Suy thận luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người bệnh. Để ngăn ngừa suy thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần nhận biết những dấu hiệu ban đầu và đi khám, điều trị kịp thời.

 


Suy thận có hai loại: suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn; ngược lại, suy thận mạn tính diễn tiến từ từ theo thời gian, gây ra bởi một số bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận, dị tật bẩm sinh ở thận, viêm cầu thận...


Theo thống kê, suy thận mạn có tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, hiện có ít nhất 8 triệu người bị suy thận mạn và có đến 90% bệnh nhân suy thận mạn tử vong do không được điều trị.


Triệu chứng của suy thận mạn tính ở giai đoạn đầu thường "kín đáo", rất ít biểu hiện ra bên ngoài, bệnh nhân thấy mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu. Để chẩn đoán suy thận mạn, cần làm những xét nghiệm cơ bản nhằm đánh giá nồng độ urê và creatinine máu. Khi có dấu hiệu suy thận, bệnh nhân nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra và đe dọa tới tính mạng.


Thông thường, việc điều trị suy thận được tiến hành theo hướng điều trị bảo tồn (kết hợp ăn uống hợp lý), lọc máu và ghép thận với chi phí điều trị rất tốn kém. Gần đây, xu hướng để hỗ trợ điều trị suy thận đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn áp dụng đó là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Với các thành phần thảo dược quý như: đan sâm, hoàng kỳ, dành dành, bạch phục linh, linh chi đỏ..., sản phẩm có tác dụng bảo vệ, tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn; đẩy lùi triệu chứng của suy thận như sưng phù, mệt mỏi, tiểu ra máu, tăng creatinin huyết, protein niệu ...; đồng thời kiểm soát các bệnh gây suy thận như sỏi thận, tăng huyết áp, suy tim...


Để phòng ngừa suy thận mạn, mọi người nên uống nhiều nước (1,5 lít mỗi ngày), không nên ăn quá nhiều đạm động vật, tránh ăn mật cá, mật rắn có thể gây nhiễm độc... Với bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị bằng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.

Hằng Phương

(Theo Sức khỏe và đời sống- Ngày 24/9/2011)

Bình luận