được mệnh lệnh đơn giản như: "dậy nào".
  • Không đáp lại bằng lời nói/cử chỉ khi được "hỏi cái gì đây?" hoặc "dép con đâu rồi",…

Trẻ 19 - 23 tháng tuổi chậm nói với dấu hiệu như: Vốn từ của trẻ tăng chậm, không được 1 từ/tuần.

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói với biểu hiện như:

  • Trẻ chưa nói được tổng cộng 14-15 từ.
  • Không thể tự nói ra lời mà chỉ có thể nói lại lời nói của bố mẹ đã nói.
  • Không thể tự thực hiện những cuộc đối thoại đơn giản với câu gồm 2 từ.
  • Không thể dùng lời nói để giao tiếp, trừ những trường hợp khẩn cấp.
  • Không hiểu các câu hỏi dài hoặc chỉ dẫn như "con muốn ăn không", "lấy dép của con đi",...
  • Không biết tự chơi với búp bê/tự chơi với chính mình như cho búp bê ăn, nói chuyện với búp bê.
  • Không biết bắt chước các hành động/lời nói của người khác.
  • Trẻ không biết chỉ vào bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
  • Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.
  • Không biết công dụng của đồ vật thông dụng như bát đĩa, lược chải tóc,…

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói thường không nối được các từ lại với nhau

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói thường không nối được các từ lại với nhau

Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói với các biểu hiện như:

  • Trẻ không thể nói được câu đơn giản có từ 2 - 5 từ ngữ.
  • Không gọi tên được một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Không nhớ những bài hát được lặp lại nhiều lần.
  • Không tự đặt câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu được ý muốn của trẻ.

Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi với dấu hiệu như:

  • Trẻ không biết sử dụng đại từ nhân xưng nào như "con", "bố", "mẹ".
  • Không thể ghép các từ thành 1 câu ngắn như "mẹ bế con" hoặc "muốn uống nước".
  • Không hiểu những câu hỏi ngắn/chỉ dẫn từ người khác.
  • Lời nói phát ra không rõ ràng, người nhà và người ngoài đều không hiểu được.
  • Thường xuyên nói lắp, khó phát ra từ ngữ hay âm thanh, khi nói trẻ có vẻ mặt nhăn nhó.
  • Trẻ không biết đặt câu hỏi.
  • Ít quan tâm/không quan tâm đến sách hay truyện.
  • Không quan tâm và tương tác với những bé khác.
  • Trẻ rất khó tách khỏi ba mẹ.

Trẻ 4 tuổi chậm nói với biểu hiện như:

  • Trẻ chưa thể phát âm thành thục được các phụ âm.
  • Chưa hiểu được các khái niệm “giống nhau”, “khác nhau".
  • Trẻ không biết sử dụng các đại từ nhân xưng “con”, “mẹ”,... đúng cách.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói, nếu độ tuổi còn nhỏ thì ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng chậm nói cho con: 

  • Dành nhiều thời gian giao tiếp với con: Ba mẹ cần dành nhiều thời gian để giao tiếp với con hơn ngay cả khi con chưa nói được. Ba mẹ cần kiên nhẫn, giúp con dần làm quen, bắt chước với các từ đơn giản như ba, mẹ, bà,… sau đó dần giúp con quen với các từ ghép, câu ngắn. Khi giao tiếp với con, ba mẹ nên nói thật chậm, rõ ràng từng từ, hạn chế nói ngọng vì nếu không con sẽ gặp khó khăn khi bắt chước. Ba mẹ nên kết hợp thêm ngôn ngữ hình thể, động tác tay để con dễ dàng hiểu hơn. 

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với con

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với con

  • Tạo môi trường giúp trẻ học nói: Ba mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc nhiều các thiết bị điện thoại, tivi,… Thay vào đó, ba mẹ nên tạo điều kiện để con gặp gỡ, trò chuyện với các bạn bè cùng trang lứa (cho trẻ đến trường, công viên,…). Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội để cải thiện tình trạng chậm nói. 
  • Giải thích cho con về những gì ba mẹ đang làm: Điều này giúp con cải thiện được vốn từ vựng, hình dung được mối quan hệ giữa từ ngữ và những đồ vật, hành động. Ba mẹ nên nói cho con về bất kỳ việc gì mình đang làm như nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo, đọc sách,… 
  • Đọc sách, hát cho con nghe: Ba mẹ có thể đọc sách hoặc hát cho con nghe để giúp con cải thiện tình trạng chậm nói. Đọc sách cho con nghe sẽ giúp con quen với những từ mới và hiểu hơn về cách giao tiếp. 

Giải pháp cho trẻ chậm nói từ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ phù hợp cũng là giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng chậm nói ở trẻ. Xuất phát từ nghiên cứu khoa học về dược liệu đinh lăng giúp tăng cường sự tập trung, tỉnh táo, tăng khả năng kháng lực chống lại các yếu tố khắc nghiệt để hỗ trợ anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chiết xuất hiện đại kết hợp đinh lăng cùng các thảo dược và vi chất thiết yếu để hỗ trợ trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động.

Sự kết hợp giữa các thảo dược như:

  • Đinh lăng: Tăng cường sự tập trung, tỉnh táo, cải thiện trí nhớ.
  • Thăng ma: An thần, giảm căng thẳng, lo âu.
  • Ginkgo biloba: Tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ phát triển trí não.
  • Acid folic: Kích thích sản sinh tế bào thần kinh mới, hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.
  • Taurine: Tăng cường dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ.
  • Vitamin B6: Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh.

Sản phẩm chứa đinh lăng giúp bé bật âm, nhanh biết nói

Sản phẩm chứa đinh lăng giúp bé bật âm, nhanh biết nói

Ứng dụng bào chế bằng công nghệ lượng tử kết hợp các thành phần trên tạo nên viên uống giúp:

  • Hỗ trợ hoạt hóa vùng chức năng não bộ: Giúp trẻ tiếp thu và xử lý thông tin tốt hơn.
  • Gia tăng các liên kết thần kinh: Tạo điều kiện cho sự phát triển ngôn ngữ.
  • Tăng hiệu quả bật âm: Giúp trẻ dễ dàng phát ra âm thanh và lời nói.
  • Hỗ trợ tăng cường phản xạ giao tiếp: Giúp trẻ tự tin giao tiếp hơn.

Trên đây là dấu hiệu trẻ chậm nói và cách chăm sóc mà ba mẹ có thể tham khảo. Nếu còn băn khoăn nào khác, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

5.webp

Bình luận