Nổi ban hình cánh bướm ở mặt:
Dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống
Nguyên nhân gây lupus ban đỏ là do cơ thể bị rối loạn miễn dịch. Hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào của cơ thể làm chúng bị tổn thương. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ làm khởi phát hoặc khiến bệnh nặng hơn như chấn thương, dùng thuốc, hóa chất, ánh nắng mặt trời, vi khuẩn...
Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc lâu dài. Hơn 90% số bệnh nhân có các biểu hiệu không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Khoảng 3/4 số bệnh nhân nổi các ban đỏ bất thường trên da, hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt - dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống.
Đặc biệt, khi đã bước vào giai đoạn toàn phát của bệnh, có thể xuất hiện các tổn thương nội tạng, thần kinh, mạch máu. Bệnh gây hậu quả nguy hiểm như tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm cầu thận, co giật, rối loạn tâm thần, thiếu máu, xuất huyết... Đây là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư.
Hiện nay, lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các thuốc điều trị như corticoid, methylprednisolon, dexamethason... chỉ giảm triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm được bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng các thuốc trên lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ như sưng phù, xuất huyết tiêu hóa, suy tuyến thượng thận, đục thủy tinh thể...
Trong bối cảnh đó, xu hướng điều trị lupus ban đỏ hiện nay là dùng kết hợp các thuốc tây y với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lupus ban đỏ, tăng hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, thận, mắt... Đây là công thức toàn diện, phối hợp độc đáo giữa các thành phần thiên nhiên như: Nhũ hương, Hoàng bá, sói rừng, bạch thược... rất an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.
Bệnh lupus ban đỏ khiến chị Phạm Thị Thúy Nga (Vụ Bản, Nam Định) bị nổi nốt đỏ ở da đầu, nổi ban hình cánh bướm hai bên gò má, tai và lở môi. Chị dùng hết thuốc theo đơn, nhưng bệnh chỉ dịu đi một chút, môi vẫn bị lở loét, tóc rụng ở đúng các nốt đỏ ấy. , chị thấy người sảng khoái, khỏe khoắn hơn, chân tay không bứt rứt, buồn bực như trước nữa, các nốt thâm ở tai, đầu và đặc biệt, nổi ban hình cánh bướm hai bên gò má đã mờ đi, tinh thần phấn chấn và không còn bi quan nữa.
Để phát hiện sớm cũng như phòng tránh nguy cơ mắc lupus ban đỏ, bệnh nhân cần kết hợp với đời sống tinh thần thoải mái, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Lê Dũng
(Theo Tin tức - Ngày 28/6/2011)
Bình luận