Xã hội ngày càng phát triển, áp lực công việc, học tập và rất nhiều mối quan hệ chồng chéo đã khiến giờ phút nghỉ ngơi thư giãn của con người trở thành điều xa xỉ. Với những người làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực thì suy nhược thần kinh là điều khó tránh khỏi.

Suy nhược thần kinh (neurasthenia) hay kiệt quệ thần kinh (nervous exhaustion, nervous prostration) là tình trạng rối loạn chức năng khi tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải và suy nhược, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Chứng bệnh này có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm và rối loạn lo âu.

Đối với học sinh - sinh viên, suy nhược thần kinh thường xuất hiện mỗi khi áp lực kỳ thi đến gần. Còn với dân văn phòng hay những người đặc thù lao động trí óc nhiều, tình trạng suy nhược thần kinh diễn ra thường xuyên hơn. Theo thống kê, có tới 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần bị hội chứng suy nhược thần kinh, với những triệu chứng ít khi người bệnh lưu ý như: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi đầu óc, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung,…

kim thần khang - Suy nhược thần kinh (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là làm việc quá sức hoặc căng thẳng về mặt tâm thần. Các nguyên nhân khác bao gồm: thói quen hút thuốc lá, ít vận động và mắc một số bệnh mạn tính. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

Để điều trị chứng bệnh mất ngủ do suy nhược thần kinh, Y học cổ truyền sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây Hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).

 

Mi Mi

Bình luận