Những người do yêu cầu công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,...) sẽ khiến dây thanh bị kích ứng quá mức và tổn thương. Hậu quả là bệnh nhân bị khản tiếng, khó nói, đau rát họng và mất tiếng do viêm thanh quản.  

Thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo nên khi có lượng không khí từ phổi đi lên. Sự rung động của dây thanh tác động vào cột không khí này, phát ra âm thanh đi qua lưỡi, răng và hình thành lời nói.

Các rối loạn về giọng xuất hiện do biến đổi nhất thời hoặc lâu dài chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khản tiếng, mất tiếng bởi sự rung động dây thanh không đều hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm. Thủ phạm chính là những tổn thương tại chỗ như: viêm mạn tính do dây thanh rung động kém, thường gặp ở những người làm công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói to trong thời gian dài như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,... khiến dây thanh âm bị kích ứng và tổn thương. Theo thống kê cho thấy, có tới 58% giáo viên mắc bệnh về giọng trong suốt cuộc đời dạy học, khoảng 43% phải giảm bớt thời gian đứng lớp và 18% bị mất việc do khản tiếng, mất tiếng.

Về điều trị, với viêm thanh quản mạn, có thể điều trị nội khoa qua xông hơi, khí dung chứa corticoid kết hợp với hạn chế phát âm,... hoặc phẫu thuật nếu có hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh,... Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu giảm được triệu chứng, có thể gây tác dụng phụ, bệnh thường dễ tái phát.

Hiện nay, xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Với thành phần chính là rẻ quạt - có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm, kết hợp cùng với các dược liệu quý khác như: bồ công anh, sói rừng, bán biên liên,... nên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, nóng họng, long đờm, đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản mạn tính, ngăn chặn bệnh tái phát, mang lại giọng nói trong trẻo cho người bệnh, nhất là những người có yêu cầu công việc phải thường xuyên sử dụng giọng nói làm công cụ lao động.

Để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, những người làm nghề sử dụng giọng nói thường xuyên cần giữ ấm vùng mũi, họng; uống nhiều nước, 15 phút nên nhấp giọng một lần để làm ẩm thanh quản; tránh chất cay, nóng; dùng micro, loa hỗ trợ khi phát âm.

 Phương Nga  

Theo Nhà báo và Công luận ngày 10/5/2012

 

Bình luận