Phụ nữ và dân tộc thiểu số ít có khả năng được điều trị đột quỵ, theo một nghiên cứu được công bố ngày 14/9/2016 trên tạp chí Thần Kinh Học (Neurology) - Tạp chí Y khoa của Học Viện Thần kinh học Mỹ.

Không phải ai cũng có đủ điều kiện điều trị đột quỵ

Steven R. Messe, tác giả chính của nghiên cứu đến từ trường Đại học Pennsylvania ở Philadelphia và là Uỷ viên của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ cho biết: "Không phải ai cũng đủ điều kiện tiến hành điều trị làm tan huyết khối đối với đột quỵ. Chúng tôi muốn tìm ra những yếu tố có liên quan tới khả năng thấp hơn của quá trình điều trị, từ đó đưa ra cách cải thiện tình trạng này trong tương lai".

 phu-nu-it-duoc-dieu-tri-dot-quy-hon-so-voi-nam-gioi

Phụ nữ ít được điều trị đột quỵ hơn so với nam giới

Trong vòng 8 năm, các nhà khoa học đã theo dõi tất cả hồ sơ khám bệnh của những người bị đột quỵ thiếu máu cục bộ và người đến bệnh viện trong vòng 2 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng đột quỵ. Đồng thời, họ cũng theo dõi việc sử dụng chất hoạt hóa plasminogen mô (Tissue plasminogen activator = t-PA) trong điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Trong số 61.698 người, có tới 15.282 người không nhận được điều trị trong vòng 3 giờ. Tuy nhiên, tỷ lệ điều trị đã được cải thiện rất nhanh chóng theo thời gian: Cụ thể, khoảng 45% những người điều trị tiếp nhận đủ điều kiện từ năm 2003-2005 và  82% vào năm 2010-2011.

Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, phụ nữ và dân tộc thiểu số ít được điều trị. Phụ nữ có tỷ lệ cao hơn 8% không được điều trị so với nam giới, trong khi phụ nữ chiếm 50,6% tổng số nhóm nghiên cứu. Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ 26% và những người thuộc các chủng tộc khác chiếm 17% không được điều trị so với người da trắng.

"Cần nghiên cứu thêm về lý do tại sao những bất bình đẳng còn tồn tại và làm thế nào để giải quyết được tình trạng này", Messe nói.

 

 

 

Bình luận