Điều trị vẩy nến là thách thức với y học hiện đại vì hiện chưa có phương pháp chữa triệt để mà chỉ nhằm mục đích giảm các triệu chứng viêm, ngứa, khó chịu, làm vẩy bong nhanh và ngăn chặn bệnh tái phát.


Triệu chứng cơ bản của vẩy nến là các dát đỏ kích thước khác nhau (từ chấm nhỏ đường kính từ vài mm đến hàng chục cm). Các mảng đỏ này có ranh giới rõ với vùng da lành, trên bề mặt có phủ vẩy trắng dễ bong. Vị trí thường xuất hiện vẩy nến bao gồm: vùng da đầu, bàn tay, bàn chân, móng chân và vùng da bị tỳ đè như nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân... Có một số tác nhân làm bệnh nặng hơn và tái phát đó là: thời tiết khô hanh, căng thẳng, stress, một số loại thuốc, các tổn thương da, chất cồn, thuốc lá...


Việc điều trị vẩy nến còn gặp nhiều khó khăn. Những phương pháp chính được áp dụng bao gồm: thuốc bôi tại chỗ (acid salicylic, viatamin D3...), thuốc đường uống (methotrexat, cyclosporine...) và quang hoá trị liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên cần đặc biệt thận trọng do có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.


Hiện nay, đã xuất hiện xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để hỗ trợ điều trị vẩy nến. 

Từ khi xuất hiện tại các nhà thuốc, sản phẩm đã mang lại niềm vui cho các bệnh nhân, điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Bích Thảo ở tỉnh Phú Thọ. Mắc vẩy nến, trên đầu có những nốt mẩn nhỏ, bong vẩy trắng, sau lan xuống cổ, lưng, chân, tay... khiến chị cảm thấy khó chịu và gây mất thẩm mỹ. 

Thu Hương

(Theo Phụ nữ Việt Nam- Ngày 23/9/2011)

Bình luận