Suy thận ở bệnh nhân viêm bể thận mạn tính
Viêm bể thận mạn tính là một bệnh tổn thương mạn tính ở nhu mô, mô kẽ thận, do hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn từ đài - bể thận vào thận kéo dài, tái phát nhiều lần, làm hủy hoại xơ hoá tổ chức thận dẫn đến suy thận.
Triệu chứng lâm sàng của viêm bể thận rất khó xác định nên người bệnh thường đến bệnh viện muộn. Các dấu hiệu có thể gặp khi người bệnh đến khám là sốt cao, rét run, đau vùng hố sườn lưng, kèm theo một số biểu hiện ở vùng bàng quang như: đau tức, đái buốt, đát rắt, đái khó, nước tiểu đục,... Trường hợp ở cả hai bên thận, bệnh tiến triển nhanh dẫn đến tăng huyết áp; nồng độ urê, creatinin máu tăng dần đi vào tình trạng suy thận. Khi có tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh nhân bị vô niệu, urê, creatinin máu càng tăng nhanh chóng, nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể hôn mê và tử vong.
Để điều trị viêm bể thận mạn tính, cần bắt đầu từ việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh như: vi khuẩn, sỏi thận hoặc tăng axit uric lắng đọng trong thận,... Nếu không được điều trị triệt để và kịp thời, sau nhiều năm, viêm bể thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.
Thu Lý
Bình luận