Viêm thanh quản thường gây nhiều phiền toái cho người bệnh, khiến họ khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Bởi vậy, nhận biết sớm những triệu chứng để điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân giữ gìn được sự trong sáng của giọng nói.


Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khản tiếng hay mất tiếng đột ngột. Bên cạnh đó, những người do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như: dẫn chương trình, giáo viên, các cổ động viên... sẽ làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến tổn thương dây thanh.


Triệu trứng ban đầu của viêm thanh quản là người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô, hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khản, đôi khi khản đặc, thậm chí mất tiếng. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm không tiếp tục lan xuống đường hô hấp dưới, gây viêm khí phế quản. Viêm thanh quản điều trị không triệt để sẽ tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính.


Trong những ngày đầu bị viêm thanh quản, người bệnh cần được nghỉ ngơi, không uống nước lạnh, hạn chế nói, không hút thuốc, kiêng rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt... Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên dùng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm tăng sức đề kháng, hạ sốt, chống viêm nếu cần thiết. Đối với những trường hợp viêm thanh quản mạn tính có hạt xơ dây thanh, polip dây thanh hay nang nhầy... việc điều trị bằng thuốc không kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm.


Ngày nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, giảm viêm, giảm sưng, 

Quốc Tuấn

(Theo Tin tức- 12/9/2011)

 

 

 

Bình luận