U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, gồm hai loại: u nang cơ năng và u nang thực thể. Trong đó, u nang thực thể có nguy cơ gây biến chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Phân biệt u nang cơ năng và u nang thực thể


U nang buồng trứng cơ năng là những khối u phát sinh do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng. Về mặt giải phẫu bệnh, tổ chức buồng trứng không có gì thay đổi. Các nang cơ năng có thể tự biến mất sau 3-6 tháng mà không cần điều trị.
U nang thực thể là khối u có sự biến đổi về tổ chức học của buồng trứng, có thể là lành tính hoặc nguy cơ ung thư hóa. Ở giai đoạn đầu, u nang thực thể phát triển âm thầm gần như không có triệu chứng rõ rệt, thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chị em khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng. Khi kích thước khối u lớn, một số biểu hiện bệnh nhân có thể gặp như: đau bụng, tức nặng vùng dưới rốn, hoặc tự sờ thấy khối u ở vùng hố chậu. U nang thực thể có thể gây biến chứng cấp tính như: xoắn nang, chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm trùng, chèn ép tiểu khung. Đặc biệt, các khối u ảnh hưởng và gây hiếm muộn, sảy thai, đẻ non. Cá biệt, một số trường hợp có thể biến chứng thành ung thư hóa.


Cần điều trị kịp thời


Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân. Bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc nội tiết để ức chế sự phát triển của khối u. Nếu u nang buồng trứng gây chèn ép nhiều, nguy cơ biến chứng và bệnh nhân không còn nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ hai buồng trứng. Đối với những phụ nữ trẻ, vẫn muốn sinh con thì được chỉ định bóc tách khối u và bảo toàn phần buồng trứng lành.


Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát u nang buồng trứng,

Thu Hương

(Theo Phụ nữ Việt Nam- Ngày 15/8/2011)

 

 

Bình luận