Nhiều cha mẹ thắc mắc: “Tại sao trẻ bị ho nhiều về đêm hơn ban ngày? Tình trạng này có đáng lo ngại không? Làm sao để cải thiện vấn đề này một cách an toàn, hiệu quả?” Để biết đáp án của những câu hỏi trên, cũng như hiểu thêm về vấn đề ảnh hưởng đến nhiều trẻ nhỏ này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của duocphamaau.com nhé!

Định nghĩa ho

Ho là cách cơ thể bảo vệ trẻ nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích ứng như dịch nhầy, khói, nấm mốc, dị vật,... Cụ thể, khi một vật gì đó kích thích cổ họng hoặc đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gửi một tín hiệu đến não. Não phản ứng bằng cách điều khiển các cơ ở ngực, bụng co lại và đẩy ra một luồng không khí, tạo thành những cơn ho. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, nhưng phổ biến nhất là:

- Các bệnh viêm đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,... Trẻ mắc bệnh này thường có các triệu chứng phổ biến bao gồm: Sốt, ho, đau rát họng, khản tiếng,...

- Hội chứng sau nhiễm virus: Một số trẻ vẫn tiếp tục ho vài tuần sau khi lành bệnh do virus, thường thì cơn ho sẽ giảm dần theo thời gian.

 Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể 

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể

- Không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, thuốc lá cũng khiến trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn,...

Theo như bạn chia sẻ thì con bạn bị viêm họng cấp và đang dần hồi phục. Đây là một bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ bởi sức đề kháng còn non nớt, dễ bị các tác nhân bên ngoài như: Ô nhiễm môi trường, phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus,… tấn công và gây bệnh. 

Tuy nhiên, bé vẫn còn ho nhiều vào ban đêm nên bạn cần chú ý theo dõi xem diễn tiến bệnh có trở nặng hay không để xác định biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

>>> Xem thêm: Bật mí cách chữa viêm họng bằng lá tía tô ngay tại nhà

Trẻ bị ho nhiều về đêm hơn ban ngày là do đâu?

Trường hợp trẻ bị ho nhiều về đêm hơn ban ngày là rất phổ biến. Và dưới đây là một vài lý giải khoa học cho tình trạng này:

Trọng lực

Các chuyên gia đã tìm hiểu và nhận thấy rằng, nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều hơn khi nằm ngủ là trọng lực. Khi chúng ta nằm xuống, chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn trong cổ họng và không được trôi xuống dưới như khi ngồi, đứng, gây kích thích cơn ho. Do đó, bạn nên kê cao gối của trẻ lên một chút để giảm thiểu hiện tượng này.

Không khí khô

Vào ban đêm, không khí thường khô, kích thích mũi và cổ họng khiến cho tình trạng ho của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy sử dụng một máy tạo độ ẩm không khí, đặc biệt khi bạn có bật máy lạnh trong phòng để cải thiện tình trạng này.

Ăn tối no, quá muộn

Các cơ quan trong cơ thể trẻ tương đối non nớt, chính vì vậy bé cần có thời gian để dạ dày “tiêu hoá” hết lượng thức ăn được đưa vào. Nếu quá trình này chưa xong mà trẻ đi ngủ thì rất dễ gặp hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. 

Lời khuyên để hạn chế tình trạng này là nên cho trẻ ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng và tránh cho bé dùng những thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ hoặc nước ngọt có ga. Đồng thời, cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá no, nên chế biến những món ăn mềm, lỏng, để bé dễ tiêu hoá hơn.

 Ăn quá no có thể là nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ 

Ăn quá no có thể là nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ

Nhịp sinh học của cơ thể

Trẻ bị hen suyễn thường ho rất nhiều vào ban đêm. Lý do bởi, nửa đêm là lúc nhịp thở đang ở mức thấp nhất, dẫn đến kém hiệu quả trong việc chuyển oxy vào máu và thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể, ảnh hưởng tới hô hấp. Từ đó, những cơn ho cũng xuất hiện nhiều hơn.

Phòng ngủ mất vệ sinh

Phòng ngủ cũng có thể là tác nhân khiến trẻ ho nhiều nếu quá ẩm, mốc hoặc giường chiếu dính lông động vật, bụi vải gây dị ứng. Vì vậy, bạn không nên cho vật nuôi vào trong nhà; Cần thường xuyên vệ sinh phòng ngủ của trẻ; Nên sử dụng chăn ga bằng chất cotton thay vì vải dễ xù lông.

>>> Xem thêm: Bị viêm họng cấp kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh.

Chăm sóc trẻ thể nào để cải thiện tình trạng ho về đêm?

Theo những nguyên nhân trên, bạn có thể không cần quá lo lắng về tình trạng của con nữa nhé! Tuy nhiên, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp giảm những cơn ho làm phiền giấc ngủ của bé bằng cách:

- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu; Hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ,…

- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc, bụi đường, lông động vật, phấn hoa,…

- Kê cao gối ngủ của trẻ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.

- Giữ ấm cho trẻ khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân, không để nhiệt độ điều hoà xuống thấp hơn 25 độ.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để đề phòng viêm họng cấp?

Cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm bằng sản phẩm thảo dược.

Áp dụng các cách chăm sóc trẻ như nội dung bài viết trên có thể giúp cải thiện bệnh. Ngoài ra, ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã dựa vào những bài thuốc y học cổ truyền để nghiên cứu và bào chế nên sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược quý, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt dạng viên nén và cốm hoà tan. 

 Rẻ quạt giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm 

Rẻ quạt giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm

Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của: Bán biên liên có vị cay, tính bình, tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, dùng để điều trị triệu chứng ho, họng sưng đau, viêm amidan hiệu quả, bồ công anh, sói rừng, vitamin C, D3 và kẽm gluconate,... giúp tiêu viêm, giảm sưng, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, làm giảm thời gian và mức độ bệnh trong các đợt cấp, ngăn ngừa tái phát. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, thích hợp với cả người lớn và trẻ em. 

Trẻ bị ho nhiều về đêm không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng thường gây ra khó chịu và mệt mỏi. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng này hiệu quả, nâng cao thể trạng, hãy cho trẻ sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt dạng viên nén hoặc cốm mỗi ngày, bạn nhé!

Dược sĩ Ngọc Hà

BOX-SP-TKT.webp

Bình luận