Thống kê cho thấy, khoảng 2/3 số bệnh nhân thoái hóa khớp là phụ nữ. Đặc biệt, so với nam giới, phụ nữ là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp gối tấn công hơn. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì?

Theo các chuyên gia y tế, sau 30 tuổi, lượng xương của phụ nữ suy giảm (0,25-1% mỗi năm), nhất là thời điểm trước và sau khi mãn kinh. Thêm vào đó là do quá trình lão hóa của cơ thể (sự hấp thụ canxi và tổng hợp vitamin D kém đi) khiến sụn khớp bị mỏng dần, mất tính đàn hồi nên nguy cơ mắc thoái hóa khớp tăng lên. Mặt khác, về cấu tạo, dây chằng trước của khớp gối ở phụ nữ thường yếu hơn so với nam giới kết hợp với công việc nội trợ, phải ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống nhiều lần trong ngày, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp gối phát triển.

cốt thống linh - Thoái hóa khớp gối (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Thoái hóa khớp gối có triệu chứng đau khớp kiểu cơ học: đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương, cơn đau tăng khi vận động, đặc biệt lúc người bệnh chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, động tác đi bộ lên - xuống cầu thang, đau giảm khi nghỉ ngơi. Khi co duỗi khớp gối, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp. Đến giai đoạn nặng, khớp bị biến dạng, sưng hoặc lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O hoặc chữ X).

Để điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc, vật lý trị liệu, nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một hoặc toàn bộ khớp gối,...

 Mi Anh

 

Bình luận