Mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng đồ lạnh tăng cao khiến nhiệt độ trong vòm họng thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển gây ra bệnh về đường hô hấp, điển hình là viêm họng.

Họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản xuống dạ dày. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp.

ích giáp vương - hỗ trợ điều trị rối loạn tuyến giáp (Ảnh minh họa) 

Sử dụng đồ lạnh làm tăng nguy cơ viêm họng trong mùa hè.

Vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng đồ ăn lạnh như: uống nước đá, ăn kem… tăng cao. Nếu liên tục ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, gây hiện tượng co mạch, từ đó giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch. Tình trạng này làm khô, rát họng, là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây viêm họng. Bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 - 40 độ C, ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng. Nếu sờ vào vùng góc hàm có thể thấy xuất hiện viêm tấy hạch và đau. Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, trong đó phổ biến là viêm thanh quản. Viêm họng nếu không sớm điều trị, tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng dễ dàng và nhanh chóng lan xuống thanh quản, gây viêm thanh quản.

Trong điều trị, các bác sĩ thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không thể dùng lâu dài và dễ gây hại cho sức khỏe, mặt khác có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc trong cơ thể. Để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và tăng cường điều trị viêm họng trong mùa hè, bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân nên hạn chế những thói quen như: uống nước đá, ăn kem, hút thuốc lá, hò hét quá mức,… Nếu làm việc hoặc đi lại trong môi trường bụi bẩn, nên đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ lao động. Trước khi đi ngủ, nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi có những dấu hiệu của bệnh như: mất tiếng hoặc giọng khản, nói khó khăn, kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm, khó thở, hít vào có tiếng rít,… người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bình luận